Bài tham khảo số 5
“Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng là một bài thơ được xây dựng bắt đầu với hình ảnh chật chội của lớp học. Sau đó đưa đến những hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông – sông Cửu Long và hình ảnh những người dân Nam Bộ. Qua đó, tác giả mong muốn đem đến cho người đọc những hiểu biết về con người và dòng sông nơi đây, thể hiện tình cảm của chính tác giả đối với quê hương, xứ sở Việt Nam.
Khi đọc lại toàn bộ bài thơ, chúng ta thấy được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm.
Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối không phải vì bị bỏ quên, mà chỉ vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tấm bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao.
Tất cả những chi tiết đã được sắp xếp thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ khiến người đọc say mê trong niềm yêu mến, tự hào về con sông quê hương.
Bài thơ Cửu Long giang ta ơi của Nguyên Hồng được sáng tác trên thể thơ tự do với kết cấu đặc biệt. Bên cạnh đó, tác giả thành công với việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ ấn tượng như: So sánh, ẩn dụ, điệp từ,… để làm tôn lên vẻ đẹp sông Cửu Long và miêu tả rõ nét về người dân Nam Bộ, giúp người đọc hiểu biết hơn về con người và dòng sông quê hương.