Bài văn phân tích cảm hứng nhân đạo trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du số 7

Nguyễn Du được nhắc đến là một đại thi hào có tài của dân tộc ta. Đi liền trong sự nghiệp văn học của ông không thể không nói đến tác phẩm Truyện Kiều”. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũng đã để lại nhiều tiếng vang lớn, thể hiện sự cảm thông của tác giả Nguyễn Du với những thân phận, những người phụ nữ tài sắc, hiền hậu, thủy chung nhưng bị xã hội vùi dập, chà đạp trong xã hội cũ. Và tác giả cũng đã thể hiện được sâu sắc cảm hứng nhân đạo trong tác phẩm, giúp cho tác phẩm có giá trị đến ngày hôm nay.


Thông qua tác phẩm “Truyện Kiều” người đọc có thể cảm nhận được tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Du đã miêu tả những số phận con người trong xã hội phong kiến tồi tàn, thối nát, xã hội mà con người suy đồi về đạo đức và nhân cách. Có thể nói rằng cũng chính nguồn cảm hứng nhân đạo thấm đẫm giá trị nhân văn của tác phẩm Truyện Kiều hiện nay cũng đã có sức ảnh hưởng lớn lao tới những con người trong xã hội. Ta như nhận thấy được hình ảnh của những con người có lương tri, có học thức cảm thấy thương cảm cho người con gái hồng nhan. Họ là những người đa tài mà phải chịu kiếp ba chìm bảy nổi, không có được hạnh phúc cho riêng mình. Cuộc sống cuộc của họ lưu vong nhiều sóng gió, trôi nổi đến vô định.


Với tác phẩm Truyện Kiều thì Nguyễn Du cũng đã cho người ta cảm nhận thấy tâm hồn tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn của tác giả đối với nhân vật của mình là cô gái mang tên Thúy Kiều. Tác giả Nguyễn Du với tình cảm của mình đã vẽ lên một nhân vật Thúy Kiều vô cùng hoàn mỹ, một nhân vật vẹn toàn về tài lẫn sắc, về hình thức lẫn tâm hồn.


Nhân vật Thúy Kiều là người con gái cho nhiều ưu điểm sống thủy chung tình nghĩa, biết thương yêu cha mẹ lo lắng cho các em, luôn luôn thủy chung với vị hôn thê. Có thể nhận thấy được một người con gái tốt đẹp như vậy xưa nay hiếm. Nhưng với tình yêu của mình tác giả Nguyễn Du cũng đã miêu tả Thúy Kiều không còn lời nào có thể tuyệt vời hơn. Thế rồi chính với tinh thần nhân đạo của tác giả thể hiện xuyên suốt bài thơ từ đầu tới cuối truyện, từ phẩm chất, nhân cách, ngoại hình, tài năng... Tác giả Nguyễn Du đã bộc bạch, đã khát khao muốn mang tới cho người đọc một giá trị về sự hoàn mỹ nhất đó là sự cảm thông. Tác giả Nguyễn Du như đã thấu hiểu nỗi khốn khổ hòa cảnh trôi nổi của một cô gái hồng nhan như bạc phận. Ông như khéo thổi một chữ tình, vào nhân vật Thúy Kiều của chúng ta càng được nhiều người thấu hiểu và cảm thông hơn.


Xây dựng lên nhân vật Thúy Kiều không phải là hình mẫu của người con gái xưa kia nên nàng không đánh trách khi đi ngược với đạo Nho gia. Chính nhân vật cũng đã phải trải qua nhiều cay đắng, nhiều ê chề, trải qua biết bao nhiêu tủi hổ trong cuộc sống lang bạt của mình. Nàng Kiều đã lấy chữ hiếu làm trinh để có thể giúp cha thoát tội, phận làm con ai lỡ để cha như vậy cơ chứ. Chính vì xã hội đã đẩy Kiều vào con đường không có lựa chọn nào khác. Chính Kiều cũng đã năm lần bảy lượt bị bán vào lầu xanh, nhưng nàng vẫn kiên cường, ở ngay trong cảnh khó khăn như thế nào thì Thúy Kiều vẫn xót thương cho cha mẹ già yếu. Nàng cũng xót xa cho người yêu của mình khi giờ đây đang cô đơn lẻ bóng mà phải trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Chính nàng cũng đang mơ có một cuộc sống bình dị, được làm vợ hiền con thảo sống bình thường giống như biết bao nhiêu người khác. Có thể nói rằng nàng Kiều có một mơ ước giản dị vô cùng nhưng đối với Thúy Kiều mơ ước đó thật viển vông, xa vời và không thể chạm đến được.


Thông qua tác phẩm chúng ta có thể cảm nhận thấy được một sự cay đắng tủi nhục mà nhân vật Thúy Kiều của chúng ta đã trải qua trong suốt 15 năm lưu lạc. Trong suốt khoảng thời gian lưu lạc chính là những lời xót xa, những giọt nước mắt cảm thông mà tác giả Nguyễn Du đã dành cho nàng Kiều.


Không thể phủ nhận được chính với việc tác giả Nguyễn Du xây dựng hình tượng Thúy Kiều vừa đẹp đẽ, nhân hậu, hiếu nghĩa vừa chung thủy. Tất cả như cũng thật trọn tình vẹn nghĩa, thể hiện tình yêu của tác giả Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình. Không dừng lại ở đây mà thông qua nhân vật Thúy Kiều tác giả cũng muốn tố cáo tội ác của xã hội cũ, một xã hội mất hết lương tri, một xã mất hết đạo đức đẩy một người con gái ngoan hiền tới đường nhơ nhuốc đến tủi hờn như vậy.

Chúng ta có thể nhận thấy được ở trong từng trích đoạn xuyên suốt tác phẩm Truyện Kiều đã nhiều lần người đọc phải rưng rưng dòng lệ cảm thương cho thân phận nàng Thúy Kiều trước những éo le, oan tình mà nàng đã vướng phải. Tác phẩm Truyện Kiều” của Nguyễn Du thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo vô cùng sâu sắc của tác giả hướng tới những người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa thật đau đáu, thật xót xa.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy