Bài văn phân tích đoạn trích vở kịch "Bắc Sơn" số 2

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà viết kịch tài ba của Việt Nam, ông đã để lại rất nhiều vở kịch hay, có giá trị về nội dung cũng như tư tưởng như vở kịch “Vĩnh biệt cửu trùng đài”… nhưng tác phẩm kịch mở đầu cho sự nghiệp sáng tác kịch về đề tài chiến tranh phải kể đến vở kịch “Bắc Sơn”, đây là vở kịch viết về đề tài cách mạng, qua đó cũng thể hiện được nhiều xung đột kịch được nhà văn hé mở và giải quyết một cách khéo léo và cuối cùng, qua những xung đột ấy đã khắc họa được thành công vẻ đẹp của nhân Thơm, người đã đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, bỏ qua những tình cảm cá nhân mà một lòng đi theo và ủng hộ Cách mạng.


Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc hồi bốn của vở kịch “Bắc Sơn”. Ở trong hồi này, nhân vật trung tâm của những xung đột và hành động kịch xoay quanh cuộc đối thoại của hai nhân vật Thơm và Ngọc. Và cuối cùng, sau sự đấu tranh nội tâm dữ dội cùng với sự day dứt,đau khổ khôn nguôi thì Thơm cũng quyết định đi theo và tin tưởng cách mạng, một lòng ủng hộ phong trào Bắc Sơn, đứng về phía Cách mạng thay vì bênh vực người chồng đầu gối tay ấp nhưng lại là tên Việt gian bán nước của mình. Ta có thể thấy qua tác phẩm quyết định này của Thơm không hề dễ dàng chút nào, và xoay quanh bao nhiêu xung đột kịch thì Nguyễn Huy Tưởng cũng đã giải quyết một cách khéo léo, để cho nhân vật Thơm đi theo cách mạng cũng là tư tưởng, lòng tin của ông dành cho cuộc khởi nghĩa này.


Cái tạo nên sự hấp dẫn của các vở kịch không chỉ là những nhân vật kịch, tình huống kịch mà còn là những xung đột kịch mà các nhà viết kịch khéo léo lồng vào, tạo ra sự đấu tranh của các nhân vật sau đó thì gỡ nút thắt của những xug đột kịch ấy bằng những giải quyết, những lựa chọn sáng suốt, qua đó để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật kịch cũng như thể hiện được ý niệm, quan điểm của nhà văn trong đó. Trong vở kịch Bắc Sơn, cụ thể ở hồi mười bốn này thể hiện được những xung đột kịch gay cấn, đẩy nhân vật Thơm vào những sự đau khổ, day dứt và cuối cùng phải đưa ra những lựa chọn đầy khó khăn, theo ai và bỏ ai, theo chồng phản Cách mạng hay theo cách mạng mà phản bội lại tình cảm vợ chồng.


Thơm là con gái của cụ Phương và là chị gái của Sáng, đây là hai người chiến sĩ cách mạng kiên trung, hết mình chiến đấu trong phong trào Bắc Sơn, họ là những người anh hùng thực sự. Nhưng thật éo le thay khi Thơm cũng là vợ của Ngọc, một tên Việt gian bán nước, vì tiền bạc, lợi ích cá nhân mà Ngọc đã phản bội lại Cách mạng, hắn ta đầu hàng giặc, làm tay sai cho chúng. Hắn cũng là tên chỉ điểm cho bọn thực dân Pháp địa điểm làng Vũ Lăng, là nơi tập trung, là căn cứ điểm của phong trào Bắc Sơn, cũng vì sự phản bội này mà bao nhiêu người yêu nước đã bị hắn gián tiếp sát hại, phong trào cách mạng lao đao bởi sự truy lùng dáo diết của quân Pháp.


Như vậy, ta có thể thấy ngay phần đầu thì nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã đặt Thơm vào những xung đột, nhưng điều đáng nói là Thơm không hề biết bộ mặt thật của Ngọc, không biết chồng mình là một tên Việt gian bán nước mà vẫn một lòng yêu thương cũng như tin tưởng chồng. Vì vậy, trước những hành động và lời nói đáng nghi ngờ của Ngọc cùng với những dự cảm bất an về con người thật của chồng thì Thơm đã có những đấu tranh nội tâm gay gắt, đó cũng là khi xung đột kịch được bắt đầu. Tình huống mà Thơm biết rõ về sự thật nghiệt ngã về Ngọc, đó là khi Ngọc dẫn người truy bắt hai chiến sĩ cách mạng là Thái và Cửu. Nhưng trùng hợp thay, Thái và Cửu lại chạy trốn, ấp nấp vào trong chính ngôi nhà của Thơm và Ngọc, trong cuộc truy bắt, Ngọc đã có cuộc đối thoại với Thơm, ở đây thì xung đột chính thức diến ra. Dù đã nghe rất nhiều lời không hay về Ngọc nhưng với tấm lòng của một người vợ thủy chung, luôn yêu thương, tin tưởng chồng thì Thơm vẫn không tin rằng chồng mình là kẻ bán nước. Trong cuộc đối thoại với chồng, Thơm đã nảy sinh những nghi ngờ, che giấu cho Thái và Cửu. Nhưng những hoài nghi của Thơm đều bị cho những lời lẽ ngon ngọt của Ngọc làm cho lung lay, Ngọc nới với Thơm rằng Thái và Cửu là những kẻ mật thám, và mình cũng không phải kẻ phản bội. Khi ấy Thơm đã vô cùng bấn loạn, cô không biết phải suy nghĩ sao cho đúng, mặc dù không muốn tin là chồng là kẻ bán nước nhưng linh tính lại mách bảo những điều ngược lại. Đây chính là xung đột đầu tiên của vở kịch.


Xung đột thứ hai của vở kịch, đó là khi Thơm quyết định tin và đi theo Cách mạng, xung đột này diễn ra giữa ba nhân vật, đó chín là Thơm, Cửu và Thái. Trước sự lưỡng lự của Thơm, Cửu đã rút súng định bắn thơm vì cho rằng Thơm cũng giống như tên việt gian bán nước chồng mình, nhưng lúc đó Thái đã ngăn cản kịp thời, chính hành động của Thái ấy đã tác động, cảm hóa đến Thơm, cô quyết tâm ủng hộ cách mạng, dùng lời nói của mình để đánh lạc hướng chú ý của Ngọc đến Cửu và Thái, bảo vệ những người chiến sĩ Cách mạng ấy.


Như vậy, vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kịch viết về đề tài chiến tranh, với những tình huống, xung đột kịch mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng, chân dung của con người Cách mạng đã xuất hiện rõ nét, đứng trước những sự lựa chọn khó khăn, cuối cùng Thơm vẫn theo và tin tưởng cách mạng, gác bỏ tình cảm cá nhân mà theo tình cảm đất nước. Đây cũng là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, thể hiện được lòng tin của nhà văn vào Cách mạng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy