Top 11 Bài văn phân tích Gặp lá cơm nếp (Ngữ văn 7) hay nhất
Thanh Thảo là một hiện tượng thơ khá đặc biệt trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách ... xem thêm...biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ. Bài thơ Gặp lá cơm nếp được in trong tập: Dấu chân qua trảng cỏ.
-
Bài tham khảo số 1
Văn học là một phương tiện để thể hiện cảm xúc một cách rõ nhất. Thông qua đó, tác giả nói lên được những nỗi lòng, cũng sáng tạo ra những bức tranh cảm động. Tại Việt Nam, nền văn học những năm kháng chiến phát triển rất mạnh mẽ, tạo nên nhiều tác phẩm đặc biệt. Đóng góp một phần vào đó, nhà thơ Thanh Thảo đã một bức tranh về nỗi nhớ da diết trong tác phẩm Gặp lá cơm nếp.
Bài thơ là bức tranh một người lính trên đường hành quân xa quê, bắt gặp hình ảnh quen thuộc. Gặp lá cơm nếp là một nhan đề vô cùng đặc biệt khi đây đều là những đồ vật quen thuộc. Nhưng cũng từ hình ảnh quen thuộc đó, người chiến sĩ xa quê càng thêm nhớ nhung con đường về nhà.
Ở nơi đó, có người mẹ già đang mong mỏi đứa con trở về. Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, tác giả đã thể hiện rõ tình cảm của người con mong ngóng, thương nhớ mẹ.
Xa nhà đã mấy năm
Thèm bát xôi mùa gặt
Khói bay ngang tầm mắt
Mùi xôi sao lạ lùng
Ngay trong khổ thơ đầu, tác giả đã làm rõ hoàn cảnh của người con. Anh là chiến sĩ, đã xa quê, xa mẹ mấy năm trời. Khi bắt gặp cảnh thổi xôi mùa gặt, anh lại nhớ về hình ảnh tương tự nơi quê nhà.
Tuy nhiên câu thơ cuối “Mùi xôi sao lạ lùng” như ám chỉ rằng, với một người xa quê lâu năm, biết bao thứ đã thay đổi. Ở miền đất lạ, với anh cảnh vật quen thuộc biết mấy, nhưng mùi vị kia chẳng được như xưa. Thể hiện sự trái ngược, càng tăng thêm hình ảnh người lính nhớ về quê nhà với mùi xôi độc nhất.
Mẹ ở đâu chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con
Tuy nhiên những thứ quen thuộc ấy vẫn làm anh nhớ về mẹ. Dường như anh thấy người mẹ hiền xuất hiện ngay tước mắt mình. Nỗi nhớ nhung như biến thành thực thể, khiến anh phải bật thốt lên “Mẹ ở đâu chiều nay”. Rõ ràng ở nơi cách quê hương rất xa, nhưng chàng lính như thấy được hình ảnh người mẹ nhặt lá về thổi cơm nếp. Nhưng nồi xôi mẹ nấu một buổi chiều nào đó vấn vương, thơm lừng cả quãng đường hành quân.
Mùi cơm nếp được coi là một mùi hương quen thuộc, đặc trưng của nhiều địa phương tại Việt Nam. Nó gắn với đặc trưng của làng quê, của con người Việt Nam. Chính nhờ mùi hương đó, người lính lại nghĩ về tình cảm quê hương, với đất nước. Nó gắn với nhiệm vụ của anh, cũng gắn với gánh nặng trên vai những người lính lúc bấy giờ.
Ôi mùi vị quê hương
Con quên làm sao được
Mẹ già và đất nước
Chia đều nỗi nhớ thương
Mùi vị ấy quen thuộc đến mức không ai quên được, đến nỗi chỉ lướt qua thôi mà tâm trí người lính như trở về lại bên mẹ. Hình ảnh mẹ già được gắn với hình ảnh đất nước, là một phép so sánh khập khiễng nhưng lại vô cùng hợp lý.
Bởi với người lính, mẹ già và đất nước đều cần được bảo vệ, họ là nơi tình cảm của người con hướng tới. Bởi vậy, ở cuối khổ thơ, anh mới nói: “Chia đều nỗi nhớ thương”. Anh nhớ hình bóng người mẹ, thương đất nước. Vậy nên trên đường đi cứu nước, trong đầu anh mong nhớ mẹ già.
Cây nhỏ lòng Trường Sơn
Hiểu lòng nên thơm mãi…
Hai câu thơ cuối khiến cho người đọc xót lòng làm sao! Không ai không biết dãy Trường Sơn là nơi yên nghỉ của biết bao anh hùng. Mỗi cành cây, ngọn cỏ nơi những người lính trở về đều là hương vị quen thuộc, gúp dẫn lối cho linh hồn trở về quê nhà. Bởi vậy, chúng mới “hiểu lòng”, tỏa ra hương thơm ngào ngạt như một lời thúc giục cho những linh hồn lạc lối.
Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,… Hơn nữa, những hình ảnh trong bài đều có tính gợi hình, gợi tả cao. Tình cảm của người lính với quê hương, đất nước được thể hiện rõ ràng, mà trên hết chính là tình thương nhớ đối với người mẹ già.
Gặp lá cơm nếp là một bài thơ về đề tài người lính thành công của nhà thơ Thanh Thảo. Thanh Thảo đã nói hộ tiếng lòng của rất nhiều người chiến sĩ lúc bấy giờ. Chỉ qua một bài thơ ngắn gọn, nhưng tình yêu được viết trong đó thì không hề “ngắn”.
-
Bài tham khảo số 2
Thanh Thảo là một hiện tượng thơ khá đặc biệt trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. Đặc biệt bởi thơ ông có sự cách tân vô cùng độc đáo, mới lạ cả về nội dung và hình thức thể hiện. Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do, đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Tuy nhiên, ông cũng có không ít những bài thơ đời thường, giản dị, nhất là khi viết về người lính, về mẹ.
Thơ chống Mĩ nói chung và thơ Thanh Thảo nói riêng đều cố gắng đi sâu thể hiện những tình cảm riêng tư của người lính. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì đã theo con suốt cuộc đời.
Bài thơ Gặp lá cơm nếp được in trong tập: Dấu chân qua trảng cỏ. Xôi là một món ăn dân tộc quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô… để làm nên những hương vị đặc trưng.
Đối với em, món xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Đối với em, xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương.
Thanh Thảo viết về mẹ nhiều lần, mỗi lần đề có mang một chút khám phá riêng và lần nào cũng vời vợi nỗi nhớ thương da diết. Bài thơ Gặp lá cơm nếp được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
-
Bài tham khảo số 3
Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương
Câu thơ “Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương” như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ Gặp lá cơm nếp được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà tác giả dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
Đến với “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, người đọc đã có được nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình – người con đã xa nhà nhiều năm. Tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ.
Có thể thấy rằng, “lá cơm nếp” đã khơi gợi lại trong người con kí ức về người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, tần tảo với công việc quen thuộc là “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng mang mùi vị của quê hương khiến người con phải thốt lên: “Ôi mùi vị quê hương/Con quên làm sao được”.
Và qua đó, người con đã bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Có yêu mẹ bao nhiêu, con mới có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Nhịp thơ linh hoạt, cùng với thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc và ngôn ngữ mộc mạc đã đem đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc về tình cảm gia đình thiêng liêng cũng như tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
-
Bài tham khảo số 4
“Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con.
Khi đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, chắc hẳn ai cũng sẽ có những hình dung rất cụ thể về nhân vật người con. Người con ấy chính là chủ thể trữ tình của bài thơ, là hình ảnh của chính tác giả khi nhớ về mẹ, về quê hương.
Trong khi chiến đấu ra trận, người con vô tình ngửi thấy mùi hương lá nếp thoang thoảng, điều đó khiến anh nhớ về hình ảnh mẹ đang trong bếp nấu xôi cho anh. Đó là hình ảnh khơi nguồn cảm xúc làm cho người con bộc lộ tình cảm của mình với người mẹ trong sự yêu thương, trân trọng những điều mẹ đã làm cho mình.
Bên cạnh đó, anh còn dành nhiều tình cảm với quê hương đất nước, với chiến trường Trường Sơn khốc liệt. Những điều giản dị mà to lớn đó đã thôi thúc và tạo động lực cho anh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lớn lao của mình dành cho đất nước.
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con – mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ – người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con.
Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Người con yêu đất nước, nên đã ra đi chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Nhưng cũng vì tình yêu dành cho mẹ cũng to lớn, chiến đấu để đem lại cuộc sống yên bình cho mẹ. Quả thật, người đọc sẽ cảm thấy xúc động khi đọc bài thơ này.
Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước – đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.
-
Bài tham khảo số 5
Trong bài thơ Ngày xưa có mẹ, nhà thơ Thanh Nguyên đã có những câu thơ về mẹ đầy xúc động: “Mẹ đã thành hiển nhiên như trời đất/ Như cuộc đời không thể thiếu trong con/ Nếu có đi vòng quả đất tròn/ Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ”.
Vâng, dù ở nơi chân trời góc bể hay trên vạn dặm đường xuôi ngược gian lao, dù mẹ không hiện diện trước mắt, nhưng trái tim ta vẫn bao la hình bóng mẹ. Thi phẩm Gặp lá cơm nếp in trong tập Dấu chân qua trảng cỏ đã thể hiện nỗi niềm nhớ về mẹ, về quê hương vô cùng thiết tha, sâu nặng của nhà thơ Thanh Thảo trong những tháng năm xa nhà đi kháng chiến.
Bài thơ Gặp lá cơm nếp viết theo thể thơ 5 chữ, nhịp điệu khá linh hoạt, phù hợp với nỗi niềm tâm sự của người lính nhớ nhà, nhớ mẹ trên đường hành quân gian khổ. Âm điệu ấy nghe như tiếng lòng khát khao được sống lại tháng ngày êm đềm của tuổi thơ bên những người thân thiết, đặc biệt là người mẹ yêu quý của mình.
Chính hoàn cảnh trên đường hành quân, nghe mùi xôi thoảng hương và thoáng qua làn khói bếp, Thanh Thảo bồi hồi nhớ mẹ khôn nguôi. Rõ ràng mẹ không hiện diện trên con đường người lính đi qua nhưng hình ảnh người mẹ lại vô cùng sống động và cụ thể. Nhờ đó, nghệ thuật liên tưởng được nhà thơ phát hiện thật quả trong bài thơ này.
Bài thơ mở đầu bằng một tâm sự rất thực của người lính: “Xa nhà đã mấy năm”. Mấy năm với một người con luôn hướng về mẹ, về quê hương là khoảng thời gian rất dài và mãi luôn bồi hồi nhớ thương trong tâm tưởng. Mấy năm hành quân, qua nhiều trận càn quét của kẻ thù, bát cơm mùa gặt nơi làng quê thanh bình vẫn chưa được một lần gặp lại nên thèm lắm, nhớ lắm.
Giờ đây, cái sợi khói vô tình “bay ngang tầm mắt” khiến mùi xôi quen thuộc thuở nào bỗng dào lên da diết, trở nên “lạ lùng” không sao tả hết được, cứ bâng khuâng, xao xuyến tâm can. Làn khói bay trong không gian vốn dĩ mông lung, vậy mà với Thanh Thảo, khói bếp kia chỉ dừng lại ở “ngang tầm mắt”. Chao ôi, đọc xong bỗng thấy mắt mình cay cay, đồng cảm và sẻ chia cùng tâm tình tác giả.
Chính ngọn khói và mùi xôi thoảng qua trong không gian đã khiến nhà thơ trào dâng một niềm nhớ thương mãnh liệt. Mẹ! Rõ ràng là mẹ không có ở đây, không hiện diện giữa núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, vậy mà trong tâm tưởng đứa con xa nhà, mẹ vẫn mồn một trong buổi chiều nay, đang nhặt lá về đun bếp và thổi nồi cơm nếp.
Nếu Quang Dũng nhớ bát cơm nếp mùa gặt ở Mai Châu quê em qua cái nhìn lãng mạn, hào hoa của người lính thời chống Pháp thì đến Thanh Thảo ký ức mùi cơm nếp lại hướng về quê nhà với hình ảnh người mẹ đảm đang, tần tảo. Các động từ “nhặt”, “thổi” càng làm rõ hơn hình ảnh người mẹ chịu thương chịu khó đến nao lòng. Mùi cơm nếp cứ thế thơm suốt dặm đường con qua, ấm áp và nao lòng biết mấy:
Mẹ ở đâu chiều nay
Nhặt lá về đun bếp
Phải mẹ thổi cơm nếp
Mà thơm suốt đường con
Cơm nếp – mùi vị quê hương thân thuộc ngàn đời, gắn với làng quê nước Việt, với tuổi thơ và trải dài suốt cả đời người. Bình dị qua ngôn từ, chân thành trong cảm xúc, nhà thơ Thanh Thảo khẳng định với lòng mình “con làm sao quên được”. Từ mùi cơm nếp, tác giả lại nhớ đến đất nước gian lao, vất vả. Đó cũng chính là cội nguồn sâu thẳm, là máu thịt thiêng liêng mà mỗi người con đi xa vẫn hằng mang trong ký ức suốt đời:
Ôi mùi vị quê hương
Con quên làm sao được
Mẹ già và đất nước
Chia đều nỗi nhớ thương
Hai câu thơ kết bài thật lắng đọng nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi gợi mối đồng cảm từ tâm trạng nhà thơ và thiên nhiên Trường Sơn hùng vĩ. Mỗi ngọn cỏ, lá cây như có bóng dáng mẹ hiền và hình hài đất nước nên cứ mãi thơm mùi xôi nếp quê hương thân thuộc, thành hành trang để người lính vượt qua thử thách, “xẻ dọc Trường Sơn” hướng đến tương lai:
Cây nhỏ lòng Trường Sơn
Hiểu lòng nên thơm mãi…
Gặp lá cơm nếp là bài thơ giàu cảm xúc, có sức lan tỏa và để lại nhiều dư vị trong lòng bạn đọc. Từ một tình huống bình dị đời thường, Thanh Thảo đã nói hộ cho tấm lòng của biết bao người lính về tình thương yêu với mẹ, nỗi niềm với Tổ quốc thiêng liêng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Có lẽ vậy chăng mà làn khói bếp và mùi xôi nếp cứ vương mãi nơi hồn ta, dù có phải đi xa tận chân trời góc biển.
-
Bài tham khảo số 6
Tình cảm của con người là một thứ không chỉ hai ba dòng chữ là viết ra hết được. Tuy nhiên, tình cảm lại được thể hiện và làm người ta cảm nhận được qua những dòng thơ. Trong những ngày kháng chiến, tình cảm là một thứ xa xỉ, nhưng cũng là một thứ cao đẹp và thiêng liêng nhiều người ao ước. Tình cảm ấy không chỉ là tình yêu, nó còn là tình thương nhớ đối với người thân, là tình yêu đối với quê hương, đất nước.
Trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, tác giả Thanh Thảo đã thông qua những hình ảnh quen thuộc để diễn tả tình yêu của người con đối với mẹ. Thông qua đó, tác giả cũng thể hiện được tình yêu và lòng trung thành với đát nức, với dân tộc.
Bài thơ lấy bối cảnh là một cuộc hành quân dài của người chiến sĩ. Trên đoạn đường dài dằng dặc ấy, băng qua Trường sơn, người lính bống ngửi được hương thơm của xôi nếp, vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Thông qua mùi hương ấy, người con xa quê mấy năm trời không thể kiềm lòng mà nhờ về quê hương.
Tại đó, có người mẹ già quanh năm mỏi mắt chờ mong bên nồi xôi nếp đậm tình thương, đượm hương vị quê nhà. Trái tim người con xa quê mong muốn trở về, nhưng trách nhiệm trên vai là đất nước, vậy nên tình yêu ấy xan ra làm đôi. Một phần cho người mẹ nơi quê nhà, một phần cho đất nước thân yêu.
Hình ảnh đầu tiên cần nói tới chính là hình ảnh của người mẹ tỏng tâm trí người lính. Làn khói gợi cho người chiến sĩ nhớ thương người mẹ già nơi quê nhà. Điều đó cũng gián tiếp bày tỏ tình yêu quê hương của người lính với nơi mình sinh ra, lớn lên. Mùi hương của gạo nếp bay trong gió, làm hình ảnh người mẹ bên bếp lửa hiện rõ, cũng làm cho lòng người đọc xúc động về một thứ được gọi là “mùi vị quê hương”.
Đúng vậy, nhiều người thắc mắc và tự hỏi quê hương có mùi vị gì. Rất đơn giản, nó có thể chỉ là mùi của gạo nếp đang thổi xôi, mùi của mạ non trên cánh đồng, mùi hương thơm ngát của những vườn hoa,… Và tất cả chúng đều làm cho ta nhớ về quê nhà, nới chúng ta đã gắn bó gần nửa đời người.
Mùi hương ấy không chỉ đi cùng anh lính trong những năm tuổi thơ, mà giờ đây nó đi theo trên cả những đoạn đường hành quân gian khổ. Và trên đường Trường Sơn, nơi bao người nằm nghỉ, những ngọn cỏ nhánh cây đều thấm đượm mùi vị quê nhà.
Tác giả đã rất thành công khi xây dựng nên được một tình huống truyện đặc sắc. Một mùi hương mà làm cả nhân vật và người đọc bồi hồi, nhớ nhung. Vậy là Thanh Thảo đã thành công khi gợi lên tình cảm của người đọc, thứ quyết định đến sự thành công của bài thơ.
Những dòng thơ tuy không mang theo quá nhiều nỗi buồn, nhưng lại khiến cho người đọc buồn man mác. Họa chăng đó chính là tâm sự, là nỗi niềm chẳng thể bộc lộ cùng ai của những người xa nhà.
Thêm một hình ảnh đẹp nữa chính là “Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương”. Tác giả đặt mẹ và đát nước lên một bàn cân, chia đều nỗi nhớ cho cả hai. Bởi không thể làm khác, trách nhiệm của một người con còn là bảo vệ đất nước, cũng như bảo vệ cuộc sống bình yên cho mẹ già nơi quê nhà. Tình thương đã được tác giả lồng ghép khéo léo vào tình yêu đất nước, và chúng ta không thể tách rời hai thứ tình cảm này với nhau được.
Giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài thơ cũng khiến cho người đọc cảm thấy xao xuyến, nhè nhàng chạm đến trái tim người đọc. Không vội vàng hay dồn dập, nhịp thơ dần khơi gợi lên được những tình cảm ẩn giấu trong lòng độc giả, khiến cho tình cảm được giấu trong bài thơ trở nên chân thật và cụ thể nhất.
Thanh Thảo là một người giúp nhiều người nói thay nỗi lòng. Bài thơ Gặp lá cơm nếp vô cùng thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và thể hiện được mạch cảm xúc rõ ràng. Qua đó, người đọc thấy được rõ ràng hai luồng tình cảm nhưng lại gắn kết chặt chẽ với nhau.
-
Bài tham khảo số 7
Nhà thơ Thanh Thảo đã viết về nỗi nhớ thương của người con tới mẹ hết sức cảm xúc qua bài thơ “Gặp lá cơm nếp”. Trong hoàn cảnh đặc biệt, người con “xa nhà đã lâu năm” đang trên đường hành quân thì nhìn thấy chiếc lá cơm nếp. Từ chiếc lá quen thuộc ấy, người con lại thao thức nhớ đến “bát xôi mùa gặt” mẹ làm.
Tuy rời xa vòng tay chăm sóc, yêu thương của mẹ nhưng sâu trong trái tim và tiềm thức người con, hình bóng mẹ vẫn luôn hiện hữu. Trong ký ức con, mẹ luôn là người đảm đang, chất phác, chắt chiu khi “nhặt lá về đun bếp” để nấu những bữa cơm ấm nóng, thơm ngon cho gia đình. Mỗi giây phút nhớ về mẹ, con lại thấy trào dâng cảm xúc với “dư vị quê hương” – ngọn nguồn nâng đỡ tuổi thơ con lớn lên.
Con sẽ mãi chẳng quên hương vị của khói bếp đun, của xôi nếp mẹ nấu. Và chính nhờ tình yêu quê hương, yêu mẹ, con lại càng thêm yêu đất nước “Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương”. Hình ảnh người mẹ và đất nước trở nên gắn bó trong mối quan hệ mật thiết.
Tình yêu gia đình đã hòa vào tình yêu đất nước. Tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ, cho cội nguồn, cho non sông vẫn sẽ theo con trong suốt hành trình của cuộc đời, là động lực tiếp bước để con vượt qua khó khăn và gian khổ. Những cảm xúc đẹp đẽ được khơi gợi trong tâm hồn bạn đọc còn được nhân lên từ nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ.
Nhịp điệu thơ linh hoạt, thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc cùng ngôn ngữ mộc mạc mang đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc tình cảm gia đình thiêng liêng và tình yêu quê hương đất nước.
-
Bài tham khảo số 8
Tình cảm giữa con người với con người, con người với sự vật, con người với quốc gia luôn là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý. Nhà thơ Thanh Thảo cũng đã lấy cảm hứng từ tình cảm đó mà viết nên bài thơ “Gặp lá cơm nếp” gợi lên trong em rất nhiều suy nghĩ về tình cảm con người.
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” nói về dòng cảm xúc của nhân vật người con dành cho người mẹ già và đất nước. Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tâm tư, nỗi nhớ và tình cảm của mình thông qua nhân vật người con. Trên đường hành quân tại chiến trường Trường Sơn khốc liệt, người con vô tình ngửi thấy hương vị của lá xôi nếp lạ lùng nhưng lại rất thân quen.
Mùi hương ấy dẫn anh nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu khó đang đứng trong bếp nấu cơm cho anh khiến anh xúc động nghẹn ngào. Mùi hướng ấy còn đưa anh nhớ đến hương vị thân thuộc của quê hương đất nước, để rồi nỗi nhớ ấy được chia đôi cho mẹ già và đất nước.
Tình cảm thương nhớ, thủy chung ấy đã bừng lên ngọn lửa hồng thắp sáng tâm hồn nhạy cảm và bùng lên ý chỉ quyết tâm hoàn thành trách nghiệm bảo vệ Tổ quốc của mình.
Thông qua tình cảm gắn bó thiêng liêng ấy của người con với người mẹ, đất nước chúng ta cũng có thể soi xét vào bản thân mình. Trong cuộc sống, chúng ta bị quy định bởi rất nhiều mối quan hệ. Từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với cha mẹ, anh chị em ruột thịt.
Tình cảm đó chắc chắn luôn là thiêng liêng, quan trọng nhất với cuộc đời mỗi người. Cho dù mai này có trưởng thành và đi thật xa, nhưng khi cuộc sống có quá nhiều áp lực, khó khăn, thì gia đình là nơi bình yên và hạnh phúc nhất để quay trở về. Người ta nói, giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây liên kết vô hình. Điều này quả thật rất đúng đắn.
Hình ảnh cha mẹ luôn gắn liến với công lao sinh thành, dưỡng dục lớn lao, nên bổn phận làm con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng và báo hiếu với cha mẹ khi còn có thể. Bởi lẽ tình cảm gắn kết ấy là duy nhất, không có gì có thể thay thế được bằng tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái và sự biết ơn, dựa dẫm vào cha mẹ của người con.
Tóm lại, tình cảm của con người trong cuộc sống là rất da dạng, bởi con người là một cá thể nhỏ bé trong một cộng đồng rộng lớn. Chúng ta hãy luôn dành những tình cảm yêu thương, gắn bó với những điều giản dị nhất quanh ta.
-
Bài tham khảo số 9
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tình cảm yêu thương, kính mến cùng nỗi nhớ thương của người con tới mẹ của mình. Mở đầu bài thơ, ta thấy được hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ hết sức đặc biệt. Người con xa mẹ, xa quê hương, xa bát cơm mùa gặt đã “mấy năm” rồi.
Ngày hôm nay, khi “thèm” cái hương vị của xôi nếp, lòng con lại thêm bồi hồi nhớ về hình bóng mẹ già nơi chôn rau cắt rốn. Trong ký ức của con, mẹ vẫn dịu dàng, đảm đang với đôi bàn tay cần mẫn. Mỗi chiều đến, mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp” để bếp hồng luôn bập bùng khói lửa, luôn thơm mùi cơm nếp. Và rồi, chính những bữa cơm nếp thân quen ấy đã làm thơm những nẻo đường mà con đi.
Giây phút trào dâng nỗi nhớ về mẹ, người con lại thấy tháo thức trong lòng mùi vị quê hương giản dị, lại thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước “Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ cũng giống như non sông tổ quốc, là người nuôi dưỡng và che chở con từng ngày.
Tình yêu của con dành cho mẹ đã hòa cùng tình yêu non sông đất nước, tạo nên sức mạnh để con vượt qua khó khăn. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình yêu mẹ, yêu cội nguồn, yêu đất nước thiêng liêng mà sâu sắc.
Và nhà thơ Thanh Thảo không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con dành cho mẹ mà thay lời bạn đọc cảm ơn tới tấm lòng bao la của người mẹ hiền.
-
Bài tham khảo số 10
Đóng góp vào kho tàng văn học chiến tranh, nhà thơ Thanh Thảo đã sáng tác bài thơ “Gặp lá cơm nếp” để ghi lại nỗi nhớ thương của người con đối với mẹ khi bắt gặp lá cơm nếp trên đường hành quân. Từ đó, nhà thơ cũng khẳng định sự bền chặt giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.
Chắc hẳn chúng ta không khỏi ấn tượng trước nhan đề “Gặp lá cơm nếp”. Chỉ với bốn chữ ngắn gọn, tác giả đã nêu ra được hoàn cảnh để người con bộc lộ tình cảm nhớ thương đối với mẹ.
Ở hai khổ thơ đầu, hình ảnh của người mẹ hiện lên trong tâm trí của con. Ngay từ dòng thơ thứ nhất, người con trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình “Xa nhà đã mấy năm/ Thèm bát xôi mùa gặt”. Người lính ra chiến trận đã lâu chưa về nhưng vị của bát xôi mùa gặt vẫn in dấu trong lòng không phai.
Hương thơm của lá cơm nếp trong khoảnh khắc đã làm sống lại cả một vùng kí ức tươi đẹp, gợi cho con nhớ làn “Khói bay ngang tầm mắt/ Mùi xôi sao lạ lùng.” Hai chữ “lạ lùng” cho thấy cảm giác khó hiểu, thậm chí có phần ngạc nhiên về mùi xôi khi bắt gặp lá cơm nếp.
Câu hỏi “Mẹ ở đâu, chiều nay” khiến ta vô cùng xúc động trước tình cảm chân thành của người con dành cho mẹ. Con thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, vất vả nhưng lại không thể đỡ đần, phụ giúp.
Bóng dáng người mẹ tảo tần “Nhặt lá về đun bếp” khiến con nhớ mãi không thôi. Người con tự hỏi chính mình “Phải mẹ thổi cơm nếp/ Mà thơm suốt đường con”. Suốt chặng đường hành quân, con chưa bao giờ quên được mùi cơm nếp do chính tay mẹ nấu.
Hai khổ thơ cuối có cách ngắt nhịp 3/2 nhằm nhấn mạnh tâm tư, tình cảm của người con dành cho mẹ và đất nước. Mùi vị của bát xôi mùa gặt gắn liền với người mẹ thân yêu, với xóm làng thân thuộc. Chính vì thế, “Con quên làm sao được”, từ “được” như lời khẳng định chắc nịch về tình cảm chân thành con dành cho mẹ. Tình yêu thương của mẹ trở thành động lực thôi thúc con chiến đấu.
Đồng thời, nuôi dưỡng, soi sáng tâm hồn con. Trong câu “Mẹ già và đất nước”, từ “và” đứng giữa “mẹ”, “đất nước” cho thấy sự đồng đẳng, ngang bằng.
Đối với con, mẹ và đất nước đều là những mảnh ghép không thể thiếu trong trái tim mình và được chia đều như nhau. Tấm lòng hiếu thảo với mẹ và tình yêu đất nước đậm sâu như bao trùm khắp không gian và len lỏi qua từng hàng cây kẽ lá nên “Cây nhỏ rừng Trường Sơn/ Hiểu lòng nên thơm mãi…”
Bài thơ được gieo vần chân “bếp” – “nếp”, nhịp thơ linh hoạt khi thì miên man trong dòng chảy kí ức lúc lại dạt dào thiết tha. Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị cũng ngôn từ tinh tế đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình lúc nhìn thấy lá cơm nếp trên đường hành quân.
Tình yêu gia đình và tình yêu đất nước luôn thường trực trong trái tim con, là điểm tựa cho con chiến đấu, để mỗi khi gặp chất xúc tác đều bùng lên ngọn lửa thiêng liêng, bất diệt.
Bài thơ là những cảm xúc chân thành, lắng đọng của người con dành cho mẹ và đất nước. Tác phẩm đã cho thấy sự giao hòa giữa tình yêu gia đình, tình yêu đất nước và trở thành một điểm nhấn, một dấu ấn khó phai trong lòng người đọc.
-
Bài tham khảo số 11
“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ.
Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động.
Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.
Nhà thơ Thanh Thảo đã khắc họa rất thành công hình ảnh của người con trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” khiến cho chúng ta có những hình dung hết sức cụ thể. Người chiến sĩ ấy đang trên đường hành quân ra trận, thì vô tình ngửi thấy hương vị của lúa cơm nếp làm anh gợi nhớ tới làn khói xôi, anh thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm và nhớ đến hình ảnh của mẹ.
Có thể thấy, người lính đã phải trải qua những năm chiến tranh gian khó. Điều đó khiến cho người đọc thấy ở anh sự tinh tế trong cảm nhận thiên nhiên, cùng thế giới tình cảm phong phúc và ý thức trách nhiệm lớn lao với gia đình, quê hương, đất nước.
Không những vậy, ta còn thấy được ở người con sự thủy chung, luôn hướng về quê hương bằng tất cả niềm yêu thương và trân trọng nhất. Hình ảnh người con trong bài thơ cũng đại diện cho những người con khác tham gia chiến trường cách mạng, nhưng luôn nhớ về quê nhà.