Bài tham khảo số 5 (Đoạn văn)
Trong truyện Bánh Chưng, bánh Giầy, có một nhân vật tên là Lang Liêu. Chàng là con trai thứ 18 của vua Hùng. Lúc đó, vua đã tuổi già sức yếu, bèn tìm một trong 20 người con trai của mình để nối ngôi, không nhất thiết phải là con trưởng. Biết tin đã tới ngày vua cha truyền ngôi, các lang liền lên rừng, xuống biển để tìm những của ngon vật lạ lên dâng vua cha, cùng với hi vọng mình sẽ là người nối ngôi cha. Chỉ có mỗi Lang Liêu, chàng rất thông minh, chăm chỉ nhưng mỗi tội nhà mình nghèo, không bằng như các anh em của mình. Mẹ cậu mất sớm, nhà thì chỉ có mỗi cánh đồng lúa với một bầy lợn. Trong một đêm chàng suy nghĩ nhiều đến mức thiếp đi thì trong giấc mơ chàng gặp được một vị thần. Thần chỉ cho chàng những thứ có thể dâng cho vua cha. Khi tỉnh dậy, chàng mừng rỡ, bèn lấy những hạt gạo nếp thơm ngon nhất giã thành hình tròn, một số chàng lấy giã thành hình vuông, có nhân đậu xanh và thịt lợn. Tới lễ Tiên Vương, biết bao nhiêu của ngon vật lạ được dâng lên vua cha, nhưng không ưng ý. Cho đến khi tới lượt Lang Liêu, vua bắt đầu ngạc nhiên vì chồng bánh Lang Liêu làm, bèn hỏi, cậu liền kể hết mọi chuyền của mình cho vua nghe. Vua thấy hợp lí, bèn dâng cho tổ tiên, rồi mời các quần thần cùng ăn, ai cũng khen ngon. Thấy thế nên vua đặt cho bánh có hình tròn tượng trưng cho trời, bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên vua đặt hai thứ bánh tên là Bánh Chưng và Bánh Giầy. Kể từ đó, cứ mỗi lần đến Tết thì nhà nhà đều dâng cho ông bà tổ tiên những chiếc bánh ấy. Thiếu hay loại bánh này là thiêu luôn hương vị ngày Tết.