Bài văn giải thích câu tục ngữ "Tấc đất, tấc vàng" số 9
Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp cho nên đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giá trị của đất được thể hiện một cách rõ rang và đầy đủ nhất qua câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”.
Ở đây, hai sự vật được nhắc đến đó là “đất” và “vàng”. Người ta so sánh giá trị của tấc đất với giá trị của tấc vàng. Trong khi đó, “tấc” là một đơn vị đo lường. Tấc đất thực chất không phải là một mảnh đất rộng lớn nhưng tấc vàng lại là một thứ có giá trị rất cao. Qua đó, người xưa muốn nhấn mạnh, muốn đề cao giá trị của đất dù nó chỉ là một tấc nhỏ bé.
Đất là nơi ta xây nhà, xây nên tổ ấm, nơi mà ai cũng muốn được trở về sau những ngày làm việc mệt mỏi để đoàn tụ vui vẻ bên gia đình. Đất là khu vườn ta trồng rau, trồng rau, trồng trái phục vụ cho những bữa ăn hằng ngày. Những cánh đồng mênh mông, đất nuôi dưỡng cây lúa, cây ngô tốt tươi để cung cấp cho ta lương thực. Đất là rừng, là những cánh dồng phì nhiêu. Giá trị của đất không phải chỉ là bao nhiêu tiền một mét vuông mà chính từ đất ta trồng nên, vun đắp nên những thữ giá trị khác. Bởi vậy, giá trị của đất là vô giá, không gì có thể định lượng được.
Vàng là tài nguyên thiên nhiên đem lại giá trị kinh tế cao cho con người. Đôi khi, chỉ những nhà có điều kiện mới có khả năng mua cho mình một lượng vàng nhỏ để làm trang sức hay dự trữ. Về mặt kinh tế, vàng có giá trị gần như là cao nhất. So sánh tấc đất tấc vàng là muốn nói lên giá trị quý giá của đất cũng lớn như vàng, thậm chí là hơn vàng.
Hiểu rộng ra, đất không chỉ là những mảnh đất bình thường, đất còn là đất nước, là Tổ Quốc. Đất là nơi nhân dân ta cùng nhau chiến đấu để bảo vệ, để giữu gìn. Đất còn la flinh hồn của dân tộc, là đặc sản riêng của mỗi vùng miền. Bởi vậy mà Bác Hồ sau bao nhiêu năm bôn ba sứ người, Bác trở về và việc đầu tiên Người muốn làm đó là hôn lên hòn đất quê mẹ. Đất là tất cả những gì thuộc về dân tộc, về Tổ Quốc, là nơi linh thiêng mà biết bao thế hệ cha anh đã phải hy sinh để giữ gìn cho đến tận ngày nay. Đất còn là trái đất rộng lớn bao la, là cội nguồn, là nơi sản sinh và nuôi dưỡng tất cả sự sống của nhân loại.
Hiểu được giá tị to lớn của đất, câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” còn như lời khuyên răn của ông cha ta dành cho con cháu. Đó là chúng ta sống trên đất, ăn những sản phẩm được nuôi trồng từ đất nên phải có ý thức giữu gìn và bảo vệ đất. Đất là tài sản thiên nhiên, có thể nó sẽ không bao giờ mất đi nhưng nếu ta không biết bảo vệ thì giá trj của đất sẽ không còn nữa. Một mảnh vườn hay cánh đồng lúa, chỉ khi ta chăm sóc, vun xới và cung cấp dinh dưỡng ddaayd đủ thì đất đai mới màu mỡ, từ đó mới có thể nuôi dưỡng cho rau xanh tốt, cho lúa vươn những bông lúa nặng trĩu hạt. Con người cứ để mặc đất tự chắt chiu dinh dưỡng thì chẳng mấy chốc mà đất sẽ trở nên cằn cỗi, không thể trồng cây và rồi đến một ngày nào đó, tất cả sự sống cũng sẽ biến mất cùng những khô cằn, bạc màu từ mẹ đất. Ca dao có câu:
Ai ơi chơ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
nhằm khuyên nhủ con người nên quan tâm, bảo vệ và giữ gìn đất, không được để đất cằn cỗi, bạc màu, không được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.
Như vậy, qua câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”, ta cang hiểu sâu hơn giá trị của đất đối với cuộc sống con người. Đất là linh hồn của dân tộc, là nơi lưu giữ biết bao chiến công hiển hách của cha ông ta. Đất là gia đình, là tổ ấm, nơi bình yên nhất cuộc đời. Từ đó, bản thân mỗi người phải tự ý thức được việc bảo vệ và giữ gìn đất là vô cùng quan trọng. Đất là tài sản quý giá, cần được bảo vệ.