Top 5 Bài văn phân tích vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 2

Đến với “Tỏ lòng”, Phạm Ngũ Lão đã xây dựng hình ảnh con người và quân đội nhà Trần hiện lên với vẻ đẹp về sức mạnh, phẩm chất anh hùng cùng tinh thần chiến đấu bất bại.


“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”

(Múa giáo non sông trải mấy thu)


Khi giặc Nguyên tràn vào xâm lược nước ta. Chúng đã bộc lộ rõ sự tàn ác, hung bạo, khiến cuộc sống của nhân dân ta phải chịu nhiều khổ cực. Và để đối phó với kẻ thù man rợ và nguy hiểm ấy cần có một bản lĩnh phi thường. Với câu thơ này, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được tầm vóc của con người cũng như quân đội nhà Trần. Cụm từ “hoành sóc giang sơn” vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh giữa giang sơn rộng lớn, người tráng sĩ cầm ngọn giáo trong tư thế đầy hiên ngang để bảo vệ tổ quốc. Ngọn giáo là vũ khí quan trọng và đắc lực, cùng với người anh hùng xông pha mọi trận mạc thời xưa. Lúc này, người anh hùng đứng giữa không gian bao la của vũ trụ mà không hề nhỏ bé. Ngược lại họ mang một tầm vóc lớn lao, mạnh mẽ. Không chỉ là không gian, mà còn là thời gian “trải mấy thu” - hình ảnh ước lệ thể hiện khoảng thời gian làm nhiệm vụ ấy đã kéo dài rất lâu, từ năm này qua năm khác. Nhưng dù có vậy, năm tháng không thể nào đo được ý chí người anh hùng. Họ vẫn hiên ngang đứng vững, quyết tâm đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.


Câu thơ thứ hai mang cả ý chí quyết đấu của toàn dân tộc:


“Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

(Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)


Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh kết hợp với phóng đại được sử dụng trong câu thơ. Hình ảnh “tam quân” cho thấy sức mạnh của quân đội nhà Trần. Không chỉ về số lượng, mà còn về cả chất lượng. Sự đồng lòng của “tam quân” tạo nên một sức mạnh, sánh ngang với loài hổ - được coi là chúa tể rừng xanh có uy lực và sức mạnh, với khí thế ngùn ngụt chất cao hơn núi đã “nuốt trôi trâu”. Nếu ở câu thơ thứ nhất là bản lĩnh của một người quân tử, trách nhiệm của một cá nhân với đất nước thì sang câu thơ thứ hai đó là bản lĩnh của một cộng đồng, của trăm vạn người quân tử, trách nhiệm của muôn người với dân tộc. Nó đã trở thành “hào khí Đông A” của cả một dân tộc. Với một đội quân như vậy, tin chắc rằng sẽ đánh tan mọi đạo quân xâm lược hung dữ nhất.


Tóm lại, Phạm Ngũ Lão thật sự đã cho người đọc thấy được hình ảnh của con người, cũng như quân đội nhà Trần với sức mạnh phi thường, tư thế hiên ngang và phẩm chất anh hùng.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Bài văn phân tích vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy