Bài văn phân tích tác phẩm "Chiếu cầu hiền" số 3

Ngô Thì Nhậm sinh năm 1746, là người Thanh Trì, Hà Nội. Sinh thời, ông từng làm Đông đốc trấn Kinh Bắc dưới thời chúa Trịnh, sau khi nhà nhà Lê- Trịnh bị suy vong, ông tiếp tục ra làm quan và có nhiều công lao lớn với triều đại Tây Sơn. Được Nguyễn Huệ giao phó nhiều trọng trách lớn. Những văn kiện có tính quan trọng đều do một tay Ngô Thì Nhậm soạn thảo, một trong số đó có thể nhắc đến "Chiếu cầu hiền".


Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm viết vào khoảng năm 1788-1789, theo lệnh của Vua Quang Trung, mục đích của nó là nhằm kêu gọi những người hiền tài ra cộng sự, giúp vua xây dựng triều đại, đặc biệt là các tầng lớp trí thức sĩ phu Bắc Hà.

Mở đầu bài chiếu, tác giả khẳng định vai trò và sứ mệnh của những người hiền tài với quốc gia, dân tộc.


Ngô thì Nhậm ví hiền tài như "ngôi sao sáng trên trời cao, mà sao sáng thì ắt chầu về Bắc thần", cũng như những người tài phải phò trợ cho thiên tử mình. Những người hiền mà không được đời dùng, dấu đi tài năng cũng như sao bị che đi vẻ lấp lánh, không như ý trời đã định.


Tiếp theo, tác giả nhấn mạnh về những bậc hiền sĩ ở ẩn khi thời thế suy vi, đất nước nhiều biến cố. Có người ra làm quan thì cũng không dám lên tiếng, sợ hãi, họ như những kẻ "gõ mõ canh cửa", "chết đuối trên cạn" để mà lẩn tránh việc đời. Tác giả đã đề cập đến vấn đề ấy một cách đầy tinh tế, sử dụng các thành ngữ, từ ngữ có tính tượng trưng để nói mà không xâm phạm đến những người tri thức coi trọng lòng tự tôn.


Những lời viết ra khiến cho người nghe, người đọc không khỏi không suy ngẫm, để người hiền tự nhìn lại bản thân, tác giả tin rằng với những người sáng suốt, họ sẽ hiểu những điều mà con chữ phản ánh. Những lời cầu hiền thiết tha, chân thành lại vừa khiêm tốn, thể hiện được tấm lòng của một vị vua anh minh được tác giả viết đầy xúc động: "Này trẫm đang ghé chiếu lắng nghệ, ngày đêm mong mỏi......Hay đang thời đổ nát chưa thể phụng sự chăng?".


Để thuyết phục những tri thức xưa, Ngô Thì Nhậm nêu lên thực trạng đất nước lúc bấy giờ còn nhiều điều đáng lo ngại. Triều đại lúc này đang buổi đầu chập chững, luật pháp, kỷ cương còn mắc nhiều khiếm khuyết, chốn biên ải còn trăm điều lo toan, trăn trở, một mình vừa sao có thể vẹn tròn nếu không được sự giúp sức, phò trợ từ những vị đức độ, tài năng. Ngặt nỗi, nhân dân còn chưa lấy lại sức, vua cũng vừa mới lên ngôi lòng dân khắp nơi chưa thấu rõ bởi vậy mà ngày đêm lo lắng, những khó khăn cứ chồng chất ngày một thêm.


Mọi người đều hiểu được rằng: "Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình". Mà trong trời đất, bốn phương nơi đâu chắc hẳn cũng có người tài, dù nước lúc hưng, lúc suy những nhân tài thì đâu thể thiếu "...trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này há lại không có một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu như trẫm hay sao?".


Sau những lý lẽ thấu tình đạt lý ấy, tác giả công tuyên thỉnh nhiều chính sách khác nhau nhưng quy chung một mục đích chiêu mộ kẻ sĩ trong thiên hạ. Mọi người dân không phân biệt nam nữ, thành phần hay tầng lớp nào, nếu có tài năng, học thức đều được quyền ứng cử, một tinh thần dân chủ được triển khai rõ rệt trong nhân dân, ai cũng có quyền bình đẳng góp sức mình cho đất nước "Vậy ban chiếu xuống, quan việc lớn nhỏ và dân chúng trăm họ ai có tài năng học thuật, mưu hay giúp ích cho đời, đều cho phép được dâng thư bày tỏ công việc".


Những người có nghề giỏi, nghiệp hay, những người có tài năng mà lâu nay bị giấu kín cũng tự tiến cử giúp đời. Tất cả hãy vì nước mà gắng sức mà tụ họp về để cùng nhau mưu lược, kế sách phát triển quốc gia, nước nhà. " Này trời trong sáng, đất thái bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây...cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh".


Bài chiếu tuy ngắn gọn mà chứa đựng cả một tấm lòng thiết tha với dân với nước của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Luôn mong cầu sự ấm êm cho nhân dân, hành động vì sự bình yên, thịnh trị của xã tắc, vương triều. Một vị vua suốt đời mình tâm huyết mọi việc vì cuộc sống phồn vinh cho nhân dân. Từng lời, từng chữ viết ra đều thấm đẫm tinh thần dân tộc, thấm đẫm tình cảm lớn của một người trị vì cánh cánh nỗi lòng phát triển, dựng xây nước nhà.


"Chiếu cầu hiền" có ngôn ngữ trang trọng, lời văn đầy sự cầu thị khoan dung, khi lại thiết tha, mãnh liệt, hệ thống những lập luận thuyết phục và chặt chẽ. Tác phẩm đã cho thấy trước tầm nhìn xa trông rộng và sự chân thành của một với vua yêu nước coi trọng hào kiệt, nhân tài. Bài chiếu giúp ta hiểu và trân trọng hơn giá trị của trí thức, vai trò của người giỏi đối với đất nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy