Bài văn phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn "Bến quê" số 4
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Cách sáng tác trước năm 1975 của ông là những bức tranh hiện thực sinh động về con người và cuộc sống của nhân dân ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn huyền ảo, những trang văn của Nguyễn Minh Châu đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm như: "Mảnh trăng cuối rừng", "Dấu chân người lính", "Cửa sông"... Những năm sau 1975, ông là nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khao khát đổi mới văn học, bởi ông coi "văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người". Vì thế, từ khuynh hướng sử thi lãng mạn - "sự kiện lấn át con người", ông chuyển sang đề tài "thế sự đời tư" (cuộc sống đời thường) với tính triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá bản chất con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
Hai tập truyện ngắn "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (1983) và "Bến quê" (1985)với những bài tiểu luận phê bình văn học đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí "người mở đường tinh anh và tài năng" của văn học nước ta sau 1975. Đoạn trích "Bến quê" in trong tập truyện cùng tên của nhà văn, xuất bản năm 1985, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ "thế sự đời tư" ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra những quy luật mang đầy tính nghịch lí, mâu thuẫn khó có thể lường hết được trong cuộc sống này. Điều đó đã được tác giả thể hiện qua việc khắc họa hình tượng nhân vật Nhĩ – một nhân vật tư tưởng gắn liền với những suy ngẫm, chiêm nghiệm triết lí về con người và cuộc đời.
Truyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng toàn bộ diễn biến câu chuyện được nhìn qua lăng kính tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ với một hoàn cảnh đặc biệt: sắp giã từ cuộc đời. Từ đó, giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, đồng thời toàn bộ tư tưởng, chủ đề của truyện được truyền tải một cách dễ dàng, tự nhiên, gần gũi và sâu sắc.
Nhĩ – một con người đã từng chu du đi khắp nơi trên trái đất với bất kể xó xỉnh nào anh cũng đã từng đặt chân tới nhưng đến phút giây cuối đời anh lại phải cột chặt thân mình bên giường bệnh. Và khi phải bó mình trên chiếc giường chật hẹp, không đi lại được anh mới chợt nhận ra vẻ đẹp giàu có của bãi bồi bên kia sông Hồng – nơi mà anh chưa từng đặt chân đến và vẻ đẹp tâm hồn của người vợ nhưng tiếc thay đã quá muộn màng.
Trước hết câu chuyện mở ra với những cảm nhận thật tinh tế của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng sớm đầu thu. Khung cảnh được tạo dựng trong cái nhìn từ gần tới xa, từ thấp tới cao, từ mặt đất lên bầu trời của Nhĩ, rất đẹp, bình yên, thơ mộng, mang đậm hơi thở của làng cảnh quê hương. Cảnh như chất chứa, thấm thía cảm xúc, tâm trạng của con người nhân vật. Những bông hoa bằng lăng cuối mùa còn sót lại trên cành trở nên đậm sắc hơn; con sông Hồng như nhuốm một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng ra thêm; vòm trời cũng như cao hơn với những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bên kia sông. Và tất cả như "đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt hơi thở của đất màu mỡ". Không gian cảnh quê ấy với Nhĩ sao mà vừa thân thương, quen thuộc lại vừa lạ lẫm, mới mẻ đến vậy.
Vẻ đẹp ấy ngày nào chẳng có, vẫn luôn thường trực quanh anh nhưng sao bây giờ sắp phải rời xa nó mãi mãi anh mới chợt nhận ra sự giàu có trù phú mĩ lệ của miền đất ấy. Vì thế, trong lòng Nhĩ dâng lên một niềm xót xa, pha lẫn sự nuối tiếc, ân hận: "từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" nhưng " chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng, ngay trước cửa sổ nhà mình". Vì thế trong lòng anh rực lên một niềm khát khao cháy bỏng muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp bình dị và gần gũi ấy. Nhưng tiếc thay, niềm hi vọng đó song hành cùng sự tuyệt vọng, bởi trong tình cảnh bệnh tật của bản thân, giờ đây anh không thể thực hiện được ước muốn tưởng chừng nhỏ bé, giản đơn đó nữa.
Đây chính là sự thức tỉnh những giá trị bền vững, bình dị nhưng vô cùng sâu sa trong cuộc sống, những giá trị thường bị con người lãng quên, nhất là khi còn trẻ trước những ham muốn, khát vọng lôi cuốn. Sự thức này chỉ đến với những con người từng trải, đến với Nhĩ khi mà anh đang sắp giã từ cuộc đời này để trở về cõi hư vô. Cho nên, Nhĩ cảm thấy ân hận, xót xa: "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết...".
Do không thể trực tiếp thực hiện được khát vọng đi tới "miền đất mơ ước" ấy nên Nhĩ đã nhờ vả đứa con trai thay mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Nhưng cậu bé đã không hiểu được ý cha nên nó chịu đi một cách miễn cưỡng và rồi bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế bên dọc đường, có thể làm lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Anh nhớ lại thời trai trẻ của mình cũng ham chơi như thế, vả lại nó cũng chưa nhận ra sự hấp dẫn bên kia sông, nên anh không trách cậu bé. Từ đó, anh rút ra một triết lí có tính chất tổng kết, chiêm nghiệm về qui luật của cuộc đời con người: "Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình".
Trong lúc cậu con trai của anh bắt đầu ra đi thực hiện ước mơ của mình thì cũng là khi anh dùng chút tàn lực cuối cùng còn sót lại xê mình ra khỏi tấm nệm, lên chiếc phản gỗ để tới gần bên cửa sổ nhiều hơn. Việc làm ấy khiến anh "mệt lử", "đau nhức" như vừa đi "được nửa vòng trái đất". Còn nửa vòng nữa, anh buộc lòng phải nhờ cậy mấy bọn trẻ con hàng xóm giúp đỡ. Và anh cảm thấy mình thật buồn cười, y như một đứa trẻ toét miệng cười khi đang được tận hưởng sự chăm sóc và chơi với. Đến bên cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy xa xa một cánh buồn trên mặt sông. Anh cảm tưởng như chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo hay chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dính phù sa. Nhĩ xúc động: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai con mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động đó của Nhĩ thể hiện sự nôn nóng, thức giục con trai hãy mau mau đi đi không lại lỡ mất chuyến đò. Hay đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta đừng để mất thời gian vô ích cho những cái "chùng chình", "vòng vèo" trên đường đời mà hãy hướng tới những giá trị đích thực, giản dị, bền vững quanh ta.
Bằng ngòi bút đào sâu đến tận cùng cái thật chứa đầy bí ẩn, với tư tưởng "đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người", Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng của người phụ nữ giàu lòng yêu thương, đức hi sinh, tận tụy vì chồng, vì con của một người vợ, người mẹ. Đó chính là Liên (vợ Nhĩ). Tất cả điều này đã được Nhĩ cảm nhận trong những giầy phút cuối cùng của cuộc đời khi bên cạnh gia đình, trong vòng tay chăm sóc, vỗ về, động viên của vợ con. Lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh và Nhĩ chợt nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo cùng sự hi sinh một cách thầm lặng của vợ. Anh đã nói với Liên: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh". Và Liên đáp lại câu trả lời ấy: "Có hề sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này".
Và thực sự giờ đây, Nhĩ mới thấm thía hết được vẻ đẹp tâm hồn đó của Liên với lòng biết ơn sâu nặng: "Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và cũng nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Nhĩ một con người của thời đại mới chỉ biết chạy theo những ước vọng xa vời mà lãng quên đi những vẻ đẹp bình dị, thân quen mà mình đang có. Để rồi khi vấp ngã, khi phải sắp chia xa với cuộc sống này vĩnh viễn thì anh mới chịu nhận ra quê hương, gia đình, người vợ mới là bến đậu, là nơi nương tựa bình yên và vững chắc nhất cho con người sau hành trình đi xa trở về. Mặc dù nhận thức của Nhĩ dẫu có chút muộn màng nhưng dù sao anh cũng đã kịp nhận ra trước sự sai lầm của mình, giúp anh cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Nhân vật Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng, chứa đựng ý đồ sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên nhân vật không phải là "cái loa phát thanh" của nhà văn mà Nguyễn Minh Châu đã khéo léo dựng lên một cuộc đời, một số phận với một hoàn cảnh éo le, nghịch lí. Để rồi, nhân vật tự đúc rút, chiêm nhiệm ra những chân lí, bài học có tính tổng kết về con người và cuộc đời. Qua đó, ta thấy được tài năng dựng truyện, khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu thật tài tình, độc đáo. Khép lại "Bến quê", hình ảnh nhân vật Nhĩ cứ lần lượt hiện lên với biết bao nhiêu những bài học triết lí sâu sắc giàu tính nhân văn của cuộc sống con người. Từ đó, ta càng thấm thía hơn và biết trân trọng hơn những giá trị vững bền, bình dị, gần gũi quanh ta như gia đình, quê hương.
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong số những nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Cách sáng tác trước năm 1975 của ông là những bức tranh hiện thực sinh động về con người và cuộc sống của nhân dân ta trong những năm chống Mĩ cứu nước. Với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn huyền ảo, những trang văn của Nguyễn Minh Châu đã từng tạo nên vẻ đẹp rực rỡ trong các tác phẩm như: "Mảnh trăng cuối rừng", "Dấu chân người lính", "Cửa sông"... Những năm sau 1975, ông là nhà văn sớm nhất có sự trăn trở, khao khát đổi mới văn học, bởi ông coi "văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người". Vì thế, từ khuynh hướng sử thi lãng mạn - "sự kiện lấn át con người", ông chuyển sang đề tài "thế sự đời tư" (cuộc sống đời thường) với tính triết luận về những giá trị nhân bản đời thường, khám phá bản chất con người trong cuộc sống mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Hai tập truyện ngắn "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành" (1983) và "Bến quê" (1985)với những bài tiểu luận phê bình văn học đã đưa Nguyễn Minh Châu lên vị trí "người mở đường tinh anh và tài năng" của văn học nước ta sau 1975. Đoạn trích "Bến quê" in trong tập truyện cùng tên của nhà văn, xuất bản năm 1985, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ "thế sự đời tư" ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra những quy luật mang đầy tính nghịch lí, mâu thuẫn khó có thể lường hết được trong cuộc sống này. Điều đó đã được tác giả thể hiện qua việc khắc họa hình tượng nhân vật Nhĩ – một nhân vật tư tưởng gắn liền với những suy ngẫm, chiêm nghiệm triết lí về con người và cuộc đời.
Truyện được kể theo ngôi thứ ba nhưng toàn bộ diễn biến câu chuyện được nhìn qua lăng kính tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Nhĩ với một hoàn cảnh đặc biệt: sắp giã từ cuộc đời. Từ đó, giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, sinh động, đồng thời toàn bộ tư tưởng, chủ đề của truyện được truyền tải một cách dễ dàng, tự nhiên, gần gũi và sâu sắc. Nhĩ – một con người đã từng chu du đi khắp nơi trên trái đất với bất kể xó xỉnh nào anh cũng đã từng đặt chân tới nhưng đến phút giây cuối đời anh lại phải cột chặt thân mình bên giường bệnh. Và khi phải bó mình trên chiếc giường chật hẹp, không đi lại được anh mới chợt nhận ra vẻ đẹp giàu có của bãi bồi bên kia sông Hồng – nơi mà anh chưa từng đặt chân đến và vẻ đẹp tâm hồn của người vợ nhưng tiếc thay đã quá muộn màng.
Trước hết câu chuyện mở ra với những cảm nhận thật tinh tế của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên, nơi bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng sớm đầu thu. Khung cảnh được tạo dựng trong cái nhìn từ gần tới xa, từ thấp tới cao, từ mặt đất lên bầu trời của Nhĩ, rất đẹp, bình yên, thơ mộng, mang đậm hơi thở của làng cảnh quê hương. Cảnh như chất chứa, thấm thía cảm xúc, tâm trạng của con người nhân vật. Những bông hoa bằng lăng cuối mùa còn sót lại trên cành trở nên đậm sắc hơn; con sông Hồng như nhuốm một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng ra thêm; vòm trời cũng như cao hơn với những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bên kia sông. Và tất cả như "đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non – những màu sắc thân thuộc quá như da thịt hơi thở của đất màu mỡ". Không gian cảnh quê ấy với Nhĩ sao mà vừa thân thương, quen thuộc lại vừa lạ lẫm, mới mẻ đến vậy. Vẻ đẹp ấy ngày nào chẳng có, vẫn luôn thường trực quanh anh nhưng sao bây giờ sắp phải rời xa nó mãi mãi anh mới chợt nhận ra sự giàu có trù phú mĩ lệ của miền đất ấy.
Vì thế, trong lòng Nhĩ dâng lên một niềm xót xa, pha lẫn sự nuối tiếc, ân hận: "từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" nhưng " chưa hề bao giờ đi đến cái bờ bên kia sông Hồng, ngay trước cửa sổ nhà mình". Vì thế trong lòng anh rực lên một niềm khát khao cháy bỏng muốn được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng để chiêm ngưỡng và tận hưởng vẻ đẹp bình dị và gần gũi ấy. Nhưng tiếc thay, niềm hi vọng đó song hành cùng sự tuyệt vọng, bởi trong tình cảnh bệnh tật của bản thân, giờ đây anh không thể thực hiện được ước muốn tưởng chừng nhỏ bé, giản đơn đó nữa. Đây chính là sự thức tỉnh những giá trị bền vững, bình dị nhưng vô cùng sâu sa trong cuộc sống, những giá trị thường bị con người lãng quên, nhất là khi còn trẻ trước những ham muốn, khát vọng lôi cuốn. Sự thức này chỉ đến với những con người từng trải, đến với Nhĩ khi mà anh đang sắp giã từ cuộc đời này để trở về cõi hư vô. Cho nên, Nhĩ cảm thấy ân hận, xót xa: "Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận, đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết...".
Do không thể trực tiếp thực hiện được khát vọng đi tới "miền đất mơ ước" ấy nên Nhĩ đã nhờ vả đứa con trai thay mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Nhưng cậu bé đã không hiểu được ý cha nên nó chịu đi một cách miễn cưỡng và rồi bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế bên dọc đường, có thể làm lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Anh nhớ lại thời trai trẻ của mình cũng ham chơi như thế, vả lại nó cũng chưa nhận ra sự hấp dẫn bên kia sông, nên anh không trách cậu bé. Từ đó, anh rút ra một triết lí có tính chất tổng kết, chiêm nghiệm về qui luật của cuộc đời con người: "Con người ta trên đường đời khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình".
Trong lúc cậu con trai của anh bắt đầu ra đi thực hiện ước mơ của mình thì cũng là khi anh dùng chút tàn lực cuối cùng còn sót lại xê mình ra khỏi tấm nệm, lên chiếc phản gỗ để tới gần bên cửa sổ nhiều hơn. Việc làm ấy khiến anh "mệt lử", "đau nhức" như vừa đi "được nửa vòng trái đất". Còn nửa vòng nữa, anh buộc lòng phải nhờ cậy mấy bọn trẻ con hàng xóm giúp đỡ. Và anh cảm thấy mình thật buồn cười, y như một đứa trẻ toét miệng cười khi đang được tận hưởng sự chăm sóc và chơi với. Đến bên cửa sổ, Nhĩ nhìn thấy xa xa một cánh buồn trên mặt sông. Anh cảm tưởng như chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo hay chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dính phù sa. Nhĩ xúc động: "mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai con mắt long lanh chứa một nỗi say mê đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó". Hành động đó của Nhĩ thể hiện sự nôn nóng, thức giục con trai hãy mau mau đi đi không lại lỡ mất chuyến đò. Hay đó chính là điều mà tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta đừng để mất thời gian vô ích cho những cái "chùng chình", "vòng vèo" trên đường đời mà hãy hướng tới những giá trị đích thực, giản dị, bền vững quanh ta.
Bằng ngòi bút đào sâu đến tận cùng cái thật chứa đầy bí ẩn, với tư tưởng "đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người", Nguyễn Minh Châu đã khắc họa thành công vẻ đẹp trong sáng, dịu dàng của người phụ nữ giàu lòng yêu thương, đức hi sinh, tận tụy vì chồng, vì con của một người vợ, người mẹ. Đó chính là Liên (vợ Nhĩ). Tất cả điều này đã được Nhĩ cảm nhận trong những giầy phút cuối cùng của cuộc đời khi bên cạnh gia đình, trong vòng tay chăm sóc, vỗ về, động viên của vợ con. Lần đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh và Nhĩ chợt nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo cùng sự hi sinh một cách thầm lặng của vợ. Anh đã nói với Liên: "Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm mà em vẫn nín thinh". Và Liên đáp lại câu trả lời ấy: "Có hề sao đâu, miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh trong gian phòng này". Và thực sự giờ đây, Nhĩ mới thấm thía hết được vẻ đẹp tâm hồn đó của Liên với lòng biết ơn sâu nặng: "Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia sông, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và cũng nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm... Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này". Nhĩ một con người của thời đại mới chỉ biết chạy theo những ước vọng xa vời mà lãng quên đi những vẻ đẹp bình dị, thân quen mà mình đang có. Để rồi khi vấp ngã, khi phải sắp chia xa với cuộc sống này vĩnh viễn thì anh mới chịu nhận ra quê hương, gia đình, người vợ mới là bến đậu, là nơi nương tựa bình yên và vững chắc nhất cho con người sau hành trình đi xa trở về. Mặc dù nhận thức của Nhĩ dẫu có chút muộn màng nhưng dù sao anh cũng đã kịp nhận ra trước sự sai lầm của mình, giúp anh cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Nhân vật Nhĩ là kiểu nhân vật tư tưởng, chứa đựng ý đồ sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên nhân vật không phải là "cái loa phát thanh" của nhà văn mà Nguyễn Minh Châu đã khéo léo dựng lên một cuộc đời, một số phận với một hoàn cảnh éo le, nghịch lí. Để rồi, nhân vật tự đúc rút, chiêm nhiệm ra những chân lí, bài học có tính tổng kết về con người và cuộc đời. Qua đó, ta thấy được tài năng dựng truyện, khắc họa miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu thật tài tình, độc đáo. Khép lại "Bến quê", hình ảnh nhân vật Nhĩ cứ lần lượt hiện lên với biết bao nhiêu những bài học triết lí sâu sắc giàu tính nhân văn của cuộc sống con người. Từ đó, ta càng thấm thía hơn và biết trân trọng hơn những giá trị vững bền, bình dị, gần gũi quanh ta như gia đình, quê hương.