Bài tham khảo số 2
Nguyễn Ái Quốc là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta người từng bôn ba 5 châu bốn biển” Tìm đường đi cho dân tộc đi theo”. Một trong những phương diện đấu tranh của người là dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. Năm 1925 người cho ra đời ” bản án chế độ thực dân Pháp”. Trong đó có chương I” Thuế máu” người đã vạch trần bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp đồng thời phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa. Phần 2 chế độ lính tình nguyện đã minh chứng điều đó.
Người dân thuộc địa bị thực dân Pháp bóp nặng hàng trăm thứ thuế, sưu sai tạp dịch bị ép mua rượu thuốc phiện theo lệnh quan trên. Giờ đây còn phải thêm cái vạ mộ lính. Thực dân Pháp ra sức bắt lính phục vụ cho chiến trường CA trong chiến tranh thế giới lần thứ I năm 1914–1918.
Trong phần chế độ lính tình nguyện trước hết tác giả phơi bày bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp. Giữa lời nói và hành động của chúng có sự đối lập tương phản. Tác giả đã sử dụng bút pháp trào phúng để phơi bày bộ mặt của giặc, đả kích bộ mặt trắng trợn. Chúng dùng những danh từ mĩ miều “Các bạn đã tấp nập đầu quân”, “các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quốc hội biết bao trìu mến”. Chúng gọi đó là “chế độ lính tình nguyện” nhưng tác giả đã vạch trần gọi đó là danh từ “mỉa mai đáng ghê tởm”. Nối nói giễu nhại: Tấp nập, không ngần ngại phơi bày sự bỉ ổi của thực dân Pháp.
Hành động của chúng hoàn toàn trái ngược. Chúng tiến hành các cuộc lùng ráp lớn trên toàn cõi đông dương tìm kiếm nguồn nhân lực lớn phục vụ chiến tranh, quan trên khoán quan dưới; Quan dưới mặc sức dở thủ đoạn “xoay xở kiểu D” – Năng động tháo vát một cách khủng khiếp. nào là chúng tóm người khỏe mạnh nghèo khổ nào là chúng tóm con nhà giàu để họ xì tiền ra, một mũi tên trúng hai đích. Chúng vừa bắt được người ra trận được tiếng mẫn cán với quan trên vừa làm giàu bòn rút tiền của của nhân dân. Cái vạ mộ lính đã được chúng lợi dụng một cách triệt để. Chúng thật đểu cáng!
Không chỉ phơi bày bộ mặt thật của chúng tác giả còn phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa. Họ đã phải đóng thuế bằng chính xương máu của mình. Họ tìm mọi cách để trốn thoát khỏi các trại lính. Không trốn thoát họ tự hủy hoại sức khỏe của mình thông thường nhất là bệnh “đau mắt toét chảy mủ” bằng cách sát vôi sống vào mủ bệnh lậu. Người xưa đã nói “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” thế mà học phải hủy “tài sản” quý nhất của mình. Bởi như vậy còn giữ được tính mạng, còn gì cực nhục hơn thế!
Đi lính tình nguyện ư? Họ đã bị xích tay nhốt vào trường trung học, lính pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần. Tác giả đã sử dụng một loạt câu hỏi tu từ ở phần cuối đoạn trích kết hợp với các dẫn chứng cụ thể vừa phơi bày sự thật vừa đanh thép tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa.
Như vậy đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp trào phúng của tác giả từ ngôn từ đến hình ảnh, cây văn giọng chế giễu thủ pháp đối lập tương phản giữa lời nói và hành động giọng văn châm biếm đả kích lúc lại ngậm ngùi thương cảm đều toát lên tính chất trào phúng độc đáo đặc sắc trong thơ văn Nguyễn Ái Quốc. Đoạn văn tiêu biểu cho tính chiến đấu cao trong văn chương của người bước đầu vạch ra cho người dân các nước thuộc địa con đường đấu tranh giành lại quyền sống.
Tóm lại chế độ “lính tình nguyện” nói riêng và “thuế máu” nói chung đã phản ánh số phận thảm thương của người dân thuộc địa và phơi bày bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp. Từ đó ta thấy được tấm lòng của tác giả thương cảm cho người dân, căm thù giặc. Đọc văn bản ta càng thấy được giá trị của hòa bình hôm nay, thấy được trách nhiệm của bạn trẻ trong việc học tập rèn luyện để trở thành người công dân có ích giúp nước giàu mạnh, không để kẻ thù xâm lượng nhòm ngó lãnh thổ, chủ quyền.