Bài tham khảo số 3

Có thể thấy được hiện nay thì hiện tượng rất nhiều học sinh ngại học văn vì cho rằng đây là môn học khó và khổ. Và một trong những nguyên nhân là do các bạn chưa tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho môn học của mình. Hãy luôn nắm các tác phẩm theo đặc trưng thể loại cũng chính là một kinh nghiệm hay giúp các bạn có thể chiếm lĩnh được các môn học này ngày càng tốt hơn.


Thực tế thì mỗi một nhà văn trong sáng tác đều tuân theo lí thuyết về đặc trưng thể loại. Chúng ta cũng thấy có đến 3 phương thức sáng tác: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi phương thức có cách chiếm lĩnh đời sống và phương tiện nghệ thuật riêng biệt. Đặc biệt khi học bài trên lớp hay trong quá trình dạy, người giáo viên đều hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ khi tìm hiểu tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng thì thầy cô giáo cũng sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu từ tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…


Thế rồi chính với việc soạn bài, tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà cũng trên cơ sở các câu hỏi về đặc trưng thể loại đó. Khi soạn truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Người học sinh cũng sẽ được hướng dẫn soạn từ kịch tính của màn kịch, từ nghệ thuật gây cười mà suy ra tính cách nhân vật. Đồng thời cũng phải biết nắm được nội dung tác phẩm theo những đặc trưng thể loại là dựa vào thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Từ đó cũng có thể làm định hướng cho việc tìm ý và làm văn (thuyết minh, nghị luận, biểu cảm…).


Để có thể làm được điều đó thì trước hết ta phải nắm chắc kiến thức về thể loại tác phẩm. Nhất là khi học phần văn học dân gian ở học kì I, ta phải nắm được thế nào là sử thi, thế nào là ca dao, thế nào là truyện cười… Khi học phần văn học trung đại, phải nắm được thế nào là phú, thế nào là hịch, cáo, chiếu, biểu.


Bước tiếp theo cũng nên căn cứ vào đặc trưng thể loại, ta sẽ tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Rồi từ đó vận dụng vào làm văn. Cho đến bước cuối cùng, mô hình hóa cách nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại thành đề cương ôn tập để làm tư liệu vận dụng ôn thi hay làm văn. Ví dụng khi ôn tập, chúng ta sẽ phân loại tác phẩm theo thể loại (tự sự, trữ tình) để ôn. Ở các tác phẩm truyện, cần nắm được hình tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu… Đừng quên bước đánh giá, kinh nghiệm nắm bắt tác phẩm theo chính đặc trưng thể loại cũng sẽ giúp cho chúng ta để phát huy được tính tích cực, tính của động của mình trong việc học. Thêm với đó là thúc đẩy quá trình tự học, đồng thời cũng tự lĩnh hội kiến thức đồng thời làm chủ kiến thức với chiếc chía khóa hữu hiệu này trong tay.


Các em hãy học thật thực sự nghiêm túc và chính ngôn Ngữ văn là bộ môn có tính nghệ thuật kết hợp với tính khoa học cao. Đồng thời cũng sẽ nhận được kinh nghiệm học văn và làm văn tốt sẽ giúp cho chúng ta khám phá được những bí ẩn của văn chương.


Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Top 9 Bài văn thuyết minh về một kinh nghiệm học văn hoặc làm văn (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy