Bài tham khảo số 6

Tình cảm của con người là một thứ không chỉ hai ba dòng chữ là viết ra hết được. Tuy nhiên, tình cảm lại được thể hiện và làm người ta cảm nhận được qua những dòng thơ. Trong những ngày kháng chiến, tình cảm là một thứ xa xỉ, nhưng cũng là một thứ cao đẹp và thiêng liêng nhiều người ao ước. Tình cảm ấy không chỉ là tình yêu, nó còn là tình thương nhớ đối với người thân, là tình yêu đối với quê hương, đất nước.


Trong bài thơ Gặp lá cơm nếp, tác giả Thanh Thảo đã thông qua những hình ảnh quen thuộc để diễn tả tình yêu của người con đối với mẹ. Thông qua đó, tác giả cũng thể hiện được tình yêu và lòng trung thành với đát nức, với dân tộc.


Bài thơ lấy bối cảnh là một cuộc hành quân dài của người chiến sĩ. Trên đoạn đường dài dằng dặc ấy, băng qua Trường sơn, người lính bống ngửi được hương thơm của xôi nếp, vừa quen thuộc lại vừa xa lạ. Thông qua mùi hương ấy, người con xa quê mấy năm trời không thể kiềm lòng mà nhờ về quê hương.

Tại đó, có người mẹ già quanh năm mỏi mắt chờ mong bên nồi xôi nếp đậm tình thương, đượm hương vị quê nhà. Trái tim người con xa quê mong muốn trở về, nhưng trách nhiệm trên vai là đất nước, vậy nên tình yêu ấy xan ra làm đôi. Một phần cho người mẹ nơi quê nhà, một phần cho đất nước thân yêu.


Hình ảnh đầu tiên cần nói tới chính là hình ảnh của người mẹ tỏng tâm trí người lính. Làn khói gợi cho người chiến sĩ nhớ thương người mẹ già nơi quê nhà. Điều đó cũng gián tiếp bày tỏ tình yêu quê hương của người lính với nơi mình sinh ra, lớn lên. Mùi hương của gạo nếp bay trong gió, làm hình ảnh người mẹ bên bếp lửa hiện rõ, cũng làm cho lòng người đọc xúc động về một thứ được gọi là “mùi vị quê hương”.

Đúng vậy, nhiều người thắc mắc và tự hỏi quê hương có mùi vị gì. Rất đơn giản, nó có thể chỉ là mùi của gạo nếp đang thổi xôi, mùi của mạ non trên cánh đồng, mùi hương thơm ngát của những vườn hoa,… Và tất cả chúng đều làm cho ta nhớ về quê nhà, nới chúng ta đã gắn bó gần nửa đời người.


Mùi hương ấy không chỉ đi cùng anh lính trong những năm tuổi thơ, mà giờ đây nó đi theo trên cả những đoạn đường hành quân gian khổ. Và trên đường Trường Sơn, nơi bao người nằm nghỉ, những ngọn cỏ nhánh cây đều thấm đượm mùi vị quê nhà.


Tác giả đã rất thành công khi xây dựng nên được một tình huống truyện đặc sắc. Một mùi hương mà làm cả nhân vật và người đọc bồi hồi, nhớ nhung. Vậy là Thanh Thảo đã thành công khi gợi lên tình cảm của người đọc, thứ quyết định đến sự thành công của bài thơ.


Những dòng thơ tuy không mang theo quá nhiều nỗi buồn, nhưng lại khiến cho người đọc buồn man mác. Họa chăng đó chính là tâm sự, là nỗi niềm chẳng thể bộc lộ cùng ai của những người xa nhà.


Thêm một hình ảnh đẹp nữa chính là “Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương”. Tác giả đặt mẹ và đát nước lên một bàn cân, chia đều nỗi nhớ cho cả hai. Bởi không thể làm khác, trách nhiệm của một người con còn là bảo vệ đất nước, cũng như bảo vệ cuộc sống bình yên cho mẹ già nơi quê nhà. Tình thương đã được tác giả lồng ghép khéo léo vào tình yêu đất nước, và chúng ta không thể tách rời hai thứ tình cảm này với nhau được.


Giọng điệu nhẹ nhàng, tình cảm của bài thơ cũng khiến cho người đọc cảm thấy xao xuyến, nhè nhàng chạm đến trái tim người đọc. Không vội vàng hay dồn dập, nhịp thơ dần khơi gợi lên được những tình cảm ẩn giấu trong lòng độc giả, khiến cho tình cảm được giấu trong bài thơ trở nên chân thật và cụ thể nhất.

Thanh Thảo là một người giúp nhiều người nói thay nỗi lòng. Bài thơ Gặp lá cơm nếp vô cùng thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và thể hiện được mạch cảm xúc rõ ràng. Qua đó, người đọc thấy được rõ ràng hai luồng tình cảm nhưng lại gắn kết chặt chẽ với nhau.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy