Bài văn phân tích đoạn kịch "Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục" số 10
Tác giả Mô -li- e là một nhà văn nhà biên kịch lớn của nền văn chương Châu Âu thế kỷ 17. Ông chính là người tạo dựng, sáng lập ra nền hài kịch cổ điển Pháp. Trong các tác phẩm của mình ông đều phản ánh những thói hư tật xấu của lớp người quý tộc.
Tác phẩm “Trưởng giả học làm sang” là một vở hài kịch nổi tiếng thể hiện sự châm biếm những thói hư tật xấu của con người tuy có ít tiền nhưng thiếu học thức. Lúc nào cũng tỏ vẻ ta đây hiểu biết sành điệu, quý tộc. Trích đoạn “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” nhân vật trung tâm là ông Giuốc đanh một người giàu có tuổi ngoại tứ tuần, dốt nát ít chữ nghĩa không được học hành nhiều, nhưng may mắn giàu có nên ông ta lúc nào cũng học đòi làm sang. Những kẻ xu nịnh bủa vây xung quanh ông, nịnh hót, để kiếm chác, moi tiền của ông Giuốc đanh nhưng ông không hề hay biết cứ tưởng mình quyền quý, cao sang khiến nhiều người nể trọng.
Ông Giuốc đanh đi may lễ phục lối phong cách ăn mặc của những gia tộc quyền quý, do không hiểu biết nên Giuốc đanh bị thợ may chơi đểu, moi tiền. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi khắc họa nhân vật Giuốc đanh đúng tính cách của một tên trọc phú lắm tiền những ngu dốt, thích đua đòi theo người ta nhưng chỉ làm trò hề cho thiên hạ mà thôi. Thông qua tác phẩm của mình nhà văn Mô-li-e cũng vạch trần tội ác của chế độ cũ, khi phân biệt giai cấp giàu nghèo, phân biệt đối xử.
Vở kịch chia làm hai cảnh chính. Trong cảnh một ông Giuốc-đanh xuất hiện với bác phó may diễn ra tại một phòng trà cao cấp ” Bác đã tới đấy à? Tôi sắp phát khùng lên vì bác đây”. Những lời reo vui mừng, vừa nhắc nhở của ông Giuốc đanh khi người thợ may vừa bước ra . Thái độ mừng vui nay cho thấy ông Giuốc -đanh vô cùng vui mừng, hào hứng khi thấy bộ quần áo mình đặt may đã xong. Bộ lễ phục ấy không chỉ là một bộ quần áo thông thường mà nó thể hiện sự giàu sang, quyền lực của một người khi gia nhập tầng lớp quý tộc thời xưa.
Nhưng ông Giuốc-đanh ngây thơ đã bị người phụ tá thợ may lừa gạt. Những thứ ông mua chỉ toàn đồ dởm, đồ rẻ tiền, bít tất trật mới đi vào đã đứt mất hai mắt rồi, hay giày không vừa với bàn chân khiến ông sẽ bị đau chân khi mang nó. Tình huống hài hước châm biếm gây cười xuất hiện. Bác phó may đã khôn khéo qua mặt, lấp liếm để tránh những trách móc của Giuốc đanh khi chuyển chủ đề. Khi ông Giuốc- đanh phát hiện hoa bị may ngược.
Thì bác phó may đáp lại ngay rằng “nào ngài có bảo ngài muốn ay hoa xuôi”. Khiến ông Giuốc -đanh giận điên người nhưng khi nghe bác phó may nói là quý tộc nào cũng đều thích hoa ngược, thì ông Giuốc đanh đã thay đổi thái độ “Bộ này may được đấy” điều này cho thấy ông Giuôc đanh chỉ cần được làm quý tộc còn đẹp xấu, thẩm mỹ như thế nào ông không quan tâm. Có lẽ nếu ở trần mà thành quý tộc thì ông cũng thấy nó đẹp.
Rồi khi ông Giuốc đanh phát hiện ra người thợ may ăn bớt vải ông nói “đành là đẹp nhưng đáng lẽ đừng gạn vào áo của tôi mới phải”. Trước tình huống đó người thợ may vội vàng lờ đi chuyển sang việc thử áo cho Giuốc- đanh. Lão thợ may con mang thêm bốn nhân viên phục cho việc thử áo của Giuốc đanh trở nên hoành tráng, đúng quý tộc hơn. Bọn thợ phụ thi nhau nịnh hót, lừa phỉnh ông để kiếm tiền của Giuốc đanh, việc kiếm tiền trở nên quá dễ dàng khiến cho bọn chúng thi nhau đào mỏ.
Tác giả đã vô cùng sâu sắc, tinh tế khi xây dựng nhân vật Giuốc -đanh ngu dốt nhưng thích học đòi làm sang, thích trở thành quý tộc trong khi mình xuất thân hèn kém may mắn nhờ trúng quả mà trở nên giàu có . Nhưng ông ta lại muốn một bước lên trời gia nhập giới thượng lưu được vạn người nể trọng. Khiến cho ông trở thành mỏ vàng để đào cho những kẻ đào mỏ, nịnh hót, cơ hội.