Bài soạn tham khảo số 4

Bố cục

3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”):Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

+ Phần 2 (tiếp theo đến “có những cảm giác mơ hồ không hiểu): Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya

+ Phần 3 (đoạn còn lại): Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm


Nội dung bài học

Thông qua câu chuyện về chị em Liên, An và những con người nơi phố huyện mong mỏi đợi tàu, Thạch Lam đã thể hiện thấm thía niềm xót thương với số phận của những người nhỏ bé và sự trân trọng ước mong tuy còn mơ hồ của họ


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Thời gian: từ chiều tối tới đêm khuya

+ Không gian: phố huyện nghèo


Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Cuộc sống và hình ảnh những người dân nơi phố huyện

- Cuộc sống: nghèo, tù túng, tối tăm

- Hình ảnh người dân nơi phố huyện:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.

+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.

+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.

+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.


Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tâm trạng của Liên và An:

+ Trước khung cảnh thiên nhiên: mang nỗi buồn thấm thía

+ Trước bức tranh đời sống: lòng trắc ẩn, yêu thương, cảm thương, xót xa cho những kiếp người nghèo khổ, tàn tạ, nhờ về Hà Nội sa hoa


Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

* Hình ảnh đoàn tàu:

- Khi tàu đến:

+ Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.

+ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng.

- Khi tàu đi:

+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.

+ Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

* Hai chị em cố thức để đợi tàu vì để bán hàng và còn vì khi đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ sẽ mang đến phố huyện nghèo một thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước


Câu 5 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

+ Nghệ thuật miêu tả: sinh động, tinh tế, sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng, bút pháp tương phản đối lập,

+ Giọng văn: thủ thỉ đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng


Câu 6 (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tư tưởng của Thạch Lam: niềm xót thương với những kiếp người nhỏ bé và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà thiết tha của họ.


Luyện tập (trang 101 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Câu 1

+ Nhân vật ấn tượng nhất: những đứa trẻ nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót

+ Chi tiết nghệ thuật: ngọn đèn dầu chị Tí tỏa ra thức ánh sáng hiu hắt

=> bởi nhân vật và chi tiết này thể hiện sự tối tăm và bế tắc trong cuộc sống dường như chưa biết bao giờ mới có lối thoát của những người dân nơi phố huyện nghèo

Câu 2

- Phong cách nghệ thuật Thạch Lam:

+ Miêu tả tâm lí tinh tế

+ Bút pháp tương phản đối lập

+ Sự nhuần nhuyễn trong kết hợp giữa tự sự và trữ tình, hiện thực và lãng mạn

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 6 Bài soạn Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - (Ngữ Văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài soạn tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy