Bài văn phân tích nhân vật Trương Phi trong "Hồi trống Cổ Thành" số 8
Khi muốn phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ thành trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, không thể không nói tới tác giả La Quán Trung. Ông sinh vào cuối đời nhà Nguyên, mất vào đầu đời nhà Minh. Quán Trung có năng khiếu về văn chương. Ông rất giỏi trong cách dùng từ khúc, câu đối. Ông còn tài viết các loại nhạc kịch. Nhưng người đời nhớ đến ông chỉ trong vai trò tiểu thuyết gia.
Đoạn trích Hồi trống Cổ thành, nói về Trương Phi gặp lại Quan Công khi cùng chị dâu đi tìm Lưu Bị. Lúc này, Trương Phi cho rằng, Quan Công đã phản bội lời thề hẹn của 3 anh em mà bỏ đi hang Tào Tháo. Tuy chỉ là nghi ngờ thôi, nhưng điều đó cũng khiến Trương Phi vô cùng giận dữ. Trương Phi bắt Quan Công phải chứng minh sự trong sạch của mình bằng việc qua 3 hồi trống giết tướng Tào. Phần thân bài dưới đây, sẽ cho chúng ta biết diễn biến tâm trạng và bức chân dung Trương Phi.
Nếu ai đã đọc cuốn Tam quốc diễn nghĩa, đều sẽ biết đến nhân vật Trương Phi là một anh hùng có tính cách thẳng thắn, bộc trực. Nhận vật này không bao giờ có lối nói úp mở, mập mờ, hành xử dối trá. Bởi thế, khi phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích này, các bạn sẽ càng thấy rõ bức chân dung đó. Theo La Quán Trung, lập trường, quan điểm, của nhân vật Trương Phi vô cùng rạch ròi, rõ ràng. Điều này được thể hiện qua câu nói mà nhân vật đã nói với hai chị dâu và cũng là nhắc khéo tới Quan Công: “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”.
Trong quan niệm của người thời xưa, trung thần là người chỉ tôn thờ một minh chủ. Họ sẽ sống chết, làm mọi việc để giúp chủ đó mà thôi. Những ai có ý đồ thờ hai chủ nghĩa kẻ ấy phản bội. Từ suy nghĩ, lập luận đó, Trương Phi phán đoán, suy xét về việc Quang Công xuất hiện. Sau thời gian vắng bóng, đột nhiên Quan Công. Đã thế, nghe đâu hắn đã hang Tào Tháo, kẻ thù không đội trời chung với Lưu Bị. Đáng tức hơn, hắn còn được Tào phong hầu, phong tước. Như vậy, chắc chắn, Quan Công đã quy phục, bài Tào Tháo làm chủ. Và bởi thế, sự xuất hiện của Quan Công là để lừa Trương Phi, với mưu đồ chiếm Cổ Thành. Trong cơn giận giữ, khi nghe tin Quan Công tới, Trương Phi đã dẫn thêm quân mã ra giao chiến với Quan Công thay vì nghênh đón: “Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…”.
Vốn là người nóng tính, nên trước những suy luận, chứng cớ quá rõ ràng, Trương Phi không nói với Quan Công lời nào mà hành động ngay: “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
Sau đó, vì không thích nói vòng vo dài dòng, Trương Phi chỉ thẳng mặt Quan Công mà buộc tội, không chỉ một lần mà tới ba lần với ba tội danh. Đầu tiên, nhân vật Trương Phi buộc Quan Công tội vong ân, bội nghĩa: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt mũi nào đến gặp tao nữa”. Chẳng phải là anh em nữa, giờ đây Trương Phi xưng luôn “mày- tao”. Điều này thể hiện thái độ dứt khoát, cương quyết. Tiếp đến, Trương Phi khẳng định Quan Công tội bất trung: “Mày đã bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước nay lại đến lừa tao, tao quyết hầu sống chết với mày”. Và cuối cùng, Trương Phi luận tội Quan Công là kẻ bất nhân: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó”. Hết sảy những lời cáo buộc này đều xuất phát từ tính cách thẳng thắn, bộc trực của nhân vật. Đó là được xem là một trong những tính cách của trung thần, chỉ tin vào những gì mình thấy, mình chứng kiến.
Có thể nói, phân tích nhân vật Trương Phi tới đây, ta đã có thể hiểu phần nào con người nhân vật này. Trương Phi quả thực là một người ngay thẳng, nhưng khá nóng tính. Cái đầu ông nóng và trái tim nhân vật cũng nóng. Do đó, dù Quan Công đã được hai chị dâu cùng Tôn Càn thanh mình, nhưng Trương Phi vẫn một mực không nghe theo. Nhật vật gạt hết ý kiến và giữ nguyên lý lẽ, lập luận của mình. Nhất là khi đám quân mang cờ của Tào Tháo kéo đến, Trương Phi càng như bị thêm dầu vào lửa. Trương Phi mắt sắc lẹm, bừng bừng lửa giận và quát: “bây giờ còn chối nữa không?”.
Lúc này, sự giận dữ của nhân vật Trương Phi bị đẩy lên đỉnh điểm. Vì thế, Trương Phi liền “múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công”. Qua hành động này, ta có thể thấy tuy nhân vật trong tiểu thuyết mang tính cách chân thực nhưng vẫn có tính ước lệ của của văn học thời trung đại. Đó là việc làm của nhân vật luôn trở thành hình ảnh minh họa cho tính cách và tư tưởng giai cấp, chứ không đơn thuần là theo logic tâm lý của người thường. Vì thế, với Trương Phi, đạo nghĩa anh em một thủa hàn vi sẽ chẳng là gì nếu như ai đó bị tình nghi là kẻ phản bội. Với những anh hùng thời loạn này, thì chỉ có trung nghĩa là mới là lý tưởng sống và là nguyên tắc ứng xử đúng nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng.
Tướng Tào xuất hiện tuy khiến cơn giận của Trương Phi thêm bùng nổ nhưng chính là nút mở, giúp Quan Công giải oan. Trương Phi đã thử thách lòng trung thành của Quan Công bằng việc chém tướng giặc chỉ trong ba hồi trống. Việc này xảy ra vừa thể hiện sự vẹn nguyên lời thề của Quan Công, vừa bộc lộ thái độ kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của Trương Phi. Đó cũng là một phần của khí chất khảng khái của người anh hùng thời loạn, không dài dòng văn tự, hãy chứng minh bằng hành động.
Phân tích nhân vật Trương Phi, ta có thể thấy, trước yêu cầu của Trương Phi, Quan Công đã nhận lời thử thách. Với tài nghệ của mình cũng như mong muốn minh chứng sự trong sạch, chỉ trong nháy mắt, tướng Tào đã bỏ mạng dưới tay Quan Công. Đến đây, nhiều độc giả tự hỏi, sao Trương Phi không ra yêu cầu năm hồi mà lại là ba hồi. Mỗi người khi cảm nhận tác phẩm sẽ có cách nghĩ khác nhau, nhưng có lẽ, ba hồi sẽ phù hơn với tính cách hơi vội vàng, nóng nảy của Trương Phi. Hơn nữa, nếu dài quá, lại dường như hạp thấp tài nghệ của Quan Công. Đặc biệt, qua đó, Trương Phi ngầm thể hiện gửi gắm hy vọng tới Quan Công. Trương Phi mong Quan Công sẽ vẫn như xưa, không hề phản bội lời thề nơi vườn đào năm xưa.
Không hổ danh là tướng dưới tướng Lưu Bị, Quan Công đã không làm Trương Phi buồn lòng, thất vọng. Chỉ trong 3 hồi trống, tướng Tào đã bị hạ gục. Điều đó đã giúp Quan Công và Trương Phi được hóa giải. Nếu ban đầu gặp Quan Công, Trương Phi nóng giận bao nhiêu thì giờ lại thận trọng bấy nhiêu. Điều này khác hẳn với tính cách thông thường của nhân vật. Sau khi xác nhận được lòng trung thành của Quan Công qua hành động giết tướng giặc, Trương Phi được nghe thêm chuyện từ hai người chị dâu. Nghe xong, Trương Phi vô cùng xúc động trước hành trình gian khổ, nguy hiểm mà Quan Công đã trải. Nhân vật đã “rỏ nước mắt”. Khi người đàn ông khóc là khi người ta bất lực trước chuyện gì đó, hối hận trước chuyện gì đó và cả thấy khâm phục trước chuyện gì đó. Ở đây, giọt nước mắt đó thể hiện cả ba điều ở Trương Phi. Nhân vật nghe chuyện của Quan Công, cảm thấy bất lực vì đã không giúp được Quan Công trên đường đi. Trương Phi hối hận vì đã nghi ngờ lòng trung của Quan Công và khâm phục tài năng, đức độ của Quan Công.
Qua nhân vật Trương Phi, độc giả có thể nhận ra, tác giả La Quan Trung rất ít miêu tả dáng vẻ, ngoại hình. Tác giả chủ yếu phác họa nhân vật qua đối thoại và hành động. Trương Phi là điển hình. Qua lời lẽ và hành động, độc giả thấy rõ được suy nghĩ và tính cách nhân vật. Đó là một người cực kỳ nóng tính và ngay thẳng nhưng cũng sống hết mình vì đạo nghĩa.