Bài soạn tham khảo số 5

I. Tìm hiểu tác phẩm trước khi Soạn bài Giờ Trái Đất sách Cánh Diều

1. Bố cục bài

- Phần 1: Lời kêu gọi chiến dịch giờ trái đất được phát động

- Phần 2: Chiến dịch giờ trái đất được thực hiện và có sức lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều quốc gia

- Phần 3: Chiến dịch giờ trái đất được toàn thế giới ủng hộ và thực hiện


2. Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ: Văn bản in trên trang baodautu.vn

2. Thời điểm: 29/03/2014

- Các mốc thời gian được nhắc tới: chiến dịch giờ trái đất năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009

- ŸTối nay (29/3): 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.

Ÿ- Năm 2004: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.

Ÿ- Năm 2005: Tổ chức Bảo tổn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni xây dựng dự án lớn tên “Tiếng tắt lớn”

- ŸNăm 2006: “Giờ Trái Đất” ra đời.

Ÿ- 31-3-2007: Lễ khai mạc Giờ Trái Đất tại Xít-ni kéo dài một tiếng đồng hồ.

- Ÿ29-3-2008: Chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn.

- Ÿ2009: Chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút hàng trăm triệu người.

- ŸCuối năm 2009: Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, trong đó có Việt Nam.


II. Hướng dẫn soạn Giờ Trái Đất sách Cánh Diều chi tiết

1. Trả lời câu hỏi trong bài

Câu hỏi trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý thời gian đăng tải và sự kiện nêu ở sa pô của bài viết.

Trả lời:

- Thời gian đăng tải: 29/03/2014

- Sự kiện nêu ở sa pô của bài viết: Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất.


Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chỉ ra thông tin chính của phần 1.

Trả lời:

Thông tin chính của phần 1: tìm phương pháp truyền thông thu húy chú ý người dân về biến đổi khí hậu => Quá trình lên ý tưởng của giờ trái đất

Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các mốc thời gian và thông tin cụ thể được nhắc đến ở phần 2. - Các mốc thời gian cụ thể được nhắc đến ở phần (2):

- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.

- Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”.

- Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”.

- Vào ngày 31 - 3 - 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a.

- Vào ngày 29 - 3 - 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người.

- Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.


Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Xác định một số câu có vị ngữ được mở rộng trong văn bản này.

Trả lời:

Một số câu có vị ngữ được mở rộng:

- Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam… trước biến đổi khí hậu.

- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn… hoạt động tuyên truyền.

- Tên gọi Giờ Trái Đất… tính bền vững, lâu dài hơn.


Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các số liệu được đưa vào bài viết.

Trả lời:

Ví dụ:

- Tổ chức này đã thảo luận với công ty quảng cáo Lê-ô-Boowc-net xít-ni ( leo Burnett Sydney) về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-tray-lia về vấn đề biến đổi khí hậu

- Giờ Trái Đất không phải chỉ dừng lại ở hành động tắt đèn mà đây là chiến dịch trong đó có tất cả mọi người trên thế giới cùng nhau đoàn kết và thể hiện họ có thể làm gì trong suốt cả năm để bảo vệ hành tinh.

- Một năm sau đó (2009), chiến dịch giờ Trái Đất đã thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người

- Chú ý các số liệu được đưa vào bài viết


Câu hỏi trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chỉ ra thông tin mà bức ảnh cung cấp thêm cho bài viết.

Trả lời:

- Thông tin của bức ảnh: Biểu trưng của Giờ Trái Đất.

Câu hỏi trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Ý kiến của ông En-đi Rít-li được đưa vào văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

Ý kiến của ông En-di-Rít-li được đưa vào văn bản có tác dụng nêu nên ý nghĩa to lớn của chiến dịch này..

Câu hỏi trang 99 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chỉ ra thông tin chính của phần 3.

- Thông tin chính của phần (3): Sự ảnh hưởng của hoạt động Giờ Trái Đất đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.


2. Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Văn bản giờ trái đất thuật lại sự kiện gì? Chỉ ra bố cục của văn bản.

Trả lời:

Văn bản thuật lại sự kiện quá trình hình thành và phát triển hưởng ứng của ngày giờ Trái đất trên thế giới

* Bố cục:

- Đoạn 1: ( Từ đầu đến nơi chúng ta đang sinh sống): Ý tưởng cho chiến dịch giờ trái đất xuất hiện

- Đoạn 2: ( Tiếp tục....đến 20h30): Ngày giờ trái đất ra đời

- Đoạn 3: ( Còn lại): Sự phát triển sự phát triển, tham gia hưởng ứng của tất cả mọi người trên thế giới


Câu 2. Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự thời gian. Hãy nêu các mốc thời gian được nhắc đến và tóm tắt thông tin chính tương ứng với mỗi mốc thời gian đó.

- Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền.

- Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”.

- Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”.

- Vào ngày 31 - 3 - 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a.

- Vào ngày 29 - 3 - 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người.

- Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.


Câu 3. Văn bản trên sử dụng những phương tiện nào để cung cấp thông tin cho người đọc? Việc kết hợp các phương tiện đó có hiệu quả như thế nào?

Trả lời:

- Văn bản trên sử dụng những phương tiện để cung cấp thông tin cho người đọc: Hình ảnh, câu trần thuật với trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn. Hơn nữa, các sự kiện được sắp xếp treo trật tự thời gian.

- Việc kết hợp các phương tiện đó giúp việc cung cấp thông tin đầy đủ, thu hút, người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng nắm bắt toàn bộ nội dung mà văn bản muốn truyền đạt.


Câu 4: Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó

Trả lời:

Thông tin từ văn bản giúp em hiểu được ngày giờ trái đất ra đời như thế nào và ý nghĩa của nó. Từ đó em nghĩ bản thân mình cũng cần có trách nhiệm với môi trường với trái đất này hơn.

Em nghĩ em có thể làm những việc như tắt đèn hơn 60 phút trong ngày này, sử dụng tích kiệm điện nước và giữ gìn vệ sinh môi trường.


III. Tổng kết soạn Giờ Trái Đất sách Cánh Diều

1. Giá trị Nội dung

Văn bản đưa ra thông điệp ý nghĩa về giờ trái đất và sự ý thức sâu sắc của người dân toàn thế giới về việc làm của nhân loại đối với sự an toàn và hiệu quả của nguồn năng lượng trên toàn thế giới.


2. Đặc sắc Nghệ thuật

Văn bản có bố cục rõ ràng

Ngôn từ mạch lạc, súc tích


VI. Dàn ý phân tích bài văn nghị luận về Giờ Trái Đất

1. Mở bài:

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều nhu cầu sử dụng năng lượng vì vậy việc áp dụng và áp dụng giờ trái đất là việc cực kỳ quan trọng.

2. Thân bài:

+ Giờ trái đất là gì?

+ Giờ trái đất là ngày cả thế giới tắt tất cả các thiết bị điện để tiết kiệm năng lượng cho quốc gia, đây là ngày được cả thế giới áp dụng, nhất là trong việc sử dụng năng lượng điện.

+ Giờ trái đất từ xưa đến nay luôn được tất cả mọi người coi trọng và áp dụng. đây là một việc làm quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ nguồn năng lượng quốc gia.

+ Giờ trái đất có vai trò gì trong cuộc sống hiện nay: Có vai trò giúp làm giảm nguồn năng lượng tiêu hao của quốc gia.

+ Giảm chi phí tiêu thụ năng lượng, hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng năng lượng điện.

+ Tiết kiệm nguồn năng lượng cho đất nước, phát triển hơn nguồn năng lượng điện sản sinh.

+ Những biểu hiện của con người trong việc giữ gìn và tiết kiệm nguồn năng lượng quốc gia: Con người biết tiết kiệm nguồn năng lượng điện, biết tắt điện khi không sử dụng, hạn chế đến mức tối đa nguồn năng lượng sử dụng.

+ Giờ trái đất có vai trò giữ được nguồn năng lượng cho quốc gia, giảm nguy cơ quá tải nguồn điện.

+ Con người cần phải tiết kiệm năng lượng điện cho quốc gia, đó là việc làm cần thiết của tất cả mọi người trong việc sử dụng nguồn năng lượng điện cho đất nước.

+ Con người luôn phải có ý thức giữ gìn và tiết kiệm nguồn năng lượng của đất nước, đó là việc làm cần thiết mà chúng ta cần duy trì trong cuộc sống.

+ Hơn nữa cần phải phê phán những thái độ xấu trong việc sử dụng nguồn điện, chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn năng lượng quốc gia.

3. Kết luận:

Mỗi chúng ta cần phải ý thức hơn trong việc giữ gìn và hưởng ứng giờ trái đất, đó là việc làm cần thiết mà mỗi cá nhân cần phải làm để duy trì được nguồn năng lượng và giảm thiểu những tác hại của việc quá tải nguồn năng lượng điện.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài soạn Giờ Trái Đất (Ngữ văn 6 sách Cánh Diều) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5
  6. top 6 Bài soạn tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy