Bài tham khảo số 8
Trong tâm trí mỗi người, ai cũng đều có những kỉ niệm đẹp về một thời cắp sách, và với Hoàng Nhuận Cầm cũng vậy. Ông kể cho người đọc về những năm tháng học trò hồn nhiên, vui tươi ấy thông qua bài thơ Chiếc lá đầu tiên. Để rồi ở đó, ông đã cùng độc giả bước vào những ký ức kỉ niệm đã qua.
Xuyên suốt hành trình ký ức là khúc tự tình của một người lính trẻ. Anh phải xếp lại nghiên bút, tạm biệt phấn đen bảng trắng đi theo tiếng gọi của Tổ Quốc. Đó là lúc anh rời xa khoảng trời mơ mộng với mối tình đầu của mình. Và những kỷ niệm ấy được khắc họa rõ nét, đầy chân thực trong Chiếc lá cuối cùng. Từng dòng thơ là biết bao nỗi niềm nhớ nhung ùa về. Đó không chỉ là nỗi niềm của tình yêu đôi lứa, ở đó còn là hình ảnh của ngôi trường xưa.
Có lẽ tình yêu tuổi học trò đều bắt nguồn từ tình bạn. Đó là những kỉ niệm gắn bó dưới mái trường thân yêu. Những kỷ niệm ấy làm tác giả không khỏi bồi hổi. Đó là cảm giác khi đi bên “chùm phượng hồng”, là cảm giác “mê say” của một người khi ngập ngừng, bối rối. Chính những kỷ niệm ấy đã trở thành dấu ấn không thể nào phai trong lòng mỗi người.
Mùa hạ đến, mùa của “tiếng ve” râm ran, của mùa chia tay tuổi học trò. Tiếng ve mùa hạ không sâu lắng như những giai điệu buồn mà nó là những cảm xúc tươi tắn, khỏe khoắn. Và với tình yêu đầu đã không khỏi làm cho chàng thi sĩ bồi hồi, xúc động.
Những cảm xúc chứa đựng trong Chiếc lá đầu tiên là nỗi nhớ thương sâu lắng. Và dường như nỗi nhớ đã chạm tới đỉnh điểm. “Em đã yêu anh, anh đã xa rồi”. Nỗi nhớ về em khó nói thành lời, một nỗi niềm da diết. Để rồi dù đã đi xa, thời gian đã trôi đi nhưng niềm xúc cảm ấy vẫn còn khắc ghi trong lòng mỗi người.
Thông qua những dòng văn da diết, bài thơ Chiếc lá cuối cùng đã thành công dẫn dắt người đọc tới nhiều cung bậc cảm xúc của ký ức. Là những tình cảm đầu đời, là những tiếc nuối, nhớ thương quá khứ nơi mái trường thân yêu. Khiến cho dù là ai đi nữa, vẫn không khỏi bồi hồi xúc động.