Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 9
Thép Mới (1925-1991) là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bài ký “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam”. Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật với trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người. Chỉ với ba câu văn, tác giả đã thuyết phục được chúng ta ở sự trân trọng, nâng niu (cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý) nhưng là nhằm nhấn mạnh về quan hệ “thân thuộc nhất” với con người thì không gì bằng nứa bằng tre.
Để tránh sự ngộ nhận, chủ quan, với cách viết dụng công và tâm huyết, ông trưng bày một hệ thống hình ảnh trùng điệp, liên hoàn có ấn tượng thị giác rất cao: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…”. Nó hình dung cách viết này như một thứ ống kính quay phim, ta có một cái nhìn ở hai cô 46. viễn cảnh và cận cảnh, từ xa đến gần. Riêng hình ảnh cận cảnh (luỹ tre thân nhiệt làng tôi) làm chúng ta không khỏi bồi hồi. Ấy là chưa nói sự cất cánh của lời văn bản nhac một giai điệu say sưa ở sự cân đối, hài hòa. Nếu tách nhịp, chúng ta có kết cấu 3 5-6. Ngôn ngữ ấy, nhạc điệu ấy - từ cảm xúc vang lên như những bài thơ. Mạch cảm xúc dồi dào còn vắt xuống ý tiếp theo để đi vào phẩm chất.
Nhà văn Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: “mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc…”. Câu văn diễn đạt nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Vẫn với phép so cánh, với lối văn trùng điệp, những nhịp điệu hài hoà, ta thấy hình tượng cây tre độc đáo hiện ra với lòng ham sống và sức sống dồi dào: “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt”, và từ cái gốc ấy, nó tự vun trồng những nét đặc trưng : mộc mạc, nhũn nhặn,cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, chí khí. Quen thuộc với con người, lại “chí khí hơn người”, cây tre còn độc đáo ở sự hoá thân. Nó là cốt cách người và chỉ con người Việt Nam mới có. Đọc câu văn ấy ta thấy đường biên phân định giữa cây tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa.
Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của con người Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi”. Đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Dưới “bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn, hiện ra toàn bộ đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, tập quán, phong tục, buồn vui, từ dựng nhà dựng cửa, lấy vợ lấy chồng, sinh ra và mất đi”. “Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau chung thuỷ”. Trong đoạn văn quan trọng này, về cấu trúc có sự kết hợp đan cài giữa chiều ngang và chiều dọc. Về chiều ngang, ta nhận ra thấp thoáng mái chùa cổ kính, nền văn hoá nông trang, những công việc hằng ngày, cả những nhọc nhằn giần sàng, xay, giã của con người Việt trong lao động. Tre chẻ lạt gói bánh chưng mỗi lần tết đến, tre là niềm vui của tuổi thơ (các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyển đánh chặt bằng tre), phút khoan khoái của tuổi già…, tre đã chia sẻ với người khăng khít, thuỷ chung. Còn về chiều đọc, nhằm gắn kết, gia cố sự bền chặt, tác giả đã nhấn mạnh yếu tố thời gian: “mái đình cổ kính”, “nền văn hoá lâu đời”, “đã từ lâu”, “đời đời kiếp kiếp”, “đã mấy nghìn năm”. Đó chính là chiều dài bốn nghìn năm lịch sử.
Riêng về yếu tố văn hoá, nếu nghĩ cho sâu, nó không chỉ thể hiện bằng chất liệu vật thể mà còn có cả nền văn hoá phi vật thể. Đó là những câu hát, những tâm sự, cách so sánh ví von. Cây tre vất vả mãi với người: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”. Tre luôn gắn bó thân thiết với cuộc sống lao động của người nông dân. Những khó khăn, gian khổ, vất vả của con người đều được tre sẻ chia. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày của con người. Tre trở thành người bạn tri kỷ của người dân lao động. Không chỉ thế, tre còn buộc chặt những tình cảm chân quê. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyên, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên nương, khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái.
Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy: Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nội tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy”. Những hình ảnh nhân hóa đã làm tăng thêm tính gần gũi, thân quen của trẻ với nhân dân. Không chỉ trong cuộc sống thân thuộc, cây tre gắn bó với con người trong chiến đấu. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, An người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của trẻ nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù”. Tác giả đã khẳng định vai trò, vị trí của cây tre trong trong công cuộc giữ nước. Vì sự bất khuất, can trường vốn cũng là một thuộc tính của tre. Tác giả có nhắc tới ý của người xưa: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” - ngay thẳng vốn là khí tiết, là cách ứng xử của trúc, của tre.
Tiếp theo, tác giả đã sử dụng hàng loạt hình ảnh nhân hóa: “Tre là thẳng thắn, bất khuất!… tre là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc” vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc. Không chỉ thế, tre còn là vũ khí giúp nhân dân ta đánh giặc. Dân tộc Việt Nam ta muôn đời vẫn còn nhớ đến “chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, tre trở thành một biểu tượng của người anh hùng hiên ngang, bất khuất, kiên cường, dũng cảm: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tư thế của tre là lăn xả vào cái ác dù cái ác mạnh đến chừng nào để giữ gìn non sông, đạo lí và cũng là để chung thuỷ với phẩm chất của tre.Để tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: “Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Ở đoạn văn này, nhà văn Thép Mới đã sử dụng thành công biện pháp nhân hóa, điệp từ ngữ, thủ pháp liệt kê để nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của cây tre trong công cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương, đất nước.
Tre tượng trưng cho khí phách, tâm hồn của người dân Việt Nam. Ở đây, một lần nữa yếu tố trữ tình lại được phát huy. Nhưng ở đoạn này nó còn gắn liền với tính chính luận. Để liên kết với đoạn trên cũng là để làm hiện lên một chân dụng nguyên khối của cây tre, người viết luôn luôn lưu ý : “Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc”. Và kì lạ thay, nếu ở đoạn trên, chiếc cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, sự chịu đựng đến mức bền bỉ, dẻo dai thì đến đây, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm “ông với sức mạnh của Thánh Gióng năm nào đuổi giặc Ân cứu nước. Như vậy, trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: “Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!” cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp… cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng. Đoạn cuối của bài văn là một phác thảo về cây tre trên con đường đi tới để liên kết giữa hiện tại, quá khứ với tương lai. Đây mới là những dự cảm. Và, tuy mới chỉ là dự cảm, nhưng vì nói đến tương lai, nó thật là náo nức: “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi…”. Sử dụng văn chương như một thứ nhạc nền nhằm thuyết minh thì sức thuyết phục của nó có cả từ lời lẫn nhạc.
Tác giả viết “tre già măng mọc”, nối liền với tâm hồn trẻ thơ bây giờ, và cả những ngày mai sắp tới. Và có lẽ vì là nhạc của trúc, của tre của thời đại mới, nó không còn là lời ca của những mối tình quê cái thuở ban đầu, nó là tiếng hát của lớp trẻ thơ măng mọc thẳng: Diều bay, diều lá tre bay lưng trời… Sáo tre, sáo trúc vang lang trời… Đó là lời của tre, trúc hay là lời của một thời đại đang bay mà phơi phới, rộn ràng, khớp khởi? Hồi kết của đoạn văn vừa là khúc tâm tình vừa khơi gợi lời nhắn nhủ: “Các em, các em rồi đây lớn lên…”. Cây tre vật chất Việt Nam dĩ nhiên không thay thế được xi măng, sắt thép, nhưng người bạn son sắt thuỷ chung ấy ít nhất cũng là một nhân chứng chia vui. Còn “cây tre tinh thần” vẫn là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, là cổng chào thắng lợi. Nó vẫn bền chặt với con người, còn tri kỷ, tri âm mãi mãi. Câu văn chính luận cuối cùng như một khẳng định bất tử: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”. Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh. Bài viết kết tinh nghệ thuật viết ký đặc sắc của Thép Mới.
Trước hết người đọc dễ dàng nhận ra văn bản “Cây tre Việt Nam” có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có được sự liền mạch cầu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật. Giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó.
Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của cậu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hóa trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu: “giã ơn cái cối cái chày”, “Giã ơn cái cọc bờ ao”. Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả: “Tre với người như thế đã mấy nghìn năm…”. Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hòa thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ; lúc trầm tự như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính”.
Bài ký bên cạnh sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú biến hoá linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết thì hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn cũng góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài ký giúp đọc hình dung được không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
Bài viết “Cây tre Việt Nam” nói lên sự gắn bó thân thiết, lâu đời của tre với đời sống người Việt trong lao động, sản xuất, chiến đấu. Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre mang những phẩm chất quý của con người Việt Nam như ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm. Cây tre Việt Nam mãi gắn bó, đồng hành với người Việt trong tương lai. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.