Bài tham khảo số 5

Chúng ta sống luôn mang trong mình những suy nghĩ có người chỉ mang suy nghĩ tiêu cực không giúp họ phát triển, luôn sống an nhàn trong một vòng tròn luẩn quẩn của những thứ tiện nghi tầm thường, nhưng lại có những con người luôn thúc đẩy bản thân bằng những ý nghĩ khác con người tầm thường muốn phong thân đến sự to lớn, không gò bó hạn hẹp, đầy khát vọng làm cho cuộc sống của họ trở nên tuyệt vời hơn. Ta có thể tìm được sự khích lệ của tự do trong suy nghĩ của vị chúa sơn lâm trong tác phẩm tuyệt vời của nhà thơ Thế Lữ.


Bài thơ này trở nên hay tuyệt vời, khi con hổ ấy mang được ý thức chung về sự tự do muôn đời giống như con người của biết bao nhiêu thế hệ. Nó truyền cảm hứng cho con người mạnh mẽ hơn bao giờ. Hơi thất vọng một chút khi bắt đầu bài thơ là sự ngậm ngùi khi chìm trong sự bế tắc của bản thân trong hoàn cảnh khó khăn. Tác giả thương cảm với “Con hổ ở vườn bách thú” đọc được những suy nghĩ của nó hiểu nó hơn đưa được lời nói như gần với con người hơn.


Bài thơ được chia thành 5 đoạn rõ rệt. Đoạn mở đầu chính là cảnh ngộ bi kịch-m bị tù hãm,tâm trạng uất hận, ngao ngán đành buông xuôi bất lực của con hổ. Đoạn 2 và đoạn 3 là sự tiếp nối về dòng suy nghĩ chuỗi liên tưởng quá khứ niềm khao khát, nhớ nhung tự do ở những cánh rừng hùng vĩ khi chưa có sự xâm nhập của loài người, cả nỗi thất vọng, nuối tiếc với tiếng thở dài chua xót của chúa tể rừng xanh.


Đoạn 4 tái hiện sự so sánh của hai hoàn cảnh nơi sống giữa quá khứ và thực tại. Tiếp nối, đoạn cuối cùng để thoát khỏi sự kìm kẹp của thực tại Hổ chỉ có thể gợi về sống với quá khứ oanh liệt, thả hồn trong “giấc mộng ngàn to lớn- giấc mộng về rừng thẳm, giấc mộng tự do chất chứa trong lòng”.


Sự ngậm ngùi ấy bắt nguồn từ nỗi căm hờn, bi phẫn mà người đọc vẫn muốn tìm hiểu kĩ càng về cuộc sống. Có thể nói sự tác động của con người đến với thiên nhiên, đến với những muông thú mà tự nhiên đã ban tặng đã vừa giúp họ phát triển theo sự phát triển của xã hội, nhưng để lại là nỗi đau của sự tàn phá thể xác, tâm hồn cho các loài động vật và thiên nhiên


Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.


Có thể nói tâm sự của con hổ một chúa sơn lâm của rừng xanh tuy cảm thấy được sự kiêu ngạo trong từng câu chữ nhưng dường như rất thật. Hổ phải chịu sự khuất phục của con người ngạo mạn với thiên nhiên không có chút suy nghĩ về bảo tồn thiên nhiên, không còn xứng đáng với vị trí cao nhất ở rừng, cũng không được sống như là chính mình chỉ là một trò lạ mắt,trò vui tiêu khiển của con người cùng con vật thấp bé hơn loài Hổ này về địa vị, “Bọn gấu dở hơi”, “cặp báo… vô tư”. Sự đau khổ kìm hãm ấy càng làm hổ đau khổ, ngao ngán với hoàn cảnh hiện tại.


Dường như con hổ đau với hiện tại nằm thở dài, cảnh tượng trước mắt nó khép lại mà đưa nó đến với âm thanh của núi rừng giục giã. Cảnh tượng rừng núi y như trong trí nhớ của Hổ là sự hùng vĩ, bạt ngàn, phóng khoáng của núi và rừng phóng khoáng vô cùng yên tĩnh.


Tiếp đó là sự liên tưởng sự xuất hiện của nó uy nghi, lẫm liệt ngự trị, thăm dò mọi vị trí con vật nào cũng nể sợ trong vương quốc của nó, những cảnh tượng như một thước phim quay chậm đầy hình ảnh, tiếng động làm con Hổ bồn chồn, không thể yên tĩnh được, nó muốn cử động, muốn chạy nhảy, thỏa mãn với sự sống tự do đúng của nó thể hiện phóng túng sâu sắc ở đoạn thơ thứ 2.


Tác giả dùng những động từ, tính từ mạnh để dựng nên sự kì vĩ của núi rừng, bên cạnh sự hoạt động của con Hổ đầy tiếng động: tung hoành , hóng hách, gào thét, hút, dữ dội, dõng dạc, cuộn. Có thể thấy được sự sử dụng đại từ không chỉ đơn thuần nhỏ bé mà giữa trời đất rộng lớn, con hổ thấy được vị trí của mình cũng không hề nhỏ, sánh ngang với thiên nhiên bật lên được từ “ Ta” đầy quyền uy, kiêu hãnh.


Hình ảnh phong phú hiện lên rõ ràng, gợi cảm trong tâm thế của con Hổ. Tác giả tập trung tả ánh mắt của chú hổ này đã làm cho không gian đều có thần thái, uy lực của nó thể hiện ở sự khi đã quắc là khiến mọi vật đều im hơi”, sự mềm mại của tấm lưng, uyển chuyển khoan thai từ dáng đi của Hổ. Một bộ tứ không gian in đậm rõ xuất hiện trong cuộc sống của Hổ bao gồm “đêm trăng, ngày mưa, sáng xanh chiều đỏ”. Tất cả mọi không gian thời gian, con Hổ đều chế ngự với tư thế vô cùng chủ động.


Tiếp nối đoạn 2, đoạn 3 nâng sức mạnh của Hổ lên không chỉ trong rừng xanh, mà là cả ở vũ trụ theo như suy nghĩ của Hổ với những hình ảnh rực rỡ đầy màu sắc nhưng chủ yếu là gam màu đỏ như máu là chủ đạo “màu của mặt trời trong giây phút hấp hối sự tàn lụi sau ngày dài ”. “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh cây xanh nắng gội” và “những chiều lênh láng máu sau rừng”.


Sự kiêu ngạo trong biện pháp tu từ nhưng xen lẫn cùng phong cách cường điệu của tác giả làm cho đoạn thơ hấp dẫn. Dưới con mắt của nó, Mặt Trời ở đây Dưới con mắt của nó, mặt trời cũng chỉ là “mảnh” mà thôi, thật nhỏ bé và thảm hại! và cái bóng của nó như bao trùm cả vũ trụ.


Đã nâng con mãnh thú này lên tầm vóc vũ trụ với bút pháp cường điệu. Giọng điệu của tác giả: khi hào hùng sôi nổi mà đĩnh đạc, khi than thở nuối tiếc mà xót xa, mà chất vấn.tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng, hổ sực tỉnh nhìn về hiện tại lạnh lùng, cay đắng thốt lên “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.


Sự khinh ghét của con hổ về vẻ đơn điệu, tầm thường và giả dối củ cảnh vườn Bách thú, nơi hoàn toàn đối lập với chốn núi rừng thâm nghiêm, hùng vĩ thể hiện ở đoạn 4:


Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;

Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém;

Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.


Sống trong hoàn cảnh này, thà con Hổ để tâm hồn của mình được bay về quá khứ,” giặc mộng về với tự do” chứ nhất quyết không thể chịu sự kìm hãm của “ cũi sắt” thể hiện rõ trong đoạn 5 tâm trạng của sự hướng tới cái to lớn, không chịu sự tầm thường, vô nghĩa., muốn khẳng định cái “tôi”, khẳng định cá tính.Sự lãng mãn thể hiện thành công ở đây với tâm trạng bất hòa với thực tại đối lập bới ước mơ, sự tự do, cao cả..


Vì nó là tâm trạng của con Hổ nhưng ta có thể liên tưởng tới tâm hồn con người Việt lúc bất giờ. Sự bế tắc trong cảnh nô lệ, cùng ngậm nỗi căm hờn to lớn như Hô, cũng đầy tiếc nuối về thời oanh liệt xa xưa thể hiện cho một trang thơ đậm tính lãng mạn.


Bài thơ được gắn với một hồn thơ mới- hồn thơ Thế Lữ thật thành công và đầy tính độc đáo, sự lãng mạn. Chúng ta mong và luôn tin tưởng được con Hổ trong chính tác phẩm đã được trở về với sự tự do, không bị giam hãm tù đày, cũng như thế hệ trẻ Việt Nam làm hết mình để có thể đấu tranh cho sư tự do vĩnh cửu của dân tộc.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy