Bài văn cảm nhận số 5

Phạm Ngũ Lão được biết đến là một con người văn võ toàn tài. Tác phẩm nổi tiếng của ông đó là bài thơ “Tỏ lòng” của ông đã khắc họa vẻ đẹp của hào khí Đông A, cũng như sức mạnh của con người và quân đội thời Trần. Người anh hùng hiện lên qua câu thơ đầu mang tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, mạnh mẽ:


“Hoành sóc giang sơn, kháp kỉ thu”


Chỉ với một câu thơ nhưng nhà văn đã dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ đất nước. “Cây giáo mang mang kích cỡ, tầm vóc của vũ trụ. Đồng thời sự kì vĩ càng hiện rõ trong mối quan hệ giữa không gian và thời gian. Đối với không gian đó là sự mở ra theo chiều rộng sông núi (giang sơn), còn với thời gian đó là sự trường tồn vĩnh cửu (kháp kỉ thu). Hình tượng người anh hùng tiếp tục được nâng lên qua khí thế quật khởi của thời đại ở câu thơ thứ hai:


“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”


Hình ảnh ba quân là để nói về quân đội nhà Trần, đồng thời còn là hình tượng biểu trưng cho sức mạnh dân tộc. Nghệ thuật so sánh đã vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của “ba quân” (mạnh như hổ báo) vừa hướng tới khái quát hóa sức mạnh tinh thần của đội quân mang hào khí Đông Á (khí thế át sao trời). Không chỉ vậy, câu thơ tiếp theo, Phạm Ngũ Lão còn cho thấy tiềm lực mạnh mẽ của quân đội nhà Trần.“Tam quân” có nghĩa là ba quân (tiền quân, trung quân, hậu quân). Một quân đội tinh nhuệ, đông đảo về số lượng và mạnh mẽ về chất lượng. Quân đội đó cũng có một khí thế vững vàng. Hình ảnh so sánh rất độc đáo “tam quân” với “tỳ hổ”. Loài hổ được coi là chúa tể rừng xanh, có uy lực và sức mạnh. Hình ảnh so sánh đã nhấn mạnh sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần đã trở thành nỗi khiếp đảm của quân thù. Không chỉ vậy, Phạm Ngũ Lão còn làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”. Đây là hình ảnh gợi ra hai cách hiểu. Khí thế của ba quân hùng mạnh đến nỗi nuốt trôi trâu, hay khí thế hào hùng ngút trời của quân đội nhà Trần đã làm lu mờ ánh sáng của sao Ngưu trên bầu trời.


Nhưng hình ảnh người anh hùng đâu chỉ dừng lại ở đó, mà còn được Phạm Ngũ Lão khắc họa với một ý chí cao cảo:


“Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”


Vẻ đẹp nhân cách của của người dũng tướng được thể hiện ngay ở nỗi “thẹn”. Nỗi “thẹn” khi chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu đời Hán để trừ giặc cứu nước. Nỗi thẹn xuất phát từ khát vọng, hoài bão lớn lao của người anh hùng muốn được cống hiến cho đất nước vô cùng lớn, nên công danh của ông lập được còn bé nhỏ. Xong dù vậy, nỗi “thẹn” ấy sẽ là động lực để chúng ta tiếp tục phấn đấu, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.


Vẻ đẹp tráng lệ của hình tượng người anh hùng thời Trần trong “Tỏ lòng” được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật đặc sắc. Hình tượng người anh hùng “sát thát” được thể hiện bằng ngôn ngữ tráng lệ, kỳ vĩ gợi ra dáng vóc của những người anh hùng trong thần thoại và người dũng tướng trong sử thi. Tuy là bài thơ “nói chí tỏ lòng”, nhưng không hề khô khan bởi nghệ thuật dựng hình ảnh biểu tượng hàm súc, giàu ý nghĩa.


“Tỏ lòng” là bài thơ Đường luật ngắn gọn đã đạt tới độ súc tích cao. Qua đó, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần.

Hinh minh họa
Hinh minh họa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy