Bài tham khảo số 6

Cũng viết về đề tài mùa thu - một đề tài quen thuộc của thơ ca Việt Nam. Nhưng cái thu trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu không giống với cảnh thu, trời thu, sắc thu truyền thống trong chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ này tác giả gửi vào đó những xúc cảm mới, đồng thời có nhiều cách tân táo bạo trong việc xử lý thi liệu, trong diễn đạt,…đã làm nên một mùa thu rất độc đáo trong hồn thơ Xuân Diệu.


Nhạy cảm với những biến đổi của thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc giao mùa giữa hạ sang thu. Nhà thơ cảm thu từ hình ảnh thay đổi của rặng liễu- một hiện tượng rất mới lạ và độc đáo so với thơ trung đại. Hình ảnh rặng liễu ở đây được nhà thơ liên tưởng tới các thiếu nữ đứng xõa tóc chịu tang và tràn lệ. Điều đó làm cho rặng liễu mùa thu bỗng trở nên đẹp hơn, trẻ trung và có hồn hơn.


“ Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”


Qua đó cũng thể hiện rõ cảm quan thẩm mỹ riêng của Xuân Diệu: lấy cái đẹp thanh xuân của người thiếu nữ để làm thước đo, phương tiện để tả vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhưng cảnh đẹp này vương vấn chút buồn. thật khiến lòng người man mác. Tiếp đó là tiếng reo vang như đang vui mừng trước sự xuất hiện của “Nàng Thu”:


“Đây mùa thu tới - mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”


Xuân Diệu sử dụng điệp ngữ “ đây mùa thu tới - mùa thu tới” thể hiện sự sôi nổi giống như là tiếng reo thích thú với sự tới của mùa thu. Đó chính là tình cảm, sự ưu ái của nhà thơ dành cho cái đẹp. Thông qua hình ảnh “áo mơ phai dệt lá vàng” cho thấy nhà thơ phát hiện ra nàng thu đang tới chậm rãi, khoan thai bước đến với tấm áo vàng màu mơ phai. Giống như một thiếu nữ đoan trang, e lệ bước đi uyển chuyển, cười duyên nhẹ nhàng như hơi thở say đắm mà dịu ngọt của mùa thu.Đặc biệt, Xuân Diệu có con mắt rất tinh tế, rất độc đáo. Ông miêu tả mùa thu với màu “áo mơ phai”. Mơ phai không phải hẳn vàng, mà cũng chẳng hẳn là xanh. Đó màu vàng pha chút ánh xanh, vàng tươi non, một màu vàng còn vương vấn màu xanh của mùa hạ.


“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh”


Tới đây nhà thơ đi vào quan sát rất tỉ mỉ, miêu tả cụ thể cảnh thu đẹp trong vườn thu: có hoa, lá, cành, gió thu. Nghệ thuật liệt kê để kể ra hàng loạt cảnh vật phong phú. Về hoa đã có một số loài hoa đã lìa cảnh, những cánh hoa rơi nhẹ xuống mặt đất. Còn lá trong vườn thì đã tàn úa. Màu xanh là biểu tượng của sự sống tươi trẻ đã bị một màu đỏ màu tàn tạ biểu tượng cho sự chết tróc đã “rũa”, mài mòn, gặm nhấm, dần lấn chiếm thay thế màu xanh. Thêm vào đó là hình ảnh các nhánh cây, chúng không chỉ khô gầy mà được tác giả miêu tả tăng lên tới độ mỏng manh. Hình ảnh những cành cây chụi lá, giường như nó đã khô kiệt mất hết đi sức sống, nhựa sống. Đôi nhánh “run rẩy”, “rung rinh” ớn lạnh. Tác giả sử dụng biện pháp láy phụ âm đầu để thể hiện sự ớn lạnh của các cành cây trước gió.


Cảnh thu được mở rộng ra không gian ba chiều với trăng cao, non xa, đò sâu:


“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

Đã nghe rét mướt luồn trong gió..

Đã vắng người sang những chuyến đò..”


Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa khiến hình ảnh nàng trăng hiện ra với khuôn mặt tròn đầy, tươi sáng nhưng lại vương một nỗi sầu ngẩn ngơ. Đó là sự tiếc nuối, vơ vẩn và mơ hồ. Trăng giống như một cô gái đẹp đang tựa cửa suy tư, ánh mắt trong veo nhìn vô định, ngẩn ngơ buồn giữa không gian xa và rộng.

Trong câu thơ:


“Non xa khởi sự nhạt sương mờ…”


Cụm từ “non xa” gợi tả những dãy núi nhấp nhô, trùng điệp, vươn lên trong biển khói sương một cách mạnh mẽ thể hiện thông qua từ “khởi sự” cho thấy phong cảnh rất hùng vĩ, tráng lệ và thơ mộng. Lại tiếp tục là một từ gợi hình “ rét mướt” để nói lên sự rét mướt của mùa đông đang luồn vào những sợi gió của mùa thu. Và ở đây tác giả cảm được sự giao thoa của ba mùa hạ- thu- đông.


“Đã vắng người sang những chuyến đò..”


Những chuyến đò đã vắng khách, ít người qua lại. Hơn nữa, qua khổ thơ cũng cho thấy mùa thu với Xuân Diệu còn là mùa của sự chia li: người chia tay với người, mùa chia tay với mùa, cảnh vật cũng chia ly với nhau. Điều đó được ông thể hiện thông qua các câu thơ:


“Mây vẩn từng không chim bay đi

Khí trời u uất hận chia li

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”


Màu sắc của sự chia li bắt đầu từ cảnh vật. Những loài chim di cư cũng đã cảm nhận được cái rét của mùa đông sắp tới nên chúng vội vã bay về phương Nam để tránh cái lạnh giá nơi phương Bắc. Bầu trời cũng nhuốm màu u uất của sự chia ly thể hiện ở những đám mây vần vũ, chao đảo. Tất cả đã khiến cho bầu trời trở nên vẩn đục, xám xịt. Và đó cũng chính là bầu trời của tâm trạng, sắc màu tâm lý.


Trong hai câu thơ cuối tác giả thể hiện tình thu:

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”


Hình ảnh các thiếu nữ tươi trẻ hiện ra trong dáng đứng tựa cửa, yểu điệu duyên dáng nhưng ánh mắt thì nhìn xa xăm và ẩn chứa một nỗi buồn rất mơ hồ, không xác định được nguyên nhân biểu hiện của những thiếu nữ nhạy cảm. Các thiếu nữ là trung tâm, điểm sáng và là linh hồn cho bức tranh khiến cho bức tranh bằng ngôn từ của Xuân Diệu trở nên đẹp và gợi cảm hơn.


Đây mùa thu tới trích trong tập Thơ thơ của Xuân Diệu đã vẽ lên một bức tranh phong cảnh mùa thu trong thời khắc giao mùa và được nhà thơ cảm nhận tinh tế, tái hiện bằng bút pháp hiện đại. Đây cũng là một trong những bài thơ đánh dấu thành công xuất sắc tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu. Một bức tranh thu đẹp, rất đẹp nhưng buồn, khiến ta đọc xong cứ ngẩn ngơ, vương vấn mãi.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy