Bài soạn tham khảo số 4
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh
Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Đối tượng được so sánh: “Chiêu hồn” của Nguyễn Du.
+ Đối tượng so sánh: “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm”, “Truyện Kiều”.
Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Giống: Đều bàn về con người.
+ Khác: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều đều bàn về con người ở cõi sống, văn Chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Mục đích so sánh: Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn nhận định Chiêu hồn đã mở rộng phạm vi con người thường được bàn tới trong văn chương
Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Mục đích so sánh: làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.
- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng trong cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí
II. Cách so sánh
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau:
+ Quan niệm của những người chủ trương" cải lương hương ẩm"
+ Quan niệm cho rằngchỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa là đời sống của những người nông dân sẽ được cải thiện.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Căn cứ so sánh: Dựa trên sự phát triển tính cách nhân vật và kết cục của nhân vật trong các tác phẩm có quan điểm “soi đường” được nói đến.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Mục đích so sánh: Khẳng định con tư tưởng “soi đường” mà Ngô Tất Tố đưa ra: phải phản kháng
Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau: Các tư tưởng đều bàn đến số phận của người nông dân
+ So sánh phải dựa trên tiêu chí rõ ràng: sự đúng đắn của các tư tưởng
+ Kết luận rút ra phải chân thực giúp nhận thức về đối tượng chính xác, sâu sắc hơn: Người đọc thấy sự đúng đắn trong tư tưởng “soi đường” của Ngô Tất Tố
III. Luyện tập (trang 81 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Bài 1:
Các mặt được so sánh:
+ Ranh giới
+ Phong tục tập quán.
+ Lịch sử các triều đại.
+ Hào kiệt quốc gia
Bài 2:
Từ sự so sánh đó khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, tự chủ, ý đồ xâm lược của phương Bắc là trái đạo lí, đạo trời
Bài 3:
Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục cao bởi tác giả sử dụng dẫn chứng từ thực tế, từ lịch sử quá khứ.