Bài tham khảo số 2 - Nhà mẹ Lê (mẫu 1)
Dưới ngòi hút đa tài, đa nghệ viết ra những câu từ văn chương như tranh vẽ tả thực của Thạch Lam, đoạn trích đã và đang lột tả chân thực về số phận đáng thương của một người đàn bà làm mẹ của tận mười một người con nheo nhóc.
Cái đói, sự túng quẫn đặc trưng của cái xã hội thời bấy giờ được hiện lên. Đã nghèo, đã đói khát nhưng mẹ Lê lại đẻ nhiều con khiến cho sự túng quẫn, khổ sở hơn gấp nhiều lần. Hình ảnh một người đàn bà với làn da nhăn nheo như quả trám khô, thân hình thấp bé khắc khổ nhưng lại là mẹ của mười một đứa con, đứa lớn nhất mới mười bảy, đứa bé nhất vẫn còn bế trên tay. Cái sự bần cùng hóa của xã hội hết thảy cứ như đang hiện diện hết ở nhà Mẹ Lê. Đói rét, nghèo khổ, túng quẫn khi tận mười mấy con người nheo nhóc trong cái nhà được miêu tả như cái “ổ chó” cùng với sự châm biếm miêu tả mẹ con nhà mẹ Lê như những “chó mẹ và chó con” được toát lên sự chua xót, khổ cực đến nỗi so sánh người với động vật như vậy.
Tuy là thế, nhưng người mẹ này luôn âm thầm chịu đựng sự vất vả một mình, lam lũ, không than thở hay hờn trách một câu. Hình ảnh Mẹ Lê là hiện diện của cả triệu bà mẹ thời bấy giờ, có khổ đến mấy cũng không bỏ con, thà chịu đói, chịu rét, chịu hết tất cả sự khổ đau thì cũng nuôi con cho bằng được. Sự vĩ đại ấy, cứ âm thầm lặng lẽ, chịu đựng. Hình ảnh thống khổ biết bao nhưng lại được âm thầm chắt chiu những cái đẹp, cái đẹp của người làm mẹ từ bao đời nay, thà rằng để mình chịu khổ, thà rằng bữa đói bữa no chứ không để con phải chết đói, chết khát và thậm chí nhịn đói nuôi con để cho những đứa nhỏ không phải khổ hơn mình dù chỉ một chút. Sự cao cả ấy được hiện diện rõ nhất là lấy sự vất vả vì có việc làm niềm vui, vì lúc ấy có người thuê làm việc, có vài bát gạo, vài đồng bạc để nuôi con. Lúc đó, con bà có bát cơm để no bụng. Nhưng rồi mẹ lại chìm trong sự lo âu, đến mùa đông hết việc chỉ còn rạ khô ngoài đòng, không ai thuê mẹ nữa, con mẹ lại chịu đói từng bữa. Những đứa con nheo nhóc oằn mình chịu đói chịu rét đến ngày mùa năm sau. Cái khổ của nhà mẹ Lê là nhà quá đông con khiến mẹ phải oằn mình lo toan mọi thứ.
Trong cái xã hội thời bấy giờ luôn nặng gánh rằng “ đông con hơn nhiều của” thành ra gia cảnh của mẹ thời bấy giờ là cực kỳ phổ biến. Qua cái gia cảnh của Mẹ Lê ở trên, chắc hẳn ai cũng thương xót cho người đàn bà ấy và luôn nghĩ rằng, đẻ nhiều thì chịu khổ, giá như mẹ ít con hơn thì bớt gánh nặng phần nào. Và từ hình ảnh của mẹ Lê, ta vẫn thấy rằng, bà là một người biết hy sinh, chịu thương chịu khó, dù như thế nào cũng che chở cho con mình, thậm chí là oằn mình chịu rét che chở cho con, cố lấy thân xác của mình che chở cho đứa con nhỏ rét run lên vì lạnh.
Qua hình ảnh của Mẹ Lê, ta rút ra được một điều rằng chúng ta ý thúc được về câu chuyện giải pháp, cách cứu rỗi mỗi con người trong cuộc đời nghèo khổ ấy. Có ai có thể giang tay để cứu, để cưu mang cho mảnh đời bất hạnh của mẹ con nhà Lê. Hay, cứ vòng nối vòng, cuộc đời họ sẽ nghèo khổ, đáng thương và khổ sở như thế. Thạch Lam đã viết những dòng văn nhẹ nhàng và rất thơ về cuộc đời của những con người bất hạnh, đau khổ. Thế nhưng, có lẽ, ẩn sâu trong lời văn, nhà văn muốn nhắc nhở và khơi gợi tình thương trong mỗi con người.