Bài tham khảo số 5

I. Mở bài

  • Xuân Quỳnh là một nữ sĩ tài ba, nhạy cảm, luôn khát khao hạnh phúc đời thường, thơ chị luôn dạt dào tình cả, lòng trắc ẩn nhân hậu của một trái tim nữ tính.
  • Bài thơ Sóng là một trong những bài tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
  • Nổi bật trong bài thơ là hai hình tượng “sóng” và “em”, đây là hai hình tượng có tính chất song hành, lúc tách đôi nhưng lúc lại hòa nhập.

II. Thân bài

1. Bản tính và khát vọng của “sóng” và “em” (khổ 1, 2)

  • Sóng là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: dữ dội - dịu êm, ồn ào - lặng lẽ. Ẩn sâu hình ảnh song là hình ảnh “em”, bản tính của sóng chính là tính khí của “em” trong tình yêu.
  • Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình. “Em” cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.
  • Bản chất của sóng từ “ngày xưa” đến “ngày sau” vẫn không hề thay đổi. Đó cũng chính là khát vọng muôn đời của “em”: được sống trong tình yêu bằng cả tuổi trẻ.

2. Những nỗi niềm của “em” về “sóng”, về tình yêu (khổ 3, 4)

  • Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.
  • “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn. (Liên hệ câu thơ: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu ...” trong bài Vì sao của Xuân Diệu).

3. Nỗi nhớ, lòng thủy chung của “sóng” và “em” (khổ 5, 6, 7)

  • “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu - trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày - đêm), nhớ đến “không ngủ được”.
  • “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức” (liên hệ nỗi nhớ trong bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh).
  • Dù “xuôi về phương bắc” hay “ngược về phương nam”, trải qua sóng gió cuộc đời thì lòng “em” vẫn luôn hướng về “phương anh”. Đó là phẩm chất thủy chung son sắt của “em” trong tình yêu.

4. Khát vọng tình yêu vĩnh cửu của “em” (khổ 8, 9)

  • Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.
  • Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận về hai hình tượng: “sóng” được khám phá dựa trên sự tương đồng, hòa hợp với “em”. Hình tượng “em” vừa mang nét truyền thống (thủy chung, dịu dàng) lại vừa mang nét hiện đại (chủ động tìm tình yêu, táo bạo thể hiện nỗi nhớ, niềm lo).
  • Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng thành công hình tượng “sóng”ngôn từ, hình ảnh trong sáng bình dị.
  • Bài thơ đã diễn tả tình yêu của người phụ nữ: thiết tha, nồng nàn, thủy chung. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, hạnh phúc lớn lao của con người.
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Dàn ý phân tích Sóng của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy