Top 5 Bài văn phân tích Tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ “Côn Sơn ca” (Ngữ văn 7) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 1

Có những bài thơ rung động lòng ta bởi vẻ đẹp mượt mà, mềm mại của tâm tư cảm xúc. Có những bài thơ lại khiến ta xao xuyến trong ánh sáng lung linh của vẻ đẹp ngôn từ… nhưng cũng có những bài thơ bình dị, mộc mạc, chân phương đến với ta như một nốt trầm xao xuyến, đọng lại trong mỗi trái tim một mạch nguồn xúc cảm nhuần nhị mà sâu lắng. “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi là một bài thơ như thế, mang cái hồn thơ riêng biệt của một đại thi hào dân tộc…


Bức tranh thiên nhiên yên ả xanh trong hiện lên khiến ta thấy an bình, thảnh thơi và nhẹ nhõm lạ thường! Bức tranh ấy được hoạ lên bởi tiếng suối “rì rầm” xa xăm…

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai


Khác với tiếng suối trong thơ Hồ Chí Minh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, trong thơ Nguyễn Trãi, tiếng suối được so sánh với “tiếng đàn cầm”. Nhà thơ lắng tai nghe tiếng suối chảy rì rầm mà như đang thưởng thức khác đàn cầm du dương, xao xuyến. Suối không chảy róc rách hay ồn ào mãnh liệt, suối “rì rầm” êm trôi như âm hưởng của thiên nhiên. Dường như âm thanh ấy làm tan biến tất cả u sầu, phiền muộn. Tâm hồn như thăng hoa, như hòa quyện vào thiên nhiên cảnh vật.


Tiếng đàn thổn thức bên tai, thổn thức cả trái tim người thi sĩ. Chắc hẳn phải yêu thiên nhiên lắm nhà thơ mới có cảm nhận tinh tế và sâu sắc đến vậy. Chỉ đơn thuần là tiếng suối, nhưng với tâm hồn nhạy cảm, “tiếng suối” thơ Nguyễn Trãi trở nên có hồn, sống động, trầm bổng như một khúc nhạc của thiên nhiên, như một thoáng rung động mong manh của lòng người. Chỉ với một phép so sánh, nhỏ nhưng cái tài cái tình của nhà thơ đã được thể hiện thật chân thực, rõ nét. Bức tranh thiên nhiên trong trẻo êm đềm như chính lòng người vậy. Chưa dừng ở đó, cảnh sắc Côn Sơn càng thêm sống động với:


“Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm”


Nền đá bớt đi lạnh lẽo, quạnh hiu bởi những chiếc “chiếu rêu”. xanh mát bao phủ. Ngồi trên đá mà thoải mái dễ chịu như được ngồi chiếu êm. Cuộc sống không một chút cao sang mà rất đỗi dân dã, bình thường nhưng nhà thơ không thấy thiếu thốn, chỉ cần mình ta với thiên nhiên thôi là quá đủ rồi. Suy nghĩ ấy thật kì lạ, hiếm có. Lòng ta thấy thanh thản đến vô hạn… Nhà thơ ngồi trên chiếu êm, bên tại là tiếng đàn cầm du dương, còn gì tuyệt vời hơn thế…? Lời thơ, câu chữ thật giản đơn, bình dị nhưng khắc hoạ được cái tình thẳm sâu trong xúc cảm người thi sĩ… Người và cảnh giao hoà trọn vẹn, cái hồn và thiên nhiên cũng thấm vào nhau kết thành chất thi vị riêng biệt trong thơ Nguyễn Trãi…


“Trong rừng thông mọc như nêm

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm

Trong rừng có bóng trúc râm

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn”


Thiên nhiên chan hòa, cảnh vật tốt tươi, không gian ngập tràn màu xanh của rừng thông, rừng trúc. Một màu xanh trang trải đầy niềm tin và sức sống. Xanh cảnh vật, lòng người cũng nhuốm màu xanh căng tràn nhịp sống ấy. Thiên nhiên là nhà, là nơi chở che cho nhà thơ trong những năm tháng cáo quan về ở ẩn. Thiên nhiên “xanh mát” là cung nhạc khiến nhà thơ thổn thức, là “chiếu êm” để dừng chân ru hồn vào cảnh vật, là bóng mát yên lành giấc ngủ, là chốn thần tiên ngâm thơ thả tình vào đất trời…Cuộc sống ấy tuyệt diệu, yên ả biết bao nhiêu. Vứt bỏ những lo toan, suy nghĩ về việc đời, việc người, xoá bỏ cuộc sống tiền tài danh vọng mà hướng về thiên nhiên yên bình, tĩnh lặng. Không có cảm giác cô đơn, trơ trọi mà thay vào đó, tâm hồn ta được thảnh thơi, thực sự sống, thực sự cảm nhận… Thiên nhiên như người bạn tri kỉ, thân thiết, gắn bó với người thi sĩ, là một sợi dây vô hình gắn kết con người với đất trời vạn vật… Hiếm ai có cái suy nghĩ mới mẻ, khác lạ đến thế và chỉ có những con người biết yêu, biết đồng cảm mới thấu hiểu cuộc sống “ nhàn” ấy!! Hồn thơ Nguyễn Trãi – một hồn thơ thanh cao, chân thành mà sâu lắng. Phải là người biết cảm cái đẹp, biết yêu thiên nhiên tha thiết mới viết lên những vần thơ như thế!


Ngôn từ rất mực giản đơn, không một chút cầu kì nhưng nhờ đó, cái tình trở nên nổi bật và càng thêm mênh mông, xao xuyến. Thể thơ lục bát thích hợp cho việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, nhịp thơ khoan thai dễ đi vào lòng người, để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc. Với biện pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê, bức tranh Côn Sơn hiện lên với vẻ đẹp lạ lùng và giàu chất thơ…


Bài thơ kết thúc nhưng dư âm của nó còn ngưng đọng mãi không thôi…Tâm hồn người thi sĩ như sáng lên, hoà quyện và giao thoa với đất trời. Hồn thơ Ức Trai mang hơi thở của thiên nhiên, mang phong vị của một cuộc sống thanh tịnh và yên bình..

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 5 Bài văn phân tích Tâm hồn của Nguyễn Trãi trong bài thơ “Côn Sơn ca” (Ngữ văn 7) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy