Bài văn phân tích tác phẩm "Chí phèo" số 7

Nam Cao cây bút cuối của văn học giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nhờ có ông và các phẩm xuất sắc của mình, Nam Cao đã làm bừng sáng cả một giai đoạn văn học, ông đã góp phần không nhỏ vào mảng tranh hiện thực xã hội Việt Nam trước cách mạng. Hai đề tài chủ yếu của ông gồm người nông dân và người trí thức, trong đó đề tài người nông dân là nổi bật hơn cả. Với đề này truyện Chí Phèo đã trở thành áng văn bất hủ của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung.


Tác phẩm ban đầu có tên là Cái lò gạch cũ do chính nhà văn đặt, nhưng sau đó đổi thành Đôi lứa xứng đôi, do nhà xuất bản đổi, nhằm tăng tính giật gân, gây chú ý với bạn đọc. Cuối cùng Nam Cao đổi tên tác phẩm thành Chí Phèo, nhằm làm nổi bật nhân vật trung tâm của tác phẩm, đề cao giá trị hiện thực và nhân đạo qua nhân vật này.


Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi ở lò gạch cũ, Chí được anh thả ống lươn nhìn thấy nhặt về, mang cho một bà góa mù nuôi, sau đó bà góa mù bán cho bác phó cối không con, bác phó cối mất đi thì sống trong sự đùm bọc của dân làng. Khi Chí lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến, là một con người lương thiện, chăm chỉ làm lụng, nhưng vì bị bà ba gọi vào bóp chân, Bá Kiến thấy được nổi cơn ghen nên đã đẩy Chí Phèo vào tù. Từ một người nông dân hiền lành, chất phác, mang trong mình những mơ ước giản dị, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải,… Chí Phèo đã bị Bá Kiến và nhà tù thực dân làm cho tha hóa, biến chất.


Hắn ở tù về đã trở thành một người khác hẳn: Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt cơng cơng, hai mắt gườm gườm…, mặc bộ quần áo tây vàng với quần nái đen, phanh áo để lộ hình xăm. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, uống rượu say khướt để chửi trời, chửi đời, hắn lăn ra ăn vạ mọi người,… Chí Phèo lương thiên đã trở thành thằng lưu manh, liều lĩnh, lấy sự lưu manh để kiếm sống qua ngày. Bị Bá Kiến lợi dụng, Chí Phèo trở thành tay sai cho cái ác, hắn triền miên trong cơn say, làm bất cứ điều gì mà người tay sai bảo, gây nên biết bao tội ác và thực sự trở thành con quỷ của làng Vũ Đại.


Trong những cơn say triền miên, chưa từng có lúc nào Chí sống trong sự tỉnh táo. Nhưng hôm ấy là một ngày rất khác, Chí uống say ở nhả Tự Lãng, trên đường về nhà thấy ngứa ngáy nên Chí ra sông tắm, ở đây Chí gặp Thị Nở, họ ăn nằm với nhau. Nửa đêm Chí bị cảm nôn mửa, nhờ có Thị Nở nếu không có lẽ Chí đã chết. Sau những cơn say triền miên, đây là lần đầu tiên Chí tỉnh, hắn nhận thức được cuộc sống xung quanh: mặt trời đã lên cao với ánh nắng vàng rực rỡ, những âm thanh của cuộc sống nghe vui vẻ quá đó là tiếng chim, tiếng những người đàn bà đi chợ bán vải về, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những âm thanh mà bấy lâu nay Chí không còn nghe, không còn để ý nữa.


Từ nhận thức về cuộc sống, Chí chuyển về nhận thức chính mình: hắn nhớ về quá khứ tươi đẹp, với mơ ước giản dị, chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải,… mong ước thật giản dị và đẹp đẽ. Nhưng hiện tại chỉ là con số không tròn trĩnh, Chí nhận ra mình không vợ, không con, không tài sản, không được công nhận và bản thân đã đi sang dốc bên kia cuộc đời. Tương lai đáng sợ mở ra trước mắt, đói rét, bệnh tật và cô độc. Nhưng chính trong lúc hắn đang miên man suy nghĩ, thị Nở xuất hiện với bát cháo hành trên tay, hắn đón nhận bằng tất cả sự xúc đông và biết ơn. Hắn ăn cháo hành và chưa bao giờ thấy nó ngon đến vậy, hắn khóc, nước mắt của một kẻ tưởng chừng đã bị cướp mất nhân tính vĩnh viễn. Ngạc nhiên và cảm động (“mắt ươn ướt”) vì đây là lần đầu tiên được đàn bà cho, đây là lần đầu tiên Chí Phèo được ăn cháo, lần đầu được săn sóc bởi bàn tay đàn bà. Năm ngày sống với thị Nở đã giúp Chí hồi sinh, khao khát được làm lành với mọi người, được làm người lương thiện và thị Nở sẽ là người mở đường cho hắn.


Niềm hạnh phúc không được bao lâu, thị Nở trình bày với bà cô về ý định nên duyên với Chí và bị gạt phát đi. Thị Nở - một người dở hơi, đùng đùng đến cự tuyệt Chí. Ban đầu hắn cười vì nghĩ Thị trêu đùa mình, rồi hắn nghĩ ngợi và hình như đã hiểu sự việc, hắn ngẩn người ra không nói được gì. Thị Nở bỏ về, Chí có đuổi theo cũng chị là vô cũng, Chí đau đớn, phẫn uất đến tận cùng. Hắn uống nhưng uống lại càng tỉnh, hơi cháo hành thoang thoảng đâu đây, hắn ôm mặt khóc rưng rức. Trong nỗi đau tột cùng hắn xách dao tìm đến nhà thị Nở để đâm chết cả nhà Thị, nhưng cuối cùng hắn đến nhà Bá Kiến như một thói quen. Nhưng đồng thời Chí Phèo mơ hồ nhận ra kẻ thù đích thực, nhận ra nguyễn nhân gốc rễ đẩy mình vào bi kịch không phải cô cháu Thị Nở mà là Bá Kiến. Chí giết Bá Kiến và tự hủy hoại chính mình. Đây là lựa chọn duy nhất của Chí, bởi hắn không thể làm người lương thiện vì làng Vũ Đại không chấp nhận hắn. Hắn cũng không thể làm con quỷ vì bản thân đã thức tỉnh. Chết là lựa chọn duy nhất của Chí Phèo. Cái chết của Chí là lời tố cáo đánh thép, sắc bén vào xã hội đương thời đã đẩy con người vào bước đường cùng.


Ngoài nhân vật Chí Phèo, Thị Nở cũng là một nhân vật đặc sắc trong tác phẩm. Thị Nợ là người quá lứa, lỡ thì, xấu ma chê quỷ hờn, lại thêm tính dở hơi ngẩn ngơ những người đần trong cổ tích, có dòng giống mả hủi. Bản thân thị Nở hội tụ đầy đủ những yếu tố không có cơ hội tìm kiếm cơ hội hạnh phúc cho bản thân. Số phận của thị cũng hết sức bi đát, thảm hại. Nhưng bản thân thị lại là người biết yêu thương, chăm sóc những người xung quanh. Trong đêm gặp Chí, Chí bị cảm lạnh, Thị là người đưa Chí về và chăm sóc chu đáo, đắp manh chiếu cho Chí rồi mới về. Dường như về rồi Thị Nở vẫn chưa yên tâm, thị động lòng thương thức dậy nấu cháo cho Chí.


Thị cũng như bao người phụ nữ khác khao khát yêu thương và được yêu thương. Thị Nở sẵn sàng vượt qua định kiến, đến ở với Chí Phèo năm ngày, đó là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, hạnh phúc nhất trong đời Thị. Nhưng cuối cùng Thị vẫn không thể vượt qua những định kiến, nghe lời bà cô, Thị Nở đã cự tuyệt tình cảm của Chí, khước từ mở đường cho Chí về với con người lương thiện. Xây dựng nhân vật Thị Nở góp phần làm nổi bật nhan vật Chí Phèo, thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Không chỉ vậy, nhờ có Thị Nở Chí Phèo mới được hồi sinh, quá đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác giả, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người. Nhưng cũng chính Thị Nở là người đẩy Chí Phèo vào bị kịch bị cự tuyệt làm người. Tác phẩm đã truyền tải giá trị hiện thực: vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân nửa phong kiến.


Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc: Chí Phèo điển hình cho người nông dân Việt Nam bị tha hóa trước cách mạng ; nghệ thuật phân tích diễn biên tâm lí nhân vật hợp lí, giàu ý nghĩa. Cốt truyện giàu kịch tính, mang đến những bất ngờ, hấp dẫn cho người đọc. Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng vẫn giàu giá trị nghệ thuật.


Với tác phẩm Chí Phèo, tác giả đã phơi bày, vạch trần bộ mặt của xã hội thực dân nửa phong kiến phi nhân tính, đã đầy con người vào bước đường cùng, tha hóa về nhân hình và nhân tính. Nhưng bên cạnh đó còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, niềm tin vào bản chất tốt đẹp trong mỗi con người. Qua tác phẩm cũng thể hiện lòng cảm thương với số phận người nông dân bất hạnh.

Bài văn phân tích tác phẩm
Bài văn phân tích tác phẩm "Chí phèo" số 7
Bài văn phân tích tác phẩm
Bài văn phân tích tác phẩm "Chí phèo" số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy