Top 6 Bài văn phân tích nhân vật Trương Sinh trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 5

“Truyền kì mạn lục” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Trong số hai mươi truyện, “Chuyện người con gái Nam Xương” có lẽ là nổi bật nhất. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Vũ Nương - nhân vật chính của truyện. Thì hình ảnh Trương Sinh cũng hiện lên với vai trò riêng của mình.


“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện số mười sáu trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Chuyện kể về Vũ Nương - người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Trương Sinh - một chàng trai trong làng có gia thế giàu có đem lòng yêu mến, xin với mẹ đem sính lễ hỏi cưới nàng làm vợ. Trương Sinh là người có tính đa nghi nên Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Gia đình luôn hòa thuận. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trong căn phòng vắng thì bỗng đứa bé reo lên: “Cha Đản lại đến rồi”. Hỏi rõ thì mới biết, khi con hỏi, Vũ Nương hay chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản. Trương Sinh nhận ra vợ mình bị oan thì vô cùng hối hận. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Được Vũ Nương nhờ vả, sau khi trở về, Phan Lang đưa chiếc hòa vàng và chuyển lời của nàng cho Trương Sinh. Chàng liền lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm cho vợ, Vũ Nương liền hiện về trong làn khói mờ ảo.


Trong truyện, Trương Sinh hiện lên là một nhân vật chức năng, có vai trò làm nổi bậc tình huống truyện, khắc sâu hơn tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương. Trương Sinh là con của một nhà hào phú trong làng. Khi gặp gỡ Vũ Nương thấy nàng xinh đẹp, hiền dịu lại có tư dung tốt đẹp nên đem lòng yêu mến. Trương đã xin mẹ đem trăm lạng bạc đến cầu hôn để lấy được Vũ Nương. Cuộc hôn nhân của hai người không phải xuất phát từ tình yêu. Bản thân Trương Sinh cũng luôn phòng ngừa vợ quá mức. Điều đó khiến cho Vũ Nương luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh cảnh bất hòa.


Tưởng rằng như vậy sẽ có được hạnh phúc, nhưng với tính khi đa nghi. Khi trở về từ chiến trường, Trương Sinh nghe thấy lời con thơ mà đổ oan cho vợ là thất tiết: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít… Khi ông chưa về đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả…”. Tính cách đa nghi cộng thêm sự độc đoán đã khiến Trương không tin vào lời giải thích của vợ. Nhưng lời mắng nhiếc, chửi rủa thậm chí đánh đập cho thấy sự cố chấp và bảo thụ cũng như sự vũ phu của một người có tính gia trưởng. Chính tính cách đó đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch phải tìm đến với cái chết.


Bên cạnh đó, Trương Sinh còn là một người vô tình bạc nghĩa. Không nghĩ đến công chăm sóc mẹ già, dạy dỗ con thơ của vợ mà nghe lời giải thích. Khi Vũ Nương chết dù có động lòng thương cho người vớt xác nhưng không thấy. Sau đó Trương cũng chẳng cất công tìm kiếm nữa. Chàng coi vợ là một nỗi ô nhục trong cuộc đời mình. Hay khi nhận ra “chiếc bóng” chính là cha Đản trong lời con trẻ, Trương dù ân hận nhưng cũng chẳng có hành động gì mà chỉ lặng lẽ quên đi. Dường như đối với Trương Sinh, chàng có quyền làm mọi việc dù gây ra là gây ra tổn thương cho vợ mình. Đó chính là tính cách của một con người gia trưởng, độc đoán và ích kỷ. Dù sau này, khi Trương có lập đàn giải oan cho vợ, nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện về nhìn hai cha con rồi biến mất. Nàng không thể tiếp tục sống với một người chồng như vậy nữa.


Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Trương Sinh - một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng đến cuộc đời của Vũ Nương. Theo tư tưởng phong kiến, người phụ nữ phải tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (Ở nhà thì nghe theo cha, lấy chồng thì nghe theo chồng, chồng chết thì nghe theo con). Chính tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức này đã đẩy cuộc đời người phụ nữ vào bi kịch, không thể tự quyết định cuộc đời mà phải phụ thuộc vào người đàn ông. Trương Sinh cũng giống như xã hội phong kiến lúc bấy giờ thật độc ác, bất công.


Tóm lại, “Chuyện người con gái Nam Xương” là một tác phẩm giàu giá trị. Hình ảnh nhân vật Trương Sinh đã làm tròn chức năng trong câu chuyện trên.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn phân tích nhân vật Trương Sinh trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy