Bài tham khảo số 4

Tình quê chân thật, bình dị, tinh tế giúp Nguyễn Đình Huân ghi được đôi nét cảnh sắc rất chân tình, cảnh sinh hoạt chốn làng quê yêu dấu. Đây là bài thơ về chủ đề quê hương – một trong những bài thơ thành công nhất của thơ Nguyễn Đình Huân. Nhan đề “quê hương” có phần chung chung, dễ gây nhầm lẫn với các tác phẩm khác như “quê hương” của Tế Hanh hay “Quê nhà” của Đỗ Trung Nam. Vậy điều khác biệt của Nguyễn Đình Huân là gì so với các nhà thơ khác, hãy cùng phân tích ngay sau đây:


Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ


Mở đầu bài thơ, không cần lời tựa đề, tác giả liền dẫn người đọc vào việc lý giải “quê hương là gì?”. Một đặc trưng ở các miền quê Việt Nam vào ngày hè không thể không nhắc đến tiếng ve kêu. Dòng sông êm ả trôi, cuốn theo cả góc trời tuổi thơ.


Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê


Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về


Tác giả lần lượt miêu tả cảnh quê hương với những “chất liệu” quen thuộc: từ tiếng sáo diều, những cánh cò trắng cho đến cánh đồng lúa. Một hình tượng mà có lẽ mãi mãi không quên đó là “dáng mẹ” hiền mặc trên mình chiếc áo nâu, đầu đội nón lá đi về. Từ bao đời nay, Việt Nam là một nước chuyên về nong nghiệp, hình ảnh ruộng lúa luôn gắn liền với những bài văn, bài thơ về quê hương.


Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh


Mang trong mình tình yêu quê hương, yêu đất nước mãnh liệt nên khi bất kì ai, bất kì điều gì cũng có thể khiến ta bồi hồi nhớ quê. Mong muốn lại được một lần nữa trở về quê hương, được biết mùi vị của những cơn mưa, ngắm nhìn hàng dừa ven kinh.


Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.


Cho nên, dù đã lớn, đi học, đi làm xa, mỗi lần nhớ về quê hương — một làng quê sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, trồng dừa, Nguyễn Đình Huân lại bồi hồi. Những câu cuối của bài thơ cất lên như đang nhắc nhở chúng ta ý nghĩa thực sự của quê hương, không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, mà còn là nơi để mỗi đứa con dù đi xa nhưng vẫn mong có ngày trở về.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 9 Bài văn phân tích bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Phong cách thơ Nguyễn Đình Huân?
  4. top 4 Nội dung cần có trong phân tích?
  5. top 5 Bài tham khảo số 3
  6. top 6 Bài tham khảo số 4
  7. top 7 Bài tham khảo số 5
  8. top 8 Bài tham khảo số 6
  9. top 9 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy