Bài tham khảo số 2

I. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh (tiểu sử, phong cách thơ...)
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ “Sóng” (hoàn cảnh ra đời, nội dung chính....)

II. Thân bài

1. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng

  • Thủ pháp đối lập “dữ dội - dịu êm”, “ồn ào - lặng lẽ”: cho thấy các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lý của người phụ nữ khi yêu.
  • Hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”: Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường.
  • Phép so sánh, liên tưởng “Ôi con sóng ngày xưa ... Bồi hồi trong ngực trẻ”: Lời khẳng định khát vọng tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt luôn luôn thường trực trong trái tim tuổi trẻ

2. Những suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu

  • Sử dụng các câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên?”, “Gió bắt đầu từ đâu?”: Thể hiện mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lý giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu.
  • Câu trả lời “Em cũng không biết nữa”: Lời tự thú chân thành của người phụ nữ, đầy hồn nhiên, nữ tính. Tình yêu là bí ẩn, những trạng thái trong tình yêu luôn là những điều khó lý giải.

3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái khi yêu

  • Nỗi nhớ là tình cảm chủ đạo, luôn thường trực trong trái tim những người đang yêu.
  • Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “dưới lòng sâu... trên mặt nước...”, “ngày đêm không ngủ được”.
  • Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức: “Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”.
  • Nghệ thuật nhân hóa, hóa thân vào sóng để “em” tự bộc lộ nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của mình.

=> Cách nói cường điệu nhưng hết sức hợp nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt của tác giả.

  • Lòng thủy chung, son sắt của người con gái trong tình yêu
    • “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”: ngược với cách nói thông thường
    • “Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh - một phương”: Khẳng định lòng thủy chung son sắc trong tình yêu.
    • => Lời khẳng định cho cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu

4. Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

  • Khẳng định quy luật vĩnh cửu của thiên nhiên “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở”, cũng giống như “em”, dù khó khăn, thử thách vẫn luôn hướng đến “anh”.
  • Sự nhạy cảm và lo âu của tác giả về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian “Cuộc đời tuy dài thế ... Mây vẫn bay về xa”.
  • “Làm sao” gợi sự băn khoăn, khắc khoải, ước ao được hóa thành “trăm con sóng nhỏ” để muôn đời vỗ mãi vào bờ.
  • Khát khao của người phụ nữ được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với một tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian.

III. Kết bài

  • Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Cảm nhận chung về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Dàn ý phân tích Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy