Top 9 Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

Hà Ngô 33 0 Báo lỗi

Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre mang những phẩm chất quý của con người Việt Nam như ngay thẳng, nhũn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 1

    Cây tre Việt Nam được Thép Mới viết để làm lời thuyết minh cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim đã thể hiện đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Lời thuyết minh đã góp phần làm lên giá trị của bộ phim, nó được coi như là một bài tuỳ bút đặc sắc, một bài thơ - văn xuôi đẹp của nhà báo, nhà văn Thép Mới.


    Câu mở đầu Thép Mới viết: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Phải chăng tác giả đã xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời, đặc biệt giữa tre với người Việt Nam - nông dân Việt Nam? Chính vì thế mà tre có mặt khắp nơi trên đất nước: Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu cũng có tre nứa làm bạn. Chỉ có một câu văn thôi mà đã gợi lên được tre ở mọi miền Tổ quốc. Hình ảnh đối xứng nhịp nhàng, câu văn có nhạc tính, đọc lên nghe rất thích thú. Tiếp ngay sau đó, nhà văn ca ngợi những đức tính đáng quý của tre: “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tươi. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Sức sống bền vững, dẻo dai; dáng vẻ thanh cao, giản dị của tre một lần nữa được nói lên trong những câu văn giàu nhạc tính, cân xứng nhịp nhàng. Đọc đến câu: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” thì ta bỗng hiểu ra cái ý vị sâu sắc: cây tre chính là con người Việt Nam - là tượng trưng cho dân tộc Việt Nam và những phẩm chất cao quý của tre cũng là những đức tính đẹp đẽ của con người.


    Nhận định tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam là tư tưởng xuyên suốt bài văn. Để chứng minh cho nhận định này, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận điểm với nhiều dẫn chứng. Luận điểm thứ nhất như đã nói ở phần mở đầu, sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam. Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. Hơn thế nữa, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Đã từ lâu đời, dưới bóng tre xanh con người Việt Nam đã làm ăn sinh sống và gìn giữ một nét văn hoá cổ truyền. Tre còn giúp người trăm nghìn công việc khác nhau như là cánh tay của người nông dân:


    “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ

    Tre với người vất vả quanh năm”


    Trong cuộc sống đời thường, tre gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi: với tuổi thơ, tre là nguồn vui - các bạn nhỏ chơi chuyền đánh chắt bằng tre; với lứa đôi nam nữ thì dưới bóng tre là nơi hò hẹn tâm tình; với tuổi già hút thuốc làm vui thì có chiếc điếu cày... Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nấm trèn giường tre, tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ.


    Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc: “Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người”. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quý khác thẳng thắn, bất khuất: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: “Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!”. Cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp... cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng.


    Đế tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: “Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu”. Cây tre tiếp tục gắn bó thân thiết với dân tộc Việt Nam trong hiện tại và mãi mãi sau này. Phần kết của bài kí, tác giả đặt ra một vấn đề có ý nghĩa: vai trò của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ mới (Công nghiệp hoá - hiện đại hoá) trong giai đoạn hiện tại và tương lai, khẳng định tre mãi mãi là người bạn chia bùi, sẻ ngọt với con người. Để đưa người đọc đến vấn đề này, tác giả bắt đầu từ hình ảnh nhạc của trúc, của tre, hình ảnh sáo tre, sáo trúc biểu lộ tâm tình của con người Việt Nam. Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre thiết tha bay bổng như một đoạn thơ - văn xuôi giàu nhạc tính. Sau đó, tác giả lấy câu tục ngữ tre già măng mọc và hình ảnh măng non trên phù hiệu đội viên thiếu nhi làm phương tiện chuyển ý rất tự nhiên để khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai của đất nước: “Nứa tre... còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia ngọt sẻ bùi của những ngày mai tươi hát... Ngày mai, trên đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên đường đời ta dấn bước, tre xanh mãi là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình…”. Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh:


    “Mai sau,

    Mai sau,

    Mai sau…

    Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh…”

    (Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)


    Bài “Cây tre Việt Nam” với nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá sử dụng thành công, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu, Thép Mới đã đem đến cho người đọc vẻ đẹp bình dị và những phẩm chất cao quý của cây tre. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 1

  2. Top 2

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 2

    Đã từ lâu, cây tre trở thành một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của con người. Chính vì vậy, Thép Mới đã khắc họa sự gắn bó qua tác phẩm “Cây tre Việt Nam”.


    Trong thế giới thiên nhiên rộng lớn, cây cối xanh tươi, giữa muôn ngàn những màu xanh cây lá, tre vẫn giữ một vị trí vô cùng nổi bật với sự thân thuộc mà nó mang đến: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Tre cũng là loài cây chẳng kén đất sống hay ngại thời tiết nắng gió nhọc nhằn. Dù ở bất kì nơi đâu, tre vẫn vươn thẳng mình phía trước, sống xanh tốt, dẫu cho đó là chốn đất cằn đá sỏi hay nơi màu mỡ tốt tươi. Cũng chính bởi thế mà khắp mọi miền đất nước, đâu đâu cũng thấy bóng dáng tre xanh: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Những câu văn đầu như lời giới thiệu đầy nhẹ nhàng mà bộc bạch tình cảm thắm thiết, chân thành của tác giả dành cho cây tre.


    Tre càng gần gũi với con người hơn bao giờ hết bởi những phẩm chất đáng quý của nó đều gắn với những đức tính tốt đẹp của con người: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Những phẩm chất dẻo dai, thích nghi với hoàn cảnh, ngay thẳng, bản lĩnh cứng cáp được trẻ hun đúc từ thế hệ này sang thế hệ khác đáng ngưỡng mộ biết bao. Không chỉ vậy, trẻ còn mang khí chất đầy hấp dẫn, thu hút. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả, tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam.


    Trong đời sống con người, trẻ luôn bên cạnh, gắn liền với nhân dân từ xưa tới nay: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân”. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre”, “tre” được lặp đi lặp lại càng làm rõ sự khăng khít, gắn bó bên nhau giữa trẻ và người.


    Tre gắn bó với con người trong cuộc đời như một điều gì khó có thể chia cắt được. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyền, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên cạnh con người vào ruộng, ra nương, khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái. Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy.

    Không chỉ vậy, tre còn gắn bó trong chiến đấu. Tre cũng mang trong mình những phẩm chất của một người hùng bất khuất, kiên cường: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Tre vào chiến trận cũng gan dạ, kiên cường oanh liệt, lấy thân mình giữ làng nước quê hương: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Tre - người hùng chiến trận, lời tác giả viết đều chân thực, dựa trên lịch sử và thực tế vì vậy mỗi từ, mỗi chữ đều lay động tâm hồn người đọc.


    Đoạn kết bài là hình ảnh của tre trong cuộc sống hiện đại. Khi mà những xi măng, cốt sắt ngày càng nhiều thì tre vẫn giữ một vị trí đặc biệt: “Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi”.


    Lời khẳng định đầy thiết tha ấy đã cho thấy một sức sống trường tồn, vĩnh cửu của tre trong đời sống dân tộc Việt Nam. Tác phẩm với ngôn ngữ mộc mạc, chân tình, lối viết giản đơn nhưng đã mang lại cho người đọc những tình cảm tốt đẹp. Có lẽ phải trân quý và yêu lắm cây tre Việt Nam tác giả mới viết nên những dòng văn thấm đẫm cảm xúc như thế.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 2
  3. Top 3

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 3

    Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Khi viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.


    Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam”. Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật vai trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.


    Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: “mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc…” được diễn đạt bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”. Câu văn như một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam.


    Ngay từ phần mở đầu của bài viết, Thép Mới đã khẳng định sự gắn bó khăng khít và bền chặt của tre với người. Để minh chứng cho nhận định, ông đã sử dụng hàng loạt các dẫn chứng khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề đó. Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi”. Đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ “bóng tre”, “dưới bóng tre” được điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với người từ thuở lọt lòng với chiếc nôi tre cùng lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, những năm tháng tuổi thơ cây sáo với nhạc điệu du dương trầm bổng hay bộ chắt bằng tre làm bạn, tuổi già lấy điếu thuốc lào làm vui, và khi nhắm mắt xuôi tay tre cũng ở bên cạnh con người.


    Chưa dừng lại ở đó, những năm tháng chiến tranh gian nan và ác liệt, tre cũng là đồng chí, người bạn đồng hành của nhân dân Việt Nam. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của tre nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù”. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: “tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh…” vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.


    Kết lại bài viết là hình ảnh tre của hiện tại. Khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc” , tiếng sáo diều vi vút… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người.


    Bài ký sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.


    Với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kỹ càng, giọng điệu tha thiết tác giả đã khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Cây tre với những phẩm chất tốt đẹp quý báu chính là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 3
  4. Top 4

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 4

    Qua Cây tre Việt Nam, nhà văn Thép Mới đã khẳng định cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam.


    Văn bản bắt đầu bằng một nhận xét bao trùm, có sức khái quát cho toàn bài: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, rồi ngay sau đó để chứng minh, người viết đi vào luận điểm đầu tiên: “Cây tre Việt Nam là loài cây độc đáo nhất trong các loài cây”. Ý thức khẳng định bằng phép so sánh này đã có một cách làm trực tiếp: “đặt cây tre vào vùng thiên nhiên nhiệt đới của “muôn ngàn cây lá khác nhau”. Chỉ với ba câu văn, tác giả đã thuyết phục được chúng ta ở sự trân trọng, nâng niu (cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý) nhưng là nhằm nhấn mạnh về quan hệ “thân thuộc nhất” với con người thì không gì bằng nứa bằng tre. Để tránh sự ngộ nhận, chủ quan, tác giả đã trưng bày một hệ thống hình ảnh trùng điệp, liên hoàn có ấn tượng thị giác rất cao: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…”. Nếu hình dung cách viết này như một thứ ống kính quay phim, ta có một cái nhìn ở hai cấp độ viễn cảnh và cận cảnh, từ xa đến gần. Riêng hình ảnh cận cảnh (luỹ tre thân mật làng tôi) làm chúng ta không khỏi bồi hồi. Ấy là chưa nói sự cất cánh của lời văn bằng nhạc, một giai điệu say sưa ở sự cân đối, hài hoà.


    Nếu tách nhịp, chúng ta có kết cấu 3 - 3, 6 - 6. Ngôn ngữ ấy, nhạc điệu ấy - từ cảm xúc vang lên như những bài thơ. Mạch cảm hứng dồi dào còn vắt xuống ý tiếp theo để đi vào phẩm chất. Vẫn với phương pháp so sánh, vẫn với lối văn trùng điệp, vẫn những nhịp điệu hài hoà, ta thấy hình tượng cây tre độc áo hiện ra với lòng ham sống và sức sống dồi dào: “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt”, và từ cái gốc ấy, nó tự vun trồng những nét đặc trưng: mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, chí khí. Quen thuộc với con người, lại “chí khí” như người, cây tre còn độc đáo ở sự hoá thân. Nó là cốt cách người và chỉ con người Việt Nam mới có. Đọc câu văn ấy ta bỗng giật mình: đường biên phân định giữa cây tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa.


    Ý tưởng “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam” từ đoạn hai trở đi mới rõ. Dưới “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn”, hiện ra toàn bộ đời sống con người từ ăn, ờ, lam làm, tập quán, phong tục, buồn vui, từ dựng nhà dựng cửa, lấy vợ lấy chồng (hai trong ba việc hệ trọng: tậu trâu, cưới vợ, làm nhà), sinh ra và mất đi, “tre với mình, sống có nhau, chết có nhau chung thuỷ”. Trong đoạn văn quan trọng này, về cấu trúc có sự kết hợp đan cài giữa chiều ngang và chiều dọc về chiều ngang, ta nhận ra thấp thoáng mái chùa cổ kính, nền văn hoá nông tang, những công việc hằng ngày, cả những nhọc nhằn giần sàng, xay, giã. Tre chẻ lạt gói bánh chưng mỗi lần tết đến, niềm vui của trẻ thơ, phút khoan khoái của tuổi già, tre đã chia sẻ với người khăng khít, thuỷ chung. Còn về chiều đọc, nhằm gắn kết, gia cố sự bền chặt, tác giả đã nhấn mạnh yếu tố thời gian: “mái đình cổ kính”, “nền văn hoá lâu đời”, “đã từ lâu”, “đời đời, kiếp kiếp”, “đã mấy nghìn năm” Đó chính là chiều dài bốn nghìn năm lịch sử. Riêng về yếu tố văn hoá, nếu nghĩ cho sâu, nó không chỉ thể hiện bằng chất liệu vật thể mà còn có cả nền văn hoá phi vật thể. Đó là những câu hát, những tâm sự, cách so sánh ví von. Đoạn hai của bài có ba câu thơ thì bắt đầu bằng câu thơ của thời đại mới.


    Sau đó, hình như để xâu chuỗi với tâm hồn dân tộc thì một câu thơ là tâm sự mùa màng, còn một câu nữa là khúc hát giao duyên. Câu thứ nhất, tâm sự cùng tre làm ta nhớ đến nỗi niềm của người nông dân với con trâu quen thuộc: “Trâu ơi ta bảo trâu này”. Còn chất nhạc nếu là ưu điểm nổi bật của bài văn, thì ở đoạn này hiện ra rất rõ. Đó là cách nói có vần và nhịp điệu, nhất là nhịp điệu, chẳng hạn câu: “Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Nhất là câu: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”. Có thể nói, ít có đoạn nào mà bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm của người viết đã gửi gắm tài hoa và chắt lọc vào từng câu, từng chữ như ở đoạn này.


    Đến đoạn tiếp theo, Thép Mời tiếp tục khẳng định vị trí của cây tre trong công cuộc giữ nước. Vì sự bất khuất, can trường vốn cũng là một thuộc tính của tre. Tác giả có nhắc tới ý của người xưa: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Đúng, ngay thẳng vốn là khí tiết, là cách ứng xử của trúc, của tre: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tư thế của tre là lăn xả vào cái ác dù cái ác mạnh đến chừng nào để giữ gìn non sông, đạo lí và cũng là để chung thuỷ với phẩm chất của tre. Yếu tố trữ tình một lần nữa lại được phát huy. Nhưng ở đoạn này nó còn gắn liền với tính chính luận. Để liên kết với đoạn trên cũng là để làm hiện lên một chân dung nguyên khối của cây tre, người viết luôn luôn lưu ý: “Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc”. Và kì lạ thay, nếu ở đoạn trên, chiếc cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, sự chịu đựng đến mức bền bỉ, dẻo dai thì đến đày, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm nào đuổi giặc Ân cứu nước.


    Đoạn cuối của bài văn là một phác thảo về cây tre trên con đường đi tới để liên kết giữa hiện tại, quá khứ với tương lai. Đây mới là những dự cảm. Và, tuy mới chỉ là dự cảm, nhưng vì nói đến tương lai, nó thật là náo nức: “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi…”.


    Về nghệ thuật, trước hết người đọc dễ dàng nhận ra: “Cây tre Việt Nam” có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có được sự liền mạch câu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật. Cùng với nội dung, giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó. Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của câu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hoá trong nhiều trường hợp.


    Cây tre Việt Nam là một tác phẩm ngắn gọn nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Đó là khẳng định mối quan hệ giữa con người và cây tre.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 4
  5. Top 5

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 5

    Cây tre từ lâu đã vô cùng gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam. Khi đến với tác phẩm “Cây tre Việt Nam”, Thép Mới đã cho người đọc thấy được sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống của con người Việt Nam.


    Trước hết, cây tre có mặt ở mọi nơi trên đất nước ta và có những phẩm chất đáng quý. Tre là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam. Nhà văn đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”, “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”. Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Qua đó thấy được, cây tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí như con người.


    Không chỉ vậy, tre còn gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Sự gắn bó đó được nhà văn khắc họa vô cùng cụ thể. Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Những hình ảnh nhân hóa đã làm tăng thêm tính gần gũi, thân quen của trẻ với nhân dân. Đồng thời là phẩm chất ngay thẳng, cống hiến hết mình của tre đối với nhân dân, đất nước.


    Tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Cuối cùng, tre là người bạn của dân tộc ta. Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình. Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.


    Đến đoạn cuối cùng, nhà văn đã khẳng định vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa: khi mà sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. “Nhưng tre nữa sẽ vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa thân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng”.

    Để khắc họa được hình ảnh cây tre Việt Nam, Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu…


    Như vậy, tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã khắc họa được hình ảnh cây tre với sự gắn bó mật thiết trong cuộc sống của con người Việt Nam. Tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 5
  6. Top 6

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 7

    Hình ảnh cây tre đã rất quen thuộc ở các làng quê Việt Nam. Văn bản “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã cho thấy tầm quan trọng của cây tre đối với đời sống của con người.


    Đầu tiên, Thép Mới đã khắc họa những đặc điểm của cây tre: “Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt”; “Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn”; “Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”. Từ đó, hình ảnh cây tre hiện lên với vẻ đẹp thanh cao, chí khí như con người.


    Tiếp đến, nhà văn khẳng định tầm quan trọng của cây tre trong đời sống của con người Việt Nam. Khắp các làng quê, cây tre xuất hiện khắp mọi nơi: “Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn”. Cây tre đã trở thành một người bạn của con người: “Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang”. Trong lao động sản xuất, loài cây này cũng có những đóng góp tích cực khiến cho Thép Mới phải khẳng định rằng: “Tre là cánh tay của người nông dân”. Không chỉ trong đời sống vật chất, mà ngay cả đời sống tinh thần, cây tre cũng có một tầm quan trọng lớn lao. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già.


    Đặc biệt nhất, cây tre còn sát cánh trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”.


    Ở đoạn cuối cùng, nhà văn khẳng định vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa: khi mà sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. “Nhưng tre nữa sẽ vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa thân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng”.


    Thép Mới đã sử dụng nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu… Từ đó, tác phẩm “Cây tre Việt Nam” đã nói lên những giá trị ý của loài cây này.


    Văn bản “Cây tre Việt Nam” khắc họa thành công hình ảnh cây tre với sự gắn bó mật thiết trong cuộc sống của con người Việt Nam. Từ đó, cây tre đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và con người Việt Nam.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 7
  7. Top 7

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 8

    Cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Tre có mặt trong cuộc sống con người mọi lúc. Cây tre là biểu tượng cho con người, dân tộc Việt Nam. Viết về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre chúng ta có thể kể đến bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy và không thể không nhắc đến tác phẩm Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới. Tác phẩm được viết làm lời bình cho một bộ phim điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, tác phẩm đã cho thấy vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam, đồng thời ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.


    Không sử dụng ngôn từ hoa mỹ, giọng văn trong "Cây tre Việt Nam" tự nhiên, mộc mạc và ngay thẳng như tre. Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam”. Câu văn ấy là lời khẳng định về mối quan hệ gắn bó lâu dài, bền chặt của tre với con người. Đặt tre trong muôn ngàn cây cối khác nhau, Théo Mới đã làm nổi bật lên vai trò, ý nghĩa của nó: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa” . Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,… đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn” . Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người.


    Tiếp ngay sau đó, Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc,… Và vẻ đẹp, khí chất của tre được tác giả so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”. Câu văn không đơn thuần là một phép so sánh, mà còn là một lời ngầm khẳng định cây tre chính là biểu tượng cho con người Việt Nam, những vẻ đẹp, khí chất của tre cũng chính là phẩm chất cao quý của dân tộc ta. Tất cả những điều ấy được diễn tả bằng lời văn nhịp nhàng, cân đối như lời hát.


    Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc Việt. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi”, đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Tre bao bọc, che chở con người, dưới bóng tre xanh dân ta vỡ ruộng, khai hoang, làm ăn sinh sống. Điệp ngữ “bóng tre” “dưới bóng tre” được điệp đi điệp lại càng khẳng định hơn nữa sự gắn bó thủy chung của tre với con người. Tre cứ thế gắn bó trong lao động, trong đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt. Với người dân Việt Nam, tre như người bạn muôn đời thủy chung và gần gũi. Tre ở mọi nơi, mạnh mẽ và kiên cường sống, đồng hành với con người từ thuở lọt lòng cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trở về nguồn cội. Ấy là chiếc nôi tre ru giấc ngủ nồng say ngày còn thơ ấu, là tiếng sáo diều vút cao mỗi chiều chăn trâu cắt cỏ, là điếu thuốc lào hàn huyên bên chén chè xanh,...


    Không chỉ vỗ về con người Việt Nam trong những ngày tháng êm đềm, tre còn kề vai sát cánh với người trong những năm chiến tranh thảm khốc nhất. Tre bao bọc xóm láng, ôm lấy người, vừa là khiên chắn, vừa là vũ khí. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”. Hình ảnh gọn ghẽ, mang tính hình tượng cao, tô đậm đặc điểm của tre đông thời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt biện pháp nhân hóa: tre là đồng chí, tre giữ làng, tre hi sinh,… vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc.


    Kết lại bài viết, là hình ảnh tre của hiện tại, khi cuộc sống con người đã trở nên hiện đại hơn, sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình. Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, được tác giả diễn đạt thật tinh tế qua hình ảnh “măng mọc”, tiếng sáo diều vi vút,… Lời kết vút lên như một lần nữa ca ngợi sự gắn bó thủy chung, son sắt của tre với con người. Dù đất nước có phát triển hơn nữa, cuộc sống con người hiện đại ra sao, tre Việt Nam, con người Việt Nam vẫn sẽ hiên ngang bất khuất, mãi không đổi thay giữa thăng trầm lịch sử.


    Bài kí sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú, biến hóa linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết. Hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn tạo nên không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Những thủ pháp nghệ thuật ấy làm nên một bài kí với âm điệu và dáng hình đẹp như một bài thơ, khắc họa trọn vẹn hình ảnh tre Việt Nam.


    "Cây tre Việt Nam" là một trong những bài kí xuất sắc của tác giả Thép Mới với những chi tiết, hình ảnh được chọn lọc kĩ càng, giọng điệu tha thiết khẳng định sự gắn bó, thủy chung của cây tre với đời sống người dân Việt Nam. Dù hôm nay hay mãi mãi về sau, tre sẽ luôn là người bạn, người đồng hành bên dáng hình Việt Nam ngàn đời.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 8
  8. Top 8

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 8

    Người đọc có thể chưa xem được bộ phim do các nhà điện ảnh Ba Lan quay và dàn dựng, nhưng đọc bài văn thuyết minh này họ cũng có thể tưởng tượng ra những hình ảnh biểu lộ sự khăng khít giữa tre với người. Mở đầu bài thuyết minh, Thép Mới đã khẳng định rõ ràng rằng: "Cây tre là người bạn của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. Một câu khẳng định có tính bao quát về con người, tre và nơi chôn từ biên giới phía Bắc đến tận mũi Cà Mau.


    Hai đoạn văn kế tiếp, nhà văn chứng mình về nơi chôn, các chủng loại cùng họ với tre: “tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi...”; nói rõ hơn về đặc tính sống của tre bằng nghệ thuật nhân hóa để dẫn đến sự so sánh: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khi như người”. Những câu kết hợp thành hai đoạn văn trên cân xứng nhịp điệu, ngôn từ giàu tính nhạc nên khi đọc ta nghe rất xuôi tai nhằm cho người dân Ba Lan, cho mọi người thấy rõ cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.


    Thử phân tích hai câu:

    Vào đâu tre củng sống

    Ở đâu tre củng xanh tôt.

    Dáng tre vươn mộc mạc

    Màu tre tươi nhũn nhặn.


    Đặc tính của tre được diễn tả bằng những câu văn đối xứng ở từng vê câu 5 tiếng, 6 tiếng tạo nên nhịp điệu như những câu văn biền ngẫu.


    Từ đó cho đến gần cuối bài, Thép Mới chứng minh “tre là bạn của nhân dân Việt Nam”, mà trước hết ông chứng minh tre là bạn của nông dân. Từ thuở xa xưa, dân Việt sống bằng nông nghiệp, chài lưới, và nước Việt chẳng có nhiều thị thành. Nơi nào trên quê hương này cũng thấy lũy tre làng, lũy tre bao quanh vườn nhà. “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoảng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời”. Mái đình thờ người xây dựng nên làng xã, tiền hiền, thất tố. Mái chùa thờ Phật, Phật giáo dạy người lấy trí tuệ và lòng thương người đế đời bớt khổ đà du nhập vào đất Việt từ thê kỉ thứ hai theo Tây lịch. Ấy là tre đã góp phần bảo vệ nền văn hóa tâm linh. Còn với người dân làng, bản, xóm, thôn thì “dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhờ có tre mà người Việt dựng nhà, làm cán bừa, cán cuốc,... làm niền cối xay. Tre giúp người an cư lạc nghiệp nên tre cùng vất vả như người. Như đế làm cho đoạn văn thêm hương vị, Thép Mới còn chêm vào hai câu thơ trích dẫn:


    Cánh dồng ta năm đôi ba vụ

    Tre với người vất vả quanh năm.


    Vá nhà văn đã không quên kết án thực dân Pháp lấy chiêu bài “văn minh”, “khai hóa” nhưng chắng làm ra được một tấc sắt, chẳng tạo được một thứ máy móc nông cụ nào khiến người nông dân vẫn với “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn dời nay, xay nắm thóc”. Nhịp và nhạc điệu của câu văn đọc lên nghe sao trầm lắng, nặng nề! Tre không chỉ vất vả cùng với người lao động, Thép Mới còn đề cập tới chuyện tre là người chứng kiến và buộc chặt “những mối tình quê”, là nguồn vui của mọi người. Với các em bé thì que chuyền đánh chắt la nguồn vui duy nhất. Với tuổi già thì “vớ chiếc diếu cày tre là khoan khoái”, rít một hơi, nhả khói mà suy nghĩ chuyện đời. Với thanh thiếu niên thì chẻ tre làm diều, cạo trúc làm sáo, rồi trưa chiều nồm nam cơn gió thổi, người làng thấy


    “Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...

    Gió dưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.”


    Người làng nghe “khóm tre làng rung lèn man mác khúc nhạc đồng quê”. Vui cảnh thanh bình thì tre cùng sống với người như thế. Còn khi có quân xâm lược tràn qua với sức mạnh của vũ khí là sắt thép thì “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất”, “Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí”. Trong đoạn văn này, hàng loạt tiếng “tre” được lặp lại để nhấn mạnh, kết hợp với các động từ mạnh nhân hóa như “xung phong, giữ” thể hiện “tre” cũng giông người không chịu khuất trước sức mạnh của kẻ thù. Nêu thời bình, tre là cánh tay của người lao động thì thời chiến tre lại là vũ khí tầm vông vót nhọn, bàn chông cùng người chấp nhận hi sinh đánh đuổi kẻ thù.


    Tre có công lớn trong thời bình, tre có công lớn trong thời chiến. Thế nên nhà văn không ngần ngại ca ngợi tre bằng câu cảm thán: “Tre. anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến dấu!”. Thuyết minh cây tre gắn bó với con người trong lao động, chiến đâu; là người bạn gần gũi với con người từ thuở mới sinh cho tới lúc từ giã cõi đời, Thép Mới đã cô đúc thành câu văn đầy nghĩa tình trọn vẹn: “Suốt một dời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nôi tre, dến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy”. Trở lên trên, Thép Mới thuyết minh tre là bạn của người dân Việt từ xa xưa tới thời điểm bài viết ra đời. Tác giả không dừng lại ở đó mà còn hướng về tương lai với thành ngữ “Tre già măng mọc”. Tre phát triển như thế thì người dân Việt cũng phát triển như thế. Dù trong đời sống văn minh “sắt, thép có thể nhiều hơn tre nứa. Nhưng trên dường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình”. Điều đó có nghĩa là tre vẫn tồn tại, chí ít là trong đời sống văn hóa của người Việt qua hình ảnh của “chiếc đu tre, tiếng sáo diều”...


    Với nghệ thuật chọn từ, sử dụng phép lặp, nhân hóa và so sánh trong miêu tả; vận dụng dấu phẩy để tạo nhịp cho câu văn, Thép Mới đã thổi hồn người vào loại cây bình dị, dẻo dai sát cánh cùng con người trong lao động, giải trí, và chiến đấu chống giặc, biến nó thành biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam. Qua thế kỉ XXI, vật dụng bằng sắt, thép đã nhiều, nhiều nhà máy thép đã mọc lên nhưng vật dụng bằng tre vẫn đầy, thành phố không còn lũy tre nhưng vẫn còn đó tre trúc mọc trong chậu kiểng đặt trước sân nhà. Giản dị, vì “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”. Tre vẫn tồn tại bên người!

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 8
  9. Top 9

    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 9

    Thép Mới (1925-1991) là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm của ông giàu chất trữ tình, cảm hứng nổi bật là ca ngợi tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bài ký “Cây tre Việt Nam” sáng tác năm 1955, là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan. Bộ phim thông qua hình ảnh cây tre thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.


    Ngay từ những câu văn mở đầu tác giả đã khẳng định tre là người “bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam”. Câu văn như một lời khẳng định chắc nịch về mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, lâu bền của tre với con người. Để làm nổi bật với trò, ý nghĩa của tre, tác giả đã đặt nó trong muôn ngàn cây cối khác nhau, nhưng tre luôn giữa một vị trí đặc biệt quan trọng: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Câu văn nhịp nhàng kết hợp với biện pháp liệt kê đã cho thấy sự thân thuộc, gần gũi của tre với đời sống con người. Chỉ với ba câu văn, tác giả đã thuyết phục được chúng ta ở sự trân trọng, nâng niu (cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý) nhưng là nhằm nhấn mạnh về quan hệ “thân thuộc nhất” với con người thì không gì bằng nứa bằng tre.


    Để tránh sự ngộ nhận, chủ quan, với cách viết dụng công và tâm huyết, ông trưng bày một hệ thống hình ảnh trùng điệp, liên hoàn có ấn tượng thị giác rất cao: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi…”. Nó hình dung cách viết này như một thứ ống kính quay phim, ta có một cái nhìn ở hai cô 46. viễn cảnh và cận cảnh, từ xa đến gần. Riêng hình ảnh cận cảnh (luỹ tre thân nhiệt làng tôi) làm chúng ta không khỏi bồi hồi. Ấy là chưa nói sự cất cánh của lời văn bản nhac một giai điệu say sưa ở sự cân đối, hài hòa. Nếu tách nhịp, chúng ta có kết cấu 3 5-6. Ngôn ngữ ấy, nhạc điệu ấy - từ cảm xúc vang lên như những bài thơ. Mạch cảm xúc dồi dào còn vắt xuống ý tiếp theo để đi vào phẩm chất.


    Nhà văn Thép Mới khẳng định những vẻ đẹp phẩm chất của tre: “mọc thẳng, ở đâu tre cũng xanh tốt, dáng tre mộc mạc, màu tre nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc…”. Câu văn diễn đạt nhịp nhàng, cân đối tựa như một lời hát. Vẫn với phép so cánh, với lối văn trùng điệp, những nhịp điệu hài hoà, ta thấy hình tượng cây tre độc đáo hiện ra với lòng ham sống và sức sống dồi dào: “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt”, và từ cái gốc ấy, nó tự vun trồng những nét đặc trưng : mộc mạc, nhũn nhặn,cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, chí khí. Quen thuộc với con người, lại “chí khí hơn người”, cây tre còn độc đáo ở sự hoá thân. Nó là cốt cách người và chỉ con người Việt Nam mới có. Đọc câu văn ấy ta thấy đường biên phân định giữa cây tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa.


    Không chỉ mang những phẩm chất đẹp đẽ của con người Việt Nam, tre còn gắn liền với đời sống dân tộc. Tác giả bắt đầu sự gắn bó đó bằng việc trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi”. Đây là cầu nối, khơi gợi sự gắn bó khăng khít giữa người và tre. Dưới “bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn, hiện ra toàn bộ đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, tập quán, phong tục, buồn vui, từ dựng nhà dựng cửa, lấy vợ lấy chồng, sinh ra và mất đi”. “Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau chung thuỷ”. Trong đoạn văn quan trọng này, về cấu trúc có sự kết hợp đan cài giữa chiều ngang và chiều dọc. Về chiều ngang, ta nhận ra thấp thoáng mái chùa cổ kính, nền văn hoá nông trang, những công việc hằng ngày, cả những nhọc nhằn giần sàng, xay, giã của con người Việt trong lao động. Tre chẻ lạt gói bánh chưng mỗi lần tết đến, tre là niềm vui của tuổi thơ (các em bé còn có đồ chơi gì nữa ngoài mấy que chuyển đánh chặt bằng tre), phút khoan khoái của tuổi già…, tre đã chia sẻ với người khăng khít, thuỷ chung. Còn về chiều đọc, nhằm gắn kết, gia cố sự bền chặt, tác giả đã nhấn mạnh yếu tố thời gian: “mái đình cổ kính”, “nền văn hoá lâu đời”, “đã từ lâu”, “đời đời kiếp kiếp”, “đã mấy nghìn năm”. Đó chính là chiều dài bốn nghìn năm lịch sử.


    Riêng về yếu tố văn hoá, nếu nghĩ cho sâu, nó không chỉ thể hiện bằng chất liệu vật thể mà còn có cả nền văn hoá phi vật thể. Đó là những câu hát, những tâm sự, cách so sánh ví von. Cây tre vất vả mãi với người: “Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc”. Tre luôn gắn bó thân thiết với cuộc sống lao động của người nông dân. Những khó khăn, gian khổ, vất vả của con người đều được tre sẻ chia. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày của con người. Tre trở thành người bạn tri kỷ của người dân lao động. Không chỉ thế, tre còn buộc chặt những tình cảm chân quê. Từ tuổi ấu thơ, tre là nguồn vui trong mỗi trò chơi dân gian chơi chuyên, đánh thẻ. Lúc trưởng thành, tre bên nương, khi về già, tre lại là bạn tâm giao trong chiếc điếu cày khoan khoái.


    Tre chung thủy với người như dân làng thủy chung, gắn bó với quê hương mình vậy: Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng trong chiếc nội tre, đến khi nhắm mắt xuôi tay, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy”. Những hình ảnh nhân hóa đã làm tăng thêm tính gần gũi, thân quen của trẻ với nhân dân. Không chỉ trong cuộc sống thân thuộc, cây tre gắn bó với con người trong chiến đấu. Cảm hứng chính của đoạn văn được khơi dậy từ hình ảnh: “Như tre mọc thẳng, An người không chịu khuất” một mặt tô đậm đặc điểm của trẻ nhưng đằng sau đó là lời ca ngợi ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. Trước mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cả tre và người không chịu khuất phục, tre giúp sức người: “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù”. Tác giả đã khẳng định vai trò, vị trí của cây tre trong trong công cuộc giữ nước. Vì sự bất khuất, can trường vốn cũng là một thuộc tính của tre. Tác giả có nhắc tới ý của người xưa: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” - ngay thẳng vốn là khí tiết, là cách ứng xử của trúc, của tre.


    Tiếp theo, tác giả đã sử dụng hàng loạt hình ảnh nhân hóa: “Tre là thẳng thắn, bất khuất!… tre là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc” vừa tôn vinh giá trị của tre vừa làm sống dậy những năm tháng chiến tranh ác liệt mà hào hùng của dân tộc. Không chỉ thế, tre còn là vũ khí giúp nhân dân ta đánh giặc. Dân tộc Việt Nam ta muôn đời vẫn còn nhớ đến “chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến của dân tộc, tre trở thành một biểu tượng của người anh hùng hiên ngang, bất khuất, kiên cường, dũng cảm: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tư thế của tre là lăn xả vào cái ác dù cái ác mạnh đến chừng nào để giữ gìn non sông, đạo lí và cũng là để chung thuỷ với phẩm chất của tre.Để tổng kết vai trò lớn lao của cây tre đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam, tác giả đã khái quát: “Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”. Ở đoạn văn này, nhà văn Thép Mới đã sử dụng thành công biện pháp nhân hóa, điệp từ ngữ, thủ pháp liệt kê để nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của cây tre trong công cuộc kháng chiến bảo vệ quê hương, đất nước.


    Tre tượng trưng cho khí phách, tâm hồn của người dân Việt Nam. Ở đây, một lần nữa yếu tố trữ tình lại được phát huy. Nhưng ở đoạn này nó còn gắn liền với tính chính luận. Để liên kết với đoạn trên cũng là để làm hiện lên một chân dụng nguyên khối của cây tre, người viết luôn luôn lưu ý : “Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc”. Và kì lạ thay, nếu ở đoạn trên, chiếc cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, sự chịu đựng đến mức bền bỉ, dẻo dai thì đến đây, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm “ông với sức mạnh của Thánh Gióng năm nào đuổi giặc Ân cứu nước. Như vậy, trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam. Từ truyền thuyết cây tre đằng ngà cùng anh hùng làng Gióng đánh tan giặc Ân, đến câu ca dao: “Trồng tre nên gậy, gặp đâu đánh què!” cho tới cuộc kháng chiến chống Pháp… cây tre rất xứng danh anh hùng bất khuất, như dân tộc Việt Nam bất khuất anh hùng. Đoạn cuối của bài văn là một phác thảo về cây tre trên con đường đi tới để liên kết giữa hiện tại, quá khứ với tương lai. Đây mới là những dự cảm. Và, tuy mới chỉ là dự cảm, nhưng vì nói đến tương lai, nó thật là náo nức: “Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi…”. Sử dụng văn chương như một thứ nhạc nền nhằm thuyết minh thì sức thuyết phục của nó có cả từ lời lẫn nhạc.


    Tác giả viết “tre già măng mọc”, nối liền với tâm hồn trẻ thơ bây giờ, và cả những ngày mai sắp tới. Và có lẽ vì là nhạc của trúc, của tre của thời đại mới, nó không còn là lời ca của những mối tình quê cái thuở ban đầu, nó là tiếng hát của lớp trẻ thơ măng mọc thẳng: Diều bay, diều lá tre bay lưng trời… Sáo tre, sáo trúc vang lang trời… Đó là lời của tre, trúc hay là lời của một thời đại đang bay mà phơi phới, rộn ràng, khớp khởi? Hồi kết của đoạn văn vừa là khúc tâm tình vừa khơi gợi lời nhắn nhủ: “Các em, các em rồi đây lớn lên…”. Cây tre vật chất Việt Nam dĩ nhiên không thay thế được xi măng, sắt thép, nhưng người bạn son sắt thuỷ chung ấy ít nhất cũng là một nhân chứng chia vui. Còn “cây tre tinh thần” vẫn là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, là cổng chào thắng lợi. Nó vẫn bền chặt với con người, còn tri kỷ, tri âm mãi mãi. Câu văn chính luận cuối cùng như một khẳng định bất tử: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”. Nghĩa là cây tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ biết bao giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vẫn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau, với bao niềm tự hào và kiêu hãnh. Bài viết kết tinh nghệ thuật viết ký đặc sắc của Thép Mới.


    Trước hết người đọc dễ dàng nhận ra văn bản “Cây tre Việt Nam” có phẩm chất văn chương hơn báo chí dù tác giả của nó là nhà báo hơn một nhà văn. Phẩm chất văn chương biểu hiện cái nền của cảm xúc dồi dào, tình yêu nồng nhiệt trước con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà cây tre là biểu tượng tuyệt vời. Tình cảm ấy cộng với những tri thức văn hoá, văn chương đã tìm đến những hình ảnh, những nhạc điệu như một thi nhân để thổ lộ, giãi bày, diễn tả. Tuy nhiên, là một tuỳ bút chính luận, dù muốn dù không, bài văn có một tổ chức phân đoạn, phân ý rõ ràng. Cái khéo của nhà văn là tạo được mối liên kết cả bên ngoài và cả bên trong của nó. Bài văn có được sự liền mạch cầu nọ nối liền câu kia, ý trên với ý dưới như dòng chảy một con sông. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật. Giá trị nghệ thuật chủ yếu của bài văn là chất thơ văn xuôi của nó.


    Chất thơ ấy thể hiện trên hai mặt, một là những hình ảnh táo bạo, phong phú và hai là nhạc điệu đặc biệt của cậu về hình ảnh độc đáo, người viết tạo ra bằng biện pháp nhân hóa trong nhiều trường hợp. Thực ra cái cách này không mới. Ca dao từng đã có câu: “giã ơn cái cối cái chày”, “Giã ơn cái cọc bờ ao”. Nhưng sáng tạo của Thép Mới là sử dụng biện pháp ấy một cách tối đa, có hệ thống và đầy hiệu quả: “Tre với người như thế đã mấy nghìn năm…”. Sự xuyên suốt theo kiểu tính đếm ấy sâu nặng nhân tình như một một thứ lạt mềm buộc chặt để ai đó trong chúng ta chỉ cần thao thức một chút là không khỏi rưng rưng về cái nơi sinh thành gốc đa, giếng nước. Còn về nhạc điệu của lời văn, có gì xao xuyến hơn những câu văn đầy tính hòa thanh của bằng trắc, của cách ngắt nhịp khi dồn dập trào dâng, lúc lắng sâu, nỉ non, thủ thỉ; lúc trầm tự như chiêm ngưỡng một bức tranh thuốc nước: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính”.


    Bài ký bên cạnh sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất thơ với nhịp điệu phong phú biến hoá linh hoạt, phù hợp với nội dung bài viết thì hệ thống điệp từ, điệp ngữ, chia làm nhiều câu văn ngắn cũng góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của bài ký giúp đọc hình dung được không khí sục sôi, hào hùng trong những năm tháng chống Pháp. Không chỉ vậy, góp phần tạo nên sự thành công cho văn bản còn phải kể đến những lời bình giàu hình ảnh, gợi ra khung cảnh làng quê êm đềm. Giọng điệu dịu dàng kết hợp với các câu văn trữ tình (ca dao, câu thơ) hòa quyện với nhau tựa như một khúc hát ru tha thiết. Tất cả đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.


    Bài viết “Cây tre Việt Nam” nói lên sự gắn bó thân thiết, lâu đời của tre với đời sống người Việt trong lao động, sản xuất, chiến đấu. Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre mang những phẩm chất quý của con người Việt Nam như ngay thẳng, nhũn nhặn, thủy chung, can đảm. Cây tre Việt Nam mãi gắn bó, đồng hành với người Việt trong tương lai. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

    Bài văn phân tích
    Bài văn phân tích "Cây tre Việt Nam" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) số 9




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy