Bài tham khảo số 4

Thần thoại là một trong những thể loại phát triển trong nền văn học, có nguồn gốc từ rất lâu đời và có thể nói đó là một thể loại cổ xưa nhất kể về thế giới thần linh và nguồn gốc của các hiện tượng thiên nhiên. Thần thoại Việt Nam cũng rất nổi tiếng không chỉ trong nước và trên cả thế giới, nó đã giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách rõ nét và sâu sắc. Một trong những truyện thần thoại tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam là truyện Nữ thần Lúa, đã giải thích sự hình thành cây lúa nước trong truyền thuyết.


Truyện thần thoại Nữ thần Lúa lí giải từ thời các vua Hùng bắt đầu dựng nước, mới xây dựng nên đất nước, những sự phát triển đầu tiền dần dần được hình thành trong xã hội mới này. Vua Hùng đã truyền lại câu truyện về nữ thần Lúa, có thể nói đây là một vị thần tài sắc vẹn toàn, vẻ ngoài ưa nhìn vô cùng xinh đẹp có dáng người ẻo lả nhưng lại có một tính cách hay giận và hờn dỗi. Có thể thấy nữ thần Lúa là một cô gái đẹp nhưng tính tình không được tốt. Theo kể, nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng đại đế, trong những trận chiến lụt lội ghê gớm, tàn ác của thiên nhiên, những sinh vật đều bị tàn phá và mất đi, Trời đã cho con người sống trên hạ giới sinh con đẻ cái, đã sai Nữ thần Lúa xuống hạ giới nơi trần gian để nuôi sống con người.


Sau lần được cử xuống hạ giới nuôi sống loài người, Nữ thần Lúa đã bắt tay vào công cuộc làm việc, nữ thần đã cho gieo trồng những hạt giống xuống đất, từ đó đã nảy mầm và mọc thành cây, qua quá trình kết thành bông và cho những hạt đầu tiên. Nữ thần Lúa đã cho những hạt lúa đó không cần tốn qua sức lao động của con người. Cho lúa chín tự về đến nhà mà không qua một khâu làm việc nào như gặt hái, gánh về hay là phơi khô. Khi con người cần được ăn, chỉ cần cho bông vào nồi từ đó lúa sẽ tự khắc thành cơm cho con người ăn.


Một hôm nọ, nhà kia có cô con gái đang làm việc rất bận, cô chưa quét dọn và làm việc nhà, kho lúa cũng chưa mở cửa lúa đã về, cô gái lấy cái chổi đang cầm trên tay đập vào đầu bông lúa mà mắng chửi, nữ thần Lúa thấy sự cảnh như vậy, lại còn bị đánh nên rất tức giận. Sau lần đó, cả đám lúa đã thốt lên và ra những quy định phải có hái tre, liềm mới lấy được lúa về nhà. Từ đó, thần Lúa nổi giận và không cho lúa tự bò về nhà con người dưới hạ giới.


Kể từ sự việc đó, con người ở trần gian phải ra đồng lấy những bông lúa về nhà mà không được tự về như trước. Khi thấy con người vất vả nhọc nhằn quá con người mới chế tạo ra chiếc liềm để cắt lúa và giúp con người đỡ vất vả hơn. Cũng từ đó, lúa đã không thành cơm luôn được nữa mà con người phải phơi phóng và xay giã mới cho ra hạt gạo trắng ngần. Sự giận dỗi của nữ thần đã nhiều lúc làm cho con người chỉ có được lúa lép. Như vậy, mỗi năm khi mùa lúa qua đi, con người phải thờ cúng, dâng những thành quả của mùa vụ lên cúng thần Lúa cầu cho mùa màng tươi tốt và thành công. Đó cũng đã trở thành lễ hội, các trò chơi các tiết mục hấp dẫn gọi là Rước bông lúa.


Nữ thần Lúa là một vị thần tốt bụng giúp con người không phải chịu những vất vả nhưng con người không biết trân trọng. Truyện thần thoại Nữ thần Lúa tiêu biểu cho thể loại thần thoại trong văn học Việt Nam, không chỉ giải thích các hiện tượng thiên nhiên mà con cung cấp cho con người đặc biệt là thế hệ tương lai biết được nguồn gốc của cây lúa và giáo dục con người biết quý trọng công sức đã làm ra.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích văn bản Thần lúa (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy