Bài văn phân tích nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy số 6
Nếu ai đã từng đến xã cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội hẳn không thể không tìm đến với những dấu tích của thành cổ Loa xưa, nơi có giếng Trọng Thuỷ, còn gọi là giếng Ngọc, đền Thượng thờ An Dương Vương, am Bà Chúa thờ Mị Châu, chứng tích gợi nhớ đến một thời “xây thành - chế nỏ”, của một bi kịch tình yêu được thần kì hoá. Truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ đã đi vào đời sống tâm linh của nhân dân ta và trở thành một nét văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu. Cả ba nhân vật chính trong tác phẩm cuối cùng đều phải nhận lấy những kết cục khác nhau nhưng có lẽ đáng giận và cũng đáng thương nhất là nhân vật Mị Châu.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ có thể chia thành hai phần. Phần thự nhất là bài học giữ nước rút ra từ những thành công của An Dương Vương và quan trọng hơn là phần thứ hai của bài học giữ nước rút ra từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương và nhất là sự ngây thơ nhẹ dạ (và cả mất cảnh giác) của Mị Châu trong tình yêu và trong việc giải quyết mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân riêng tư với quyền lợi của dân tộc, đất nước. Cả hai bài học đều quan trọng như nhau. Bi kịch mất nước bắt nguồn từ sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
An Dương Vương quá mơ hồ về bản chất tham lam, độc ác nham hiểm của kẻ thù nên đã nhận lời kết tình thông hiếu; giặc kéo vào lại chủ quan không có phòng bị gì nên bị thua chạy thảm hại. Sau nữa, nó lại được tạo điều kiện từ sự nhẹ dạ, cả tin của Mị Châu. Vô tình tiếp tay cho hành động xâm lược của kẻ thù, Mị Châu vừa đáng giận, đáng trách lại vừa đáng thương. Mị Châu đáng giận vì nàng đã phạm phải những sai lầm lẽ ra không thể có ở một nàng công chúa con vua. Nỏ thần là bí mật quốc gia, là sức mạnh bí ẩn lậm nên sự bách chiên bách thắng của nước Đại Việt, vậy mà, vì thứ tình cảm vợ chồng cá nhân, riêng tư, để thoả mãn điều mà nàng cho là trí tò mò của chồng mà đã lén lấy nỏ cho chồng xem, để đến nỗi nỏ thần bị đánh tráo mà không biết.
Làm lộ bí mật quốc gia cho một kẻ sẵn có âm mưu xâm lược, Mị Châu đã không thể ngờ hậu quả những hành động của mình nghiêm trọng đến nhường nào. Hành động rắc lông ngỗng khi ngồi sau yên ngựa của cha để chạy thoát thần cũng chỉ là một hành động vô tình, bởi: Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ỡ ngã tư đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau. Chỉ đơn thuần là nghĩ đến hạnh phúc của cá nhân mình nhưng cuối cùng không thể cứu nhau mà lại còn là dấu cho quân giặc đuổi theo, để cuối cùng nàng phải chịu cái chết như một kề “giặc trong”. Sai lầm và tội lỗi của Mị Châu là không thể chối cãi và nàng bị kết tội một cách hoàn toàn đích đáng. Cũng nhờ thế mà bài học, về tinh thần cảnh giác càng trở nên thấm thìa và sâu sắc.
Tuy vậy, dân gian cũng vẫn luôn rất công bằng và đầy lòng nhân ái. Người xưa chỉ ra lỗi lầm của Mị Châu nhưng cũng tìm thấy ở đó những căn nguyên sâu xa khiến cho ta thấy thực ra nàng cũng chỉ là một nạn nhân, một nạn nhân thật đáng thương. Sai lầm của nàng xuất phát đầu tiên là từ sai lầm của An Dương Vương. An Dương Vương gả Mị Châu cho Trọng Thuỷ cũng đồng nghĩa với việc nhà vua đã trao cho nàng những nghĩa vụ trách nhiệm của một người vợ là cũng phải theo chồng. Đấy là chưa kể đến việc tình yèu và nghĩa vợ chồng có thể làm làm lu mờ nghĩa vụ và trách nhiệm. Mị Châu vì quá cả tin mà đã không thể ngờ được người chồng của mình lại là một kẻ “gián điệp”; thế nên mới mang bí mật của nước mình mà san sẻ với Trọng Thuỷ như một câu chuyện san sẻ thường hay gặp ở những cặp vợ chồng.
Cũng giống như việc tiết lộ bí mật nỏ thần làm cho quân nước nhà bại trận, việc rắc áo lông ngỗng một lần nữa lại vô tình chỉ lối cho kẻ thù đuổi theo hai cha con. Hai lần nàng liên tiếp phạm lỗi mà không hề ý thức được sai lầm mình đang mắc phải. Tội lỗi được gây nên chính từ sự ngây thơ, cả tin nên thật đáng thương. Việc Rùa Vàng kết tội Mị Châu làm giặc tuy đẩy nhân vật đến số phận bi thảm nhưng lại là một kết thúc cần thiết theo quan niệm của nhân dân. Rõ ràng là Mị Châu có tội. Tội trực tiếp gây nện mất nước ấy của nàng xứng đáng phải nhận lấy cái chết. Đó là bài học cần thiết để răn dạy tinh thần đề cao cảnh giác trong sự nghiệp gìn giữ đất nứớc.
Phế phán Mị Châu bằng “bản án tử hình” nhân dân cũng thấu hiểu rằng nầng mắc tội không phải do chủ ý mà là vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ và cả tin. Bởi thế, họ đã khuôn xếp cho nàng được biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền trên bờ biển. Máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn được thì đều biến thành ngọc châu, xác đem về táng ở Loa Thành thì biến thành ngọc thạch. Mị Châu bị trừng phạt cho những tội lỗi nhưng cũng đã được chiêu tuyết cho tâm hồn trong sáng và ngây thơ của mình. Hình ảnh ngọc trai - giếng nước ở cuốì tác phẩm là một sáng tạo đến mức hoàn mĩ. Nó thuộc về thái độ ứng xử vừa nghiêm khắc, vừa nhân đạo vừa thấu lí đạt tình của nhân dân ta.
Nhân vật Mị Châu vã kểt cực của nàng đã khiến cho chúng ta vừa giận, lại vừa đồng cảm và xót thương sâu sắc. Mong rằng ở một thế giới khác, nàng đã tự nhận ra được bài học cho bản thân mình mà có một cuộc sống đúng đắn và thanh thản hơn. Và khi ấy, số phận Mị Châu sẽ khác...