Bài tham khảo số 9

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tình cảm yêu thương, kính mến cùng nỗi nhớ thương của người con tới mẹ của mình. Mở đầu bài thơ, ta thấy được hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ hết sức đặc biệt. Người con xa mẹ, xa quê hương, xa bát cơm mùa gặt đã “mấy năm” rồi.


Ngày hôm nay, khi “thèm” cái hương vị của xôi nếp, lòng con lại thêm bồi hồi nhớ về hình bóng mẹ già nơi chôn rau cắt rốn. Trong ký ức của con, mẹ vẫn dịu dàng, đảm đang với đôi bàn tay cần mẫn. Mỗi chiều đến, mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp” để bếp hồng luôn bập bùng khói lửa, luôn thơm mùi cơm nếp. Và rồi, chính những bữa cơm nếp thân quen ấy đã làm thơm những nẻo đường mà con đi.


Giây phút trào dâng nỗi nhớ về mẹ, người con lại thấy tháo thức trong lòng mùi vị quê hương giản dị, lại thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước “Mẹ già và đất nước. Chia đều nỗi nhớ thương”. Mẹ cũng giống như non sông tổ quốc, là người nuôi dưỡng và che chở con từng ngày.

Tình yêu của con dành cho mẹ đã hòa cùng tình yêu non sông đất nước, tạo nên sức mạnh để con vượt qua khó khăn. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình yêu mẹ, yêu cội nguồn, yêu đất nước thiêng liêng mà sâu sắc.


Và nhà thơ Thanh Thảo không chỉ khắc họa nỗi nhớ của người con dành cho mẹ mà thay lời bạn đọc cảm ơn tới tấm lòng bao la của người mẹ hiền.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy