Bài tham khảo số 1
Bạn có biết được rằng, trong mỗi trang văn đều được phủ bóng bởi thời đại mà nó ra đời. Trong văn học và hiện thực cuộc sống luôn có mối quan hệ gắn bó bền chặt. Có thể cảm nhận thấy được đối với bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão được phỏng đoán ra đời năm 1284. Đó cũng là khi cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai sắp bắt đầu. Thông qua đây ta cũng thấy được nhưng dư vị âm vang hào khí Đông A toát ra từng câu chữ với bài thơ Thuật hoài của tác giả Phạm Ngũ Lão.
Đầu tiên ta phải hiểu được Đông A có nghĩa là gì? Đó chính là triết tự của chữ Trần trong tiếng Hán gồm bộ A và chữ Đông. Còn với hào khí Đông A là khí thế chiến đấu hào hùng của đời Trần và đồng thời cũng là của dân tộc ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV dựa trên sức mạnh tinh thần tự lập, sự tự cường, của ý chí quyết chiến, quyết thắng chống mọi kẻ thù xâm lược. Ta có thể nhận thấy được với hào khí Đông A là sản phẩm tinh thần kì vĩ của thời đại hào hùng. Tất cả dường như cứ âm vang của hào khí Đông A phần nào được tái hiện qua bài thơ đặc sắc “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão với vẻ đẹp hùng dũng, cao cả và khát vọng lập công của người tráng sĩ.
Trước hết, chúng ta có thể cảm nhận thấy được hào khí Đông A toát ra từ sự biểu dương và ngợi ca vẻ đẹp sức mạnh của con người thời đại nhà Trần. Thông qua đây đó cũng chính là một thời đại hào hùng sẽ được làm nên bởi những con người hào hùng. Trong dòng cảm xúc của một vị tướng, ta thấy lắng lại bức chân dung kì vĩ của đấng nam nhi thời loạn. Thực sự chính với ức chân dung ấy được khắc họa qua vẻ đẹp tư thế giữa không gian rộng lớn và kỹ vĩ biết bao nhiêu.
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”
Chỉ với câu thơ đầu tiên thôi ta đã có thể cảm nhận được câu thơ hướng tới vẻ đẹp người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo trấn giữa đất nước đã chẵn mấy thu. Trong bản dịch thơ, chữ “hoành sóc” mà tác giả sử dụng khi được dịch là “múa giáo”- tư thế động, biểu diễn, đó thể hiện một sự phô trương có chút gì đó như ngang tàn. Cho dù có dịch như thế phần nào mất đi sự chắc chắn trong khi phiên âm thì “hoành sóc” được dịch “cần ngang ngọn giáo”. Sử dụng hình ảnh cầm ngang ngọn giáo cũng đã thể hiện được một tư thế tĩnh, dáng đứng hiên ngang, lẫm liệt, tâm thế sẵn sàng chiến đấu. Đây quả thực chính là một tư thế chủ động nghênh đón mọi thử thách của cuộc chiến. Hai chữ “hoành sóc” làm hiện lên bức chân dung sừng sững của người lính sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Thông qua đây ta có thể cảm nhận thấy được chính với vẻ đẹp của tư thế ấy được đặt trong không gian rộng lớn “giang sơn”. Chính trong thời gian dài, sâu, vô tận “kháp kỉ thu”. Người đọc có thể cảm nhận thấy được với hình ảnh thơ mang tính ước lệ, thế rồi với đó chính là một không gian đậm tô tầm vóc lớn lao, hùng vĩ của người tráng sĩ; thời gian nhấn mạnh sự dẻo da, kiên định, bền bỉ, tận trung báo quốc của người chiến binh nhà Trần. Có như vậy bằng âm điệu chắc khỏe hào hùng, bút pháp đậm tính sử thi, tác giả Phạm Ngũ Lão cũng đã tái hiện vẻ đẹp của tráng sĩ nhà Trần.
Khí thế hào hùng của thời đại mang tinh thần quyết chiến, quyết thắng và vô cùng đặc sắc thông qua câu thơ:
“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy được nếu như ở câu thơ thứ nhất miêu tả vẻ đẹp cá nhân anh hùng thì đến đây là cả vẻ đẹp của đoàn quân anh hùng. Thêm với đó chính là một hình ảnh thơ được mở rộng. “Tam quân” là tiền quân, trung quân, hậu quân - cách nói ước lệ cho quân đội nhà Trần. Tác giả Phạm Ngũ Lão cũng đã thật khéo léo vì đã chọn được phép so sánh ngầm “tam quân tì hổ” nghĩa là sức mạnh của quân đội nhà Trần cũng dũng mãnh như hổ báo. Với biện pháp ẩn dụ đã nói lên cái mạnh mẽ, hùng cường - sức mạnh phi thường của cả đoàn quân. Nửa còn lại trong câu thơ, tất cả dường như cũng đã nghiêng về khái quát khí thế xung trận, chiến đấu của quân đội nhà Trần. Người đọc cũng có thể nhận thấy được có hai cách hiểu về “khí thôn ngưu”. Và sức mạnh đó có thể là khí thế nuốt trôi trâu - Thực sự đây cũng chính là một biểu tượng mang tính ước lệ để nói về những người trẻ tuổi có khí phách anh hùng của quân đội nhà Trần. Không chỉ dừng lại ở đó thì, ngưu cũng lại còn là tên gọi của một vì sao trên trời. Cũng chính với nghĩa này thì câu thơ lại mang hàm ý là hào khí bốc lên át cả sao ngưu. Cũng với cả hai cách hiểu đều không mâu thuẫn, thế rồi cũng cùng hướng tới mục đích làm bật lên sức mạnh kì vĩ, khí thế hào hùng của quân đội nhà Trần khi xung trận. Tất cả những điều đó đã lí giải tại sao trước một thế lực ngoại xâm hung tàn như giặc Nguyên Mông mà một dân tộc nhỏ bé, khiêm tốn lại có đủ sức mạnh để đối đầu và chiến thắng. Và ta cũng hiểu được rằng phải chăng đó là sức mạnh cộng hưởng của tinh thần đoàn kết trong hào khí Đông A.
Nhắc đến hào khí Đông A không chỉ thể hiện ở tinh thần sục sôi khi ra trận mà nhiều khi còn được thể hiện kín đáo và sâu sắc trong những suy tư của con người. Thêm với đó cũng chính là thông qua khát vọng lập công danh của con người thời loạn. Lập công báo đền nợ nước làm bật lên cái chí lớn lao và cái tâm cao cả của người tráng sĩ:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Nói về chí là chí làm trai mang tinh thần và tư tưởng tích cực. Chính điều đó đã tạo đà cho người tráng sĩ, làm động lực ra trận lập công và chiến thắng. Thế rồi cũng chính còn cái tâm của người anh hùng lại hiện rõ qua nỗi thẹn Vũ Hầu. Như vậy, hào khí Đông A đó không chỉ thể hiện ở lòng yêu nước, căm thù giặc mà nó còn nằm trong tâm tư sâu kín của vị tướng tài ba.
Ta nhận thấy được với hào khí Đông A đã góp phần tọa nên một thời đại với những kì tích rực rỡ lưu danh trong sử sách. Có thể nhận thấy được rằng chính với hào khí không chỉ thể hiện trong lời thơ của một người mà còn là tinh thần của cả một thời khiến cho các thế hệ sau này luôn tự nhủ phải làm gì để xứng đáng với cha ông.
Tóm lại với bài thơ “Thuật hoài”, hào khí Đông A luôn sục sôi được toát ra nhờ thủ pháp gợi thiên về ấn tượng bao quát. Thêm với đó chính là một bút pháp hoành tráng, có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ thật đẹp biết bao nhiêu.