Bài soạn "Viếng lăng Bác" số 6

I. Tìm hiểu tác phẩm

1. Tác giả

Viễn Phương (1928-2005) là một nhà thơ Nam Bộ, ông là một cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
2. Tác phẩm

Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào dịp nhà thơ có dịp được viếng lăng Bác sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Bài thơ được in trong tập Như mây mùa xuân.


II. Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác

1. Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Cảm xúc bao trùm của tác giả là niềm xúc động thiêng liêng, lòng thành kính sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ. Đồng thời đó còn là niềm tự hào và nỗi xúc động của nhà thơ khi được vào viếng lăng Bác.
Trình tự biểu hiện cảm xúc trong bài: Cảm xúc của tác giả thể hiện từ cảnh bên ngoài lăng với những hình ảnh về hàng tre bát ngát. Tiếp theo là cảm xúc của tác giả trước dòng người vào lăng viếng Bác “dòng người đi trong thương nhớ”.Và nỗi xúc động của tác giả khi thấy người trong lăng với hình ảnh “mặt trời, vầng trăng..”. Tác giả mong ước được mãi mãi ở bên Người.


2. Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác ở khổ thơ đầu đây là một hình ảnh có thực. nhưng nó cũng mang những ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Cây tre một hình ảnh quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam, cây tre không chỉ là người bạn của người nông dân mà còn là người chiến sỹ cùng ra trận. Ở trong khổ thơ đầu hình ảnh cây tre hiện lên hiên ngang bất khuất “bão gió mưa sa đứng thắng hàng”. Hình ảnh cây tre được nhân hóa, mang dáng dấp cứng cỏi, hiên ngang như đang bảo vệ cho giấc ngủ của Người.
Cuối bài thơ, hình ảnh cây tre được lặp lại khi tác giả mong muốn được hóa thân thành”cây tre trung hiếu” , đó là một phẩm chất quý báu của người dân Việt nam, của người cách mạng làm cho bài thơ gây ấn tượng sâu sắc với người đọc và cảm xúc được nâng lên, gợi ra sự ngậm ngùi nơi người đọc.


3. Câu 3 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Tình cảm của nhà thơ và của mọi người dành cho Bác được thể hiện qua các khổ thơ 2,3,4,7 là:

Bác được so sánh với hình ảnh mặt trời “mặt trời trong lăng rất đỏ”. Nếu mặt trời của thiên nhiên mang ánh sáng cho vạn vật thì Bác mang lại ánh sáng và soi rọi con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam, mang tới ánh sáng cho cả dân tộc.
Lòng thành kính của người viếng lăng được thể hiện qua hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” “Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chin mùa xuân”. Tác giả đã sử dụng một hình ảnh ẩn dụ thật đẹp, tác giả dùng hình ảnh “bẩy mươi chín mùa xuân” để nói về tuổi của Người.
Khổ thơ thứ ba tác giả nói về niềm thương xót vô hạn của mọi người dành cho Bác qua hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhớ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Hình ảnh “trời xanh là mãi mãi” tác giả muốn nói dù Người đã ra đi nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi.
Khổ cuối diễn tả chân thành, mộc mạc tình cảm của nhà thơ, bày tỏ niềm mong mỏi, muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác : trào nước mắt, làm con chim, đóa hoa, cây tre.


4. Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật của bài thơ là:

Bài thơ là sự kết hợp khéo léo giữa tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật trong bài. Bài thơ có giọng điệu trang nghiêm, đau xót, nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ nhằm tạo ra không khí trang nghiêm, thành kính.
Bài thơ được viết theo thể thơ 8 chữ, nhiều hình ảnh sáng tạo vừa quen thuộc vừa sâu sắc làm cho người đọc liên tưởng tới những hình ảnh cụ thể.


III. Luyện tập bài Viếng lăng bác Ngữ văn 9

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã vẽ lên một hình ảnh thật đẹp về Bác

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hai câu thơ sóng đôi được tác giả tạo nên từ một hình ảnh thực và một hình ảnh ẩn dụ. “Mặt trời trong lăng” được tác giả ẩn dụ để nói về Bác. Tác giả ví Bác như ánh sáng của mặt trời, nếu mặt trời của tự nhiên đem lại ánh sáng cho muôn loài, mang tới sự sống vĩnh hằng cho vạn vật thì Bác như ánh mặt trời chiếu sáng cho con đường cách mạng của dân tộc. Có thể nói, nhà thơ Viễn Phương đã sử dụng một tứ thơ thật đẹp và giầu hình ảnh. Một sự so sánh độc đáo, không chỉ đem lại cho người đọc những liên tưởng thật đẹp mà còn thể hiện tấm lòng yêu quý, kính trọng của tác giả và của tất cả mọi người dành cho Bác.

Ha câu thơ cuối là hình ảnh của dòng người vào lăng viếng Bác. Sự tiếp nối của dòng người như dài vô tận, mang theo bao nỗi tiếc thương và niềm thành kính đối với Người

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Hai từ “ngày” được lặp lại tạo ra một vòng tròn khép kín của thời gian, dường như thời gian cứ nối tiếp dài vô tận từ ngày này qua ngày khác và dòng người vào lăng viếng Bác cũng dài vô tận như thời gian không có điểm dừng. Hình ảnh ẩn dụ “bẩy mươi chin mùa xuân” hay đó chính là bẩy mươi chín năm cuộc đời của Bác, một cách nói giảm nói tránh nhằm làm giảm đi độ tiếc thương, đồng thời thể hiện lòng thành kính của tác giả.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy