Bài văn phân tích tác phẩm "Lẽ ghét thương" số 7

Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu là một Nôm mang khuynh hướng dân gian được viết vào khoảng những năm 50 của thế kỷ 20, lúc này ông đã bị mù. Truyện xoay quanh những cuộc chiến giữa thiện và ác đề cao lý tưởng về một cuộc sống tốt đẹp mà ở đó tinh thần nhân nghĩa, mối quan hệ giữa con người với nhau đều thấm đượm những tình cảm chân thành, bác ái.


Đoạn trích Lẽ ghét thương là cuộc nói chuyện của ông Quán, một nhân vật phụ nhưng lại được yêu thích bởi tinh thần yêu ghét phân minh với 4 chàng sĩ tử bao gồm Lục Vân Tiên, Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm trước khi họ vào trường thi. Mở đầu đoạn trích là lời bộc bạch của ông Quán:


"Quán rằng: "Kinh sử đã từng,

Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa

Hỏi thời ta phải nói ra

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".


Nhân cảnh Lục Vân Tiên xin ông nói về quan điểm ghét thương, ông đã mở đầu bằng những câu thơ như vậy, chung quy lại lẽ ghét thương vốn còn nằm trong những gì kinh sử chép lại, khiến người đọc suy nghĩ rồi phải thấy xót xa, nếu như Vân Tiên vốn đã thành thực có ý hỏi vầy, thì ông Quán cũng chẳng ngại chi mà không bộc bạch bởi chung quy "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".


Vân Tiên cũng chẳng ngần ngại đáp lời:

"Tiên rằng: Trong đục chưa tường,

Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?"


Vân Tiên đã chẳng ngần ngại mở lời nói ra nỗi vướng mắc trong lòng mình, rằng nếu chưa hiểu rõ tốt xấu, đục trong thì ông Quán lấy căn cứ vào đâu để rạch ròi phân minh cái sự ghét thương của mình. Mười câu tiếp là nói lên những những điều ông Quán căm ghét, vậy ông Quán ghét gì?


"Quán rằng: Ghét việc tầm phào

Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm",


Nếu câu trước ý thơ mang sắc thái nhẹ nhàng bâng quơ, thì câu sau ngữ khí của nhân vật lại trở nên mạnh mẽ kiên quyết, như dao khắc vào đá tưởng không gì có thể thay đổi được. Điều ấy chứng minh, phàm là việc buôn chuyện, tán dóc, những chuyện vu vơ chẳng ra đâu vào đâu ông đều không tán thành. Dẫn từ lịch sử nước bạn -Trung Quốc cổ đại, ông Quán liệt kê ra một loạt 4 điều ghét: Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm; ghét đời U, Lệ đa đoan; ghét đời Ngũ bá phân vân; ghét đời thúc quý phân băng.


Nói chung phàm là những triều đại vua tôi thối nát, hoang dâm vô đạo, khiến nhân dân phải "sa hầm sẩy hoang", phải chịu cảnh lầm than, nhọc nhằn, loạn lạc đều là nỗi ghét sâu trong tâm khảm của ông Quán. Và nếu tinh ý ta sẽ nhận ra trong những cái ghét của ông Quán lại ẩn chứa mọt nỗi niềm thương yêu cao cả, ấy là nỗi lòng yêu nước, thương cho nhân dân vô tội phải chịu cảnh cùng cực khốn đốn, dưới sự cai trị thối nát của những triều đại mà vua tôi bạo ngược chẳng nên nết.


Còn về điều thương, ông Quán thương là "thương đức thánh nhân", ý chỉ Khổng Tử, người khai sáng ra Nho giáo, nền tảng tinh thần phong kiến xưa, từng có chí đi hành đạo ở nhiều nước nhưng không thành. Thương Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Tử, Nguyên Lượng (Đào Tiềm), Hàn Dũ, thầy Liêm (Chu Đôn Di), Lạc (Trình Hạo và Trình Hi), tất cả những người kể trên đều là bậc quân tử, tài chí hơn người.


Ông thương họ vì những lẽ gì? Ông thương bởi cuộc đời họ đã bị những khó khăn trắc trở ngăn cản bước chân, khiến họ không có đường phát triển, không thể tận lực cống hiến hết tài năng của mình. Chung quy lại ông Quán thương những người tài năng đức độ, nhưng lại gặp cảnh trái ngang, bị kẻ gian hãm hại, bề trên không tin tưởng trọng dụng, lòng thương xót của ông là sự thương xót những cái tài năng, đạo đức mà ở đời mấy ai có được.


Và cũng như lẽ ghét có thương thì ở đây trong lẽ thương cũng có niềm ghét, mà tất cả là dựa trên lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của ông Quán. Ông thương những bậc thánh nhân, đức trọng, song song với đó là niềm ghét cay ghét đắng những kẻ gian thần, nịnh bợ, những hôn quân có mắt không tròng đã vùi dập người tốt để kẻ xấu được thời nhiễu loạn, làm khổ nhân dân. Kết lại những lẽ ghét thương của mình ông Quán đã có một câu thế này:


"Xem qua kinh sử mấy lần

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương"


Nói tóm lại cái lẽ ghét thương của ông Quán cũng là lời ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu, ông thương nhân dân phải lầm lũi, khổ sở, thương kẻ hiền tài bó tay bất lực, lại ghét những kẻ gian dối, mồm năm miệng mười, những kẻ là vua lại chẳng khác phường bạo ngược, vô loài đã đem đến bao nhiêu bất hạnh, khổ đau cho giống nòi dân tộc.


Đoạn trích Lẽ ghét thương là lời bộc bạch của nhân vật cũng là lời chân thành của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, qua đó thể hiện tấm lòng chính nghĩa, nhân văn sâu sắc, yêu nước thương dân sâu sắc, niềm mong ước một cuộc sống tươi đẹp, con người đối xử vứi nhau bằng tình nghĩa sắt son, cao thượng.


Lời thơ chân thật, giàu cảm xúc và giản dị nhanh chóng khắc sâu vào tâm khảm của người đọc, việc vận dụng những kiến thức lịch sử của nước bạn vùa đem lại sự mới mẻ đồng thời cũng là một cách để gây ấn tượng sâu sắc cho những quan điểm của nhà thơ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy