Bài tham khảo số 8

Em không nghe mùa thu

Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực

Hình ảnh người chinh phụ

Trong lòng người cô phụ

Em không nghe rừng thu

Lá thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô"


Đây chính là lời của bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư, một bài thơ bất hủ về mùa thu. Không giống với mùa xuân tràn ngập sức sống, mùa hạ sôi động, mùa đông tĩnh lặng. Mùa thu rất tình và mang một vẻ đẹp dịu dàng đến lạ. Thu là nốt trầm nhẹ nhàng của thời gian và đất trời. Có lẽ vì vậy nên mùa thu được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm chủ đề sáng tác. Mùa thu đậm chất trữ tình như vậy, sao có thể thiếu đi sáng tác của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu được, đó chính là bài thơ Đây mùa thu tới. Bài thơ nằm trong tập Thơ thơ của Xuân Diệu, ra đời năm 1938. Qua bài thơ, chúng ta sẽ cảm nhận được mùa thu mang tới vẻ đẹp mơ màng nhưng ẩn chứa trong đó lại là nỗi buồn của chính tác giả.


Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên khúc trở mình từ hạ sang thu:


“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”.


Mùa thu dưới ngòi bút Xuân Diệu vẫn đẹp, nhưng vẻ đẹp đó sao buồn quá. Rặng liễu trong gió thu nhè nhẹ không phải là thướt tha, yểu điệu mà lại là “đìu hiu”, cô quạnh, được Xuân Diệu ví như “đứng chịu tang”. Câu thơ tiếp theo, nhà thơ lại tiếp tục sử dụng biện pháp nhân hóa cho rặng liễu, khiến cho nó sinh động, như là một người phụ nữ đang u sầu khi đứng chịu tang, tóc “buồn buông xuống”. Rồi người phụ nữ đó còn “lệ ngàn hàng”, giống như từng lá liễu rủ xuống là từng giọt nước mắt đang rơi vậy. Khung cảnh mở đầu mùa thu thật ảm đảm, trầm uất. Giật mình ở câu thơ tiếp theo, tác giả thông báo mùa thu tới bằng nghệ thuật điệp ngữ nổi bật, khiến người đọc tưởng rằng đây là dấu hiệu mùa thu mang vui vẻ xua tan đi nỗi buồn. Nhưng không, càng vào chính thu, quang cảnh lại khoác lên mình chiếc áo “mơ phai dệt lá vàng”, một màu sắc nhạt nhòa, không có sức sống, càng khiến cho thu thê lương hơn.


Khổ thơ tiếp theo, người đọc càng cảm nhận được rõ tâm trạng buồn rầu của nhà thơ qua cách cảm nhận khung cảnh xung quanh, bởi người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?


“Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.


Các loài hoa đến mùa thu đều “rụng cành”, các loài cây cũng thay nhau rụng lá, lá bị “rũa màu xanh”, trở thành sắc đỏ. Khung cảnh tiêu điều lại thêm sắc đỏ, khiến mùa thu đã buồn giờ còn thêm phần u ám. Cơn gió mùa thu tuy nhè nhẹ, thường đem lại sự dễ chịu cho con người giờ lại len lỏi qua các cành cây trơ trọi lá, tác giả so sánh chúng với những bộ xương khô gầy, “mỏng manh” yếu đuối. Cây cối và hoa cỏ giờ đây đượm màu buồn thương. Cũng chính là tâm trạng của nhà thơ Xuân Diệu và nhiều người khác, trước cách mạng tháng tám năm 1945, cuộc sống của nhân dân vẫn chưa rõ bến bờ, vẫn phải chịu cảnh mất nước.


Hình ảnh con người bắt đầu xuất hiện trong khung cảnh mùa thu:


“Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…

Non xa khởi sự nhạt sương mờ…

Đã nghe rét mướt luồn trong gió…

Đã vắng người sang những chuyến đò…”


Nhà thơ Xuân Diệu sử dụng biện pháp nhân hóa vầng trăng thành một “nàng trăng”,như cô thiếu nữ với nhiều tâm sự, thường tự ngồi “ngẩn ngơ”. Núi non mùa hạ có thể nhìn thấy rõ sự hùng vĩ nay nhìn không rõ do bị sương mờ che phủ. Mùa thu buồn vắng đi cả sự nhộn nhịp của cuộc sống con người, do vào thu trời đã chớm lạnh, nhiều hôm còn “rét mướt”, trong từng luồn gió thổi về, khiến con người dường như hoạt động chậm lại, không còn nhiệt huyết và sôi động như mùa hè. Chính vì thế mà những con đò vắng người hơn, nên mùa thu trên sông nước càng trầm lắng, hiu quạnh hơn bao giờ hết.


Toàn bộ cảnh vật nhuốm sắc thu buồn như vậy dường như vẫn không lột tả được hết nỗi buồn trong lòng nhà thơ Xuân Diệu, ở đoạn cuối bài thơ, nỗi buồn càng dâng cao hơn bao giờ hết:


“Mây vẩn từng không, chim bay đi,

Khí trời u uất hận chia ly.

Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”.


Giờ đây cảnh vật không chỉ còn buồn, mà còn sinh ly tử biệt với nhau. Mây tách ra thành “từng không”, không còn là những đám mây trắng nặng nề to lớn nữa. Chim thì bay đi các nơi không còn tụ tập hót líu lo yêu đời. Rồi tất cả nỗi buồn trước mùa thu, sự chia ly của nhà thơ Xuân Diệu đã uất hận đến tận “khí trời”. Nhà thơ tự đặt mình vào tâm trạng những người thiếu nữ, có nỗi buồn thường không nói ra, hay thơ thẩn nhìn ra xa nghĩ ngợi về điều gì đó, có lẽ cũng là nỗi lo cho đất nước và mong ngóng người thương bảo vệ được tổ quốc, thắng lợi trở về chăng?


Bài thơ Đây mùa xuân tới của nhà thơ Xuân Diệu thật buồn và chất chứa nhiều tâm trạng. Cảnh vật mùa thu dưới ngòi bút trữ tình đa tài của Xuân Diệu đã được khắc họa thật sinh động và mang theo nỗi buồn giống tâm trạng của tác giả. Qua đó người đọc cảm nhận được khung cảnh mùa thu thật ảm đảm, thê lương và tâm hồn tinh tế, đa sầu đa cảm của nhà thơ Xuân Diệu.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn phân tích bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy