Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm "Lẽ ghét thương" của Nguyễn Đình Chiểu
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là tấm gương sáng ngời về nghi lực và đạo đức đặc biệt là thái độ một đời gắn bó chiến đấu không mệt mỏi vì lẽ phải, vì lợi ích ... xem thêm...của nước của dân. Thơ văn của ông mang nặng lí tưởng đạo đức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những mẫu người lí tưởng trong sáng tác của ông là những con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu độ nhân thế. Đoạn thơ "Lẽ ghét thương" được trích từ câu 473 đến câu 504 trong truyện Lục Vân Tiên, được sáng tác trong những năm đầu của thế kỉ 19, khi ông bị mù về dạy học chữa bệnh cho dân ở quê nhà. Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm đã được Toplist tổng hợp lại trong bài viết sau đây.
-
Xuân Diệu đã nhận xét rất đúng: “Nguyễn Đình Chiểu đã viết đoạn thơ thương ghét trứ danh. Thật ra từ ngàn đời trước, đó là tình cảm phổ biến của nhân dân, và nhiều thi sĩ trước kia đã có những vần thơ về tà, chính; nhưng viết ra tập trung thành mấy chục câu thơ giản dị, phân minh, rõ ràng, sắc nét, có nhạc điệu, có tâm tình, khiến ai cũng phải thuộc, thì ai đã viết một cách điển hình như vậy ngoài Nguyễn Đình Chiểu”.
Đây là đoạn trích lời phát biểu của ông Quán khi chứng kiến cảnh Vân Tiên, Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm thi tài xướng họa tại quán của ông. Kiệm, Hâm bất tài, làm thơ không ra, lại nghi hoặc đổ thừa cho Tiên và Trực làm thơ nhanh là do chép thơ cổ nhân, ông Quán bật cười, khuyên Tiên nên biết chọn bạn. Tiên xin ông nói cho lẽ ghét thương ở đời, nhân đó mà ông Quán có đoạn phát biểu như trong đoạn trích “Lẽ ghét thương".
Trong đoạn văn trên ông Quán đã trình bày 10 dòng về ghét, 14 dòng về thương và kết lại hai câu “nửa phần ghét, nửa phần thương” ở đời. Ông Quán đã ghét những gì? Qua bốn điều ghét: ghét đời Kiệt, Trụ, ghét đời u, Lẽ, ghét đời Ngũ Bá, ghét đời Thúc Quý, ta thấy ông Quán ghét các chế độ xã hội thối nát, đạo đức suy đồi, dối trá, hèn hạ, dâm dục... đã làm cho nhân dân điêu đứng “sa hầm sẩy hang”.
Qua bốn điều ghét ta cũng thấy Nguyễn Đình Chiếu đã có một tiêu chuẩn về cái đáng ghét rất rõ ràng: Cái gì làm khổ dân, nhũng nhiễu dân, gây hại cho dân đều đáng ghét cả. Mức độ căm ghét của ông cũng hết sức sâu sắc. Mấy chữ sau đây nghe như dao khắc vào đá, sâu đậm, không phai mờ:
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. Ông Quán đã thương những gì? Qua bảy điều thương ta thấy ông thương toàn nhà nho nổi tiếng, từ Khổng Tử, Nhan Hồi, Đổng Trọng Thư, Gia Cát Lượng, cho đến Đào Tiềm, Hàn Dũ, Chu Hi, Trình Di, Trình Hiệu đời Đường-Tống.
Vì sao lại thương họ? Ông thương đời họ dở dang, gặp bước gian truân, không có điều kiện phát huy đầy đủ tài năng và đức độ của họ. Nhìn chung lại ông Quán thương người có tài, có đức gặp khó khăn bị dang dở, bị hãm hại. Qua mấy điều thương này ta thấy ông Quán hết sức thương xót những bậc có tài cao, đức trọng ở đời.
Điều đáng chú ý nhất trong đoạn văn này là trong ghét có thương, trong thương có ghét. Khi nói tới ghét các đời đa đoan lời văn đã để lộ một niềm thương yêu lớn: thương dân. Khi nói tới niềm thương, lời văn toát ra niềm ghét, ghét kẻ tiểu nhân xua đuổi kẻ hiền tài.
Tổng hợp lại ông Quán thương nhân dân, thương hiền tài, ghét xã hội thối nát, ghét kẻ tiểu nhân đê tiện, cội nguồn của mọi bất hạnh trong đời. Lẽ ghét thương của ông Quán cũng chính là lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu, chứng tỏ nhà thơ hoàn toàn đứng về phía nhân dân, chính nghĩa.
Sự lặp lại những từ “ghét đời”, “thương là”, “thương người”... có ý nghĩa như một dấu hiệu liệt kê. Sau mỗi tiếng ấy người đọc đợi chờ thêm một hiện tượng đáng ghét, điều thương ở đời. Sự lặp lại gây tác dụng biểu cảm, biểu hiện một nguồn tình cảm dào dạt, lai láng tuôn chảy không thôi trong trái tim ông Quán và trái tim nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu. Mấy câu thơ:
Quán rằng: ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét đáng, ghét vào tận tâm
Là những câu rất hay. Hai câu thơ mà bốn chữ ghét, nói lên cường độ sâu đậm của tình cảm. Hơn nữa mấy chữ ghét lại được sắp xếp theo nhịp điệu tự nhiên, nhịp nhàng có tác dụng khắc sâu. Cách dùng từ diễn đạt lại là cách dùng khẩu ngữ: “ghét cay ghét đắng”, “ghét chuyện tầm phào”, hồn nhiên, bộc trực, không một chút quanh co. Vẻ đẹp của câu thơ Nguyễn Đình Chiểu là vẻ đẹp bộc trực, thẳng thắn, dứt khoát, và do đó mà mạnh mẽ.
-
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam. Các sáng tác của ông đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Đặc biệt vấn đề về đạo đức của con người được nhà thơ quan tâm và thể hiện ở nhiều góc độ. Và Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho vấn đề này. Đó là điều cốt lõi, là khát vọng xây dựng mối quan hệ bè bạn giữa người với người. Trong hệ thống nhân vật lí tưởng của tác phẩm, ông Quán là một nhân vật hấp dẫn. Đó là một nhà Nho ở ẩn, thực chất cũng chính là bản thân Đồ Chiểu tự bộc bạch tình cảm của mình trước sự đời.
Lục Vân Tiên không phải là tác phẩm đề cao trung, hiếu, tiết, hạnh mà là tác phẩm đề cao nhân nghĩa và phê phán tất cả những cái gì là bất nhân, bất nghĩa. Bao trùm tác phẩm là những tình cảm rất đẹp đẽ, hồn nhiên của những con người biết cứu giúp nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau lúc khó khăn, những con người sống chí tình chi nghĩa.
Ngòi bút của nhà thơ bao giờ cùng sôi nổi, tràn đầy yêu thương. Viết Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu như có ý muôn nêu lên những tấm gương về luân lí đạo đức. Mà nói đến đạo đức phong kiến thì đều cơ bản là ái quốc. Trung quân là trung với nước, với lẽ phải, với lương tri con người.
Đoạn trích Lẽ ghét thương trong Lục Vân Tiên gồm hai mươi sáu câu thơ lục bát, là lời của ông Quán. Trong lời ông Quán ta thấy rõ tư tưởng trung quân của Nguyễn Đình Chiểu trước hết không phải xuất phát từ vua mà từ dân, từ lợi ích của dân. Nhà thơ thấy chỉ có thể trung với những ông vua tốt, biết chăm lo cho dân, chứ đối với những tên vua xấu, vua ác làm hại dân, gây đau khổ cho dân thì ông lên án gay gắt. Bởi vậy cái ghét, tình thương của ông xuất phát từ một tấm lòng yêu thương sâu xa nồng thắm: Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương.
Lẽ ghét thương là những lời tâm huyết về nỗi ghét, tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu. Trong đoạn trích nói về lẽ ghét thương có hai sáu mươi câu thơ trong đó có mười câu nói về lẽ ghét, mười sáu câu nói về tình thương, về lẽ thương (dài gần gấp đôi so với lời nói về ghét). Ta thấy căn nguyên, gốc rễ của cái ghét: ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm, những cái tầm phào, những cái đa đoan, những cái dối trá, những cái mê dâm là vì chúng làm dối dân, làm dân nhọc nhằn, dân luống chịu lầm than muôn phần, làm dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Như vậy căn nguyên của cái ghét là bởi vì tình thương sâu sắc đỗi với người dân. Những kẻ có quyền, có ô lọng đã lợi dụng chỗ dựa để lừa gạt, làm hại dân.. Thực ra là những ông vua bạo ngược, những kẻ kéo bè kéo phái gây chiến tranh hại dân... đời Kiệt, Trụ; đời U, Lệ; đời Ngũ Bá, đời Thúc, Quý. Trong số mười câu thơ nói về lẽ ghét thì bốn câu có từ dân nói về nỗi khổ của dân:
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Khiển dân luống chịu lầm than muôn phần.
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Sớm đâu tối đánh lằng nhằng dối dân.
Nỗi ghét được giãi bày sâu đậm, cao độ. Bằng việc sử dụng điệp từ ghét trong câu thơ tám tiếng: Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. Đã diễn tả thái độ căm thù, khinh bỉ cực sâu. Đặc biệt nghệ thuật tăng cấp: cay - đắng - vào tận tâm tả cụ thể màu sắc, mùi vị và độ sâu tăng dần của cái ghét: Từ cái ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ sâu của lòng người: ghét vào tận tâm.
Như vậy, nhà thơ đã vận dụng quy luật chuyển đổi cảm giác: Từ vị giác (cay - đắng kết hợp với từ ghét tạo nên một thứ cảm xúc đặc biệt: ghét cay, ghét đắng, đến ghét vào tận tâm. Với cách diễn đạt tăng cấp này, Nguyễn Đình Chiểu cho thấy cái ghét của ông Quán chính là lòng căm cao độ, sâu cay. Ông căm thù tất cả những kẻ làm tổn hại đến cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân. Chính điều này đã thể hiện rõ tính nhân dân sâu sắc của thơ Đồ Chiểu).
Từ lẽ ghét, ông Quán bộc lộ tình thương bao la. Lời tự bạch của ông qua mười sáu câu thơ đã tỏ rõ thái độ kính yêu, trân trọng và tấm lòng cảm thương sâu sắc với những bậc hiền tài, đức hạnh, những người làm việc giúp dân. Mở đầu là ông nói tình thương của mình đối với Khổng Tử vất vả, gian lao trong công việc truyền đạo Nho:
Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.
Sau đó ông bộc lộ tình thương với thầy Nhan Tử, với Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, Lạc. Đó là những hiền nhân, quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, muốn hành đạo giúp vua cứu đời, cứu dân nhưng rút cục là gặp bất hạnh hoặc chết yểu, hoặc không được vua tin dùng... mơ ước và nguyện vọng hành đạo, cứu đời, cứu dân của họ không thành. Như vậy tình thương của ông Quán với những bậc quân tử cuối cùng cũng bởi tình thương dân, vì thương dân mà thương những người bị thất bại trong việc cứu giúp dân.
Nếu đoạn thơ mười câu nói về lẽ ghét của ông Quán thì ở đoạn thơ mười sáu câu ông Quán lại bộc lộ lòng thương yêu trực tiếp đối với những người có tài cao chí lớn, muốn cứu đời, giúp dân... mà gặp rủi ro bất trắc nên nguyện vọng cứu đời, cứu dân không thực hiện được trọn vẹn.
Đoạn thơ mười sáu câu đã thể hiện rõ tính chất bác ái, nhân bản bao la, vẫn là nghệ thuật điệp từ thương lặp lại 9 lần với những cặp câu đối xứng hài hòa. Đặc biệt, mở đầu đoạn thơ nhà thơ dùng hai từ thương: Thương là thương đức thánh nhân. Từ thương lặp lại nhiều lần đã biểu hiện niềm yêu thương tha thiết của ông Quán đối với Khổng Tử khi gặp gian nan, vất vả trên đường hành đạo. Lòng thương của ông Quán rộng lớn bao la, thương cả những người chết yểu khi công danh còn dang dở:
Thương thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương cả những người không gặp may trên đường đời:
Thương ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha.
Và cả những người bị oan khiên bị giáng chức, ngồi tù: Đổng Tử, Nguyên Lượng... Từ tình thương những người cụ thể, ông Quán bộc lộ tình thương đến số phận cay đắng của con người trước những quy luật khắc nghiệt của tạo hóa và xã hội. Đó cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt với nhân dân mà cốt lõi là mong cho dân tộc được hạnh phúc, bình an. Đoạn trích có bố cục chặt chẽ, mạch lạc và lô-gích. Có câu mở đầu nói về nỗi ghét:
Quán rằng: Ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét dắng, ghét vào tận tâm.
Đối lập lại là những câu nói về tình thương và cũng có câu mở đầu:
Thương là thương đức thánh nhân
Kết cho cả hai đoạn là câu nói về cả ghét - thương:
Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
Những điệp từ ghét - thương trong các ý nhỏ vừa tách biệt, vừa liên kết các ý đã làm cho đoạn thơ liền mạch, chặt chẽ... tạo nên giọng thơ vừa trang nghiêm, vừa thống thiết xót xa.
Thông qua lời ông Quán, Nguyền Đình Chiểu đã giãi bày tâm huyết của mình về lẽ ghét, tình thương với con người. Lời giãi bày đó thể hiện được quan điểm đạo đức yêu - ghét trước cuộc đời mà xuất phát của tình cảm đó là bởi vì cuộc sống của nhân dân. Bởi vậy có thế khẳng định tư tưởng cốt lõi của đoạn trích là ở tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc, tha thiết của nhà thơ.
-
Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn, ngôi sao sáng của văn học dân tộc. Các tác phẩm của ông được người dân Nam Bộ đặc biệt yêu mếm và đón nhận bởi lẽ đó chính là tâm hồn, là cốt cách trong con người họ. Tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu chính là Lục Vân Tiên với những quan điểm, tư tưởng về con người, xã hội. Đặc biệt trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” thông quan nhân vật ông Quán, Nguyễn Đình chiểu đã thể hiện quan điểm lẽ ghét, lẽ thương đáng ngưỡng mộ.
Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ câu 473 đến câu 504, kể về cuộc nói chuyện giữa ông Quán và các nho sĩ trẻ tuổi. Trong quán trọ, bốn nhân vật Lục Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm gặp nhau. Tại đây Trịnh Hâm đề nghị mọi người làm thơ để phân chia thứ bậc. Trong cuộc đua tranh đó Vân Tiên tỏ ra vượt trội hơn cả, khiến cho Trịnh Hâm vô cùng tức giận và đổ cho Vân Tiên chơi gian. Trong bối cảnh đó ông Quán đã ra nói chuyện và bàn về lẽ ghét thương ở đời. Mở lời ông Quán tự giới thiệu về chính mình:
Quán rằng: Kinh sử đã từng
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
Ông Quán vốn cũng là một kẻ sĩ tử, khi xưa dùi mài kinh sử với mơ ước công danh và giúp ích cho đời. Nhưng có lẽ vì những biến cố trong cuộc đời, xã hội mà ông đã lui về ở ẩn. Nhưng cái hồn cốt của một kẻ sĩ thì mãi mãi không bao giờ mất đi. Ông Quán chính là hình ảnh tiêu biểu cho những nhà Nho tài giỏi như lui về ở ẩn, sống cuộc đời an nhàn, ung dung, tự tại, hòa mình với thiên nhiên. Có thể coi ông Quán là người phát ngôn cho những tư tưởng của tác giả.
Qua câu nói: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đã cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai thứ tình cảm đối lập này: ghét – thương. Hai trạng thái cảm xúc tuy đối lập nhưng luôn tồn tại song song với nhau, người ta ghét những điều tầm thường, giả dối cho nên mới thương những điều nhân ái, tốt đẹp. Bởi vậy chúng luôn tồn tại và không tách rời nhau.
Trước những lời nói đó, Vân Tiên tỏ ra hết sức khiêm nhường, mong muốn nghe được lời truyền đạt, chỉ dạy của bậc tiền bối: “Tiên rằng: Trong đục chưa tường/ Chẳng hay thương ghét, ghét thương thế nào?”. Có lẽ một người tài giỏi, thông minh như Vân Tiên đã tỏ tường lẽ ghét thương ở đời. Nhưng vốn là một nho sinh khiêm tốn, Vân Tiên đã rất khiêm mình để được nghe những lời bày tỏ, chỉ bảo từ ông Quán.
Những câu thơ tiếp theo tác giả thể hiện những điều mình ghét: “Quán rằng: ghét việc tầm phào/ Ghét cay, ghét đắng ghét vào tận tâm./ Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm/ Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang… Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”. Cái mà ông Quán ghét chính là chế độ thối nát, vua chúa bạo tàn, chiến tranh xảy ra liên miên khiến cho đời sống người dân vô cùng cực khổ.
Có thể thấy mỗi cái ông ghét luôn đi kèm với hệ quả của những triều đại đó, ví như ghét đời Kiệt Trụ, vì mê dâm nên khiến nhân dân “sa hầm sẩy hang”. Những lí lẽ, dẫn chứng hết sức cụ thể và ngắn gọn như một bản tổng kết lịch sử súc tích về các triều đại thối nát của Trung Quốc. Cái ông ghét rất rõ ràng, mạch lạc, đó là những điều khiến nhân dân khổ cực, nhũng nhiễu làm hại đến người dân đều khiến ông ghét. Điều khiến ông ghét gắn bó sâu sắc với lòng thương dân, yêu dân sâu nặng.
Còn điều ông thương là gì? “Thương là thương đức thánh nhân/ Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông/ …/ Thương thầy Liêm, Lạc đã ra/ Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”. Nếu như ở phần trên, khi nói về lẽ ghét giọng điệu ông Quán đầy căm tức với những Trụ, Kiệt, U, Lệ,… đã hại dân thì đến đây giọng và nhịp thơ như trùng xuống, trìu mến và thiết tha hơn. Những cái tên ông nhắc đến: Khổng Tử, Nhan Hồi, Trình Di, Đào Tiềm, Hàn Dũ,… đây đều là những nhân vật có đức, có tâm, có tài nổi tiếng trong lịch sử.
Họ là người tài giỏi có tấm lòng ôm trùm thiên hạ, cả một đời cống hiến cho đời nhưng cuộc sống của họ lại vô cùng truân chuyên, vất vả. Ông thương là thương những người có đức, có tài nhưng cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Lòng thương gắn liền với tấm lòng trân trọng và yêu quý người tài. Và cũng từ chính lẽ thương ấy, ông Quán đã rút ra chiêm nghiệm cho chính mình:
Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.
Tác phẩm được viết bằng thứ ngôn tư giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức biểu cảm. Sử dụng thủ pháo đối lập: sa hầm đối với sẩy hang, sớm đầu đối với tối đánh,… làm cho nhịp thơ linh hoạt, nhịp nhàng hơn. Nghệ thuật điệp ngữ: thương ông, thương ông lặp lại nhiều lần có tác dụng trong việc diễn tả lẽ ghét thương của tác giả.
Lẽ ghét thương là đoạn trích thể hiện tập trung nhất tư tưởng, quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu qua nhân vật ông Quán. Ông có lòng yêu dân, thương dân sâu sắc, bởi vì thương dân nên ông càng ghét hơn lũ hôn quân bạo chúa, chuyên làm điều bạo ngược với dân lành. Đằng sau những vần thơ thống thiết ta thấy được tấm lòng nhân ái, nhân đạo sâu sắc của trái tim bao la – Nguyễn Đình Chiểu.
-
Cuối thế kỉ XIX chế độ phong kiến nhà Nguyễn đang bước vào giai đoạn của những “cơn hấp hối”, triều chính rối ren. Đó là nguồn cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ phản ánh hiện thực, hoàn thành sứ mệnh “người thư kí trung thành của thời đại”.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ, nhà văn tài ba sống trong giai đoạn ấy, bằng tài năng thi phú ông đã mượn chuyện bên Trung Hoa để tái hiện lại hiện thực xã hội đương thời và bộc lộ quan điểm, tư tưởng của mình qua những vần thơ. Đoạn trích “Lẽ ghét thương” trích trong truyện “Lục Vân Tiên” từ câu 473 đến câu 504 kể về cuộc nói chuyện giữa ông Quán và các nho sĩ trẻ tuổi, đồng thời thể hiện tình cảm chân thành thương ghét của tác giả.
Ông Quán trong đoạn trích là nhân vật tiêu biểu cho các nhà Nho ở ẩn. Ông bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình trước việc đời mà ông chứng kiến. Đó là chuyện của bốn chàng nho sinh Bùi Kiệm, Trịnh Hâm, Tử Trực cùng bạn là Lục Vân Tiên. Họ uống rượu, thi tài làm thơ trong quán ông trước khi vào trường thi. Trịnh Hâm và Bùi Kiệm ba hoa, khoác lác bị thua còn nghi oan cho Lục Vân Tiên và Tử Trực gian lận.
Nhân sự việc đó ông Quán bàn về lẽ ghét thương ở đời. Nhân vật ông Quán tuy là nhân vật phụ nhưng đoạn trích này có thể coi ông là người phát ngôn cho tư tưởng của tác giả. Bốn câu thơ đầu là tuyên ngôn về lẽ ghét thương của ông Quán:
“Quán rằng kinh sử đã từng
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa
Hỏi thời ta phải nói ra
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Một con người học rộng tài cao như Đồ Chiểu ngoài hai mươi tuổi đã thi đậu tú tài, giữa lúc tương lai rộng mở với đầy những hứa hẹn thì mẹ mất, mắt thì bị mù sau về quê dạy học và làm nghề thuốc. Chính vì vậy mà việc tinh tường những sự việc trong sách sử khiến lòng mình đau đớn, xót xa. Ông nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa ghét và thương.
Ông ghét không phải vì danh vì lợi của bản thân, mà ghét vì “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” ông ghét là bởi vì ông thương quá nhiều, vì tấm lòng thương yêu đồng loại ghét bọn gian tà, cậy quyền cậy thế ức hiếp người khác. Như vậy ghét trong quan niệm của ông Quán cũng là một biểu hiện của thương, lòng thương ở đây đạt đến mức cực đại vì thương quá nhiều mà sinh ra ghét vô cùng. Bốn câu tiếp là tình cảm yêu ghét rõ ràng của ông Quán được bộc lộ:
Tiên rằng: “Trong đục chưa tường
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào
Quán rằng ghét việc tầm phào
Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm”
Khi được Vân Tiên hỏi chuyện về lẽ ghét thương ở đời là như thế nào? Ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình. Ông “ghét việc tầm phào” là những việc vớ vẩn, bậy bạ, vô nghĩa. Ông “ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm” chỉ với một câu thơ lục bát mà đến bốn lần từ “ghét” được lặp lại và lối diễn đạt tăng cấp thể hiện rõ mức độ căm ghét đến tột cùng, cực điểm của ông Quán. Ông cụ thể hóa việc ghét là ghét ai, ghét những việc như thế nào và ghét là vì ai?
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm
...Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”
Mỗi một cặp câu lục bát là tác giả trích dẫn những con người những sự việc từ đời nhà Hạ, Thương bên Trung Quốc với điệp cấu trúc “Ghét đời...”. Những điển tích, điển cố được sử dụng thật tài tình và có dụng ý riêng, tác giả mượn chuyện bên Tàu mà nói chuyện bên ta làm nổi bật đặc trưng của thơ ca trung đại “Ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Ông ghét ở đây là vì ai? Vì một chữ “dân” tất cả những sự việc trên của mỗi triều đại làm đều tổn hại cho dân.
Nguyễn Đình Chiểu phải là một người yêu nước thương dân đến vô cùng, ông ghét vì xuất phát từ quyền lợi của những người dân nghèo. Ghét những kẻ phá hoại của dân, làm nhũng nhiễu đời sống nhân dân, đẩy họ vào cuộc sống lầm than cơ cực.
Đồ Chiểu sống dưới đời vua Tự Đức với chế độ chuyên chế tàn bạo, vua chúa ăn chơi xa xỉ, thuế má nặng nề, quan lại tham nhũng, thời đại ấy “Trời ảm đạm u sầu. Cảnh hoang tàn đói rét. Dân nghèo cùng kiệt” khiến cho lòng dân căm phẫn mà nổi dậy phản kháng. Nguyễn Đình Chiểu một nhà nhân đạo luôn đứng trên lập trường, quyền lợi nhân dân cất lên tiếng nói của lòng dân. Thơ ca của ông đúng như câu thơ:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Nếu tám câu thơ trên nêu rõ những việc của các triều đại mà ông Quán ghét thì mười bốn câu thơ tiếp theo chỉ ra những người và những lí do mà ông Quán thương:
“Thương là thương đức thánh nhân
... Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”
Mỗi con người, mỗi nhân vật được tác giả nhắc đến đều là những người xưa, những người hiền tài nhưng gặp phải thời thế bất trắc, số phận long đong không thể đem hết tài năng của mình để cống hiến, phục vụ cho đất nước. Ấy là Khổng Tử thì lận đận trong con đường truyền đạo và giáo hóa dân chúng của mình nay nơi này mai nơi nọ, là Nhan Uyển thì chết yểu, là Gia Cát Lượng tài ba lại không gặp đúng thời thế.
Đổng Tử là Đổng Trọng Thư “Có thời có chí, ngôi mà không ngôi” ông ra làm quan mà không được trọng dụng tài năng của mình, thương cho Đào Tiềm không ham, không chịu được nỗi nhục chốn quan trường mà lui về ở ẩn để gìn giữ khí tiết, là thương cho Hàn Dũ vì dâng biểu khuyên vua không nên quá tin đạo Phật mà bị tội, bị đày đi xa, thương cho thầy Liêm, Lạc “bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”.
Những con người, những sự việc ấy đều được tác giả chọn lọc với những chi tiết điển hình, lối diễn đạt sinh động và cách sử dụng điệp từ “thương ông”, “thương thầy” đã để lại được ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Cũng như tám câu trên tác giả thương cho những con người tài năng lỗi lạc trước đây cũng là thương cho những người tài đức vẹn toàn thời nay mà không được trọng dụng như Cao Bá Quát có tài năng, có ý chí nhiều lần đi thi nhưng không ít lần bị đánh trượt, như Bùi Hữu Nghị cương trực nhưng vẫn phải vào ngục tù, như Nguyễn Công Trứ một lòng với nước với dân nhưng lại trở thành trò cười của thiên hạ...
Thương người cũng là thương mình, thốt nên lời căm ghét cho nhân dân cũng là nói lên nỗi lòng của chính mình. Nguyễn Đình Chiểu là một con người học rộng tài cao với bao ước mơ, hoài bão lập thân nhưng vừa bước chân vào đời ông đã gặp bao nỗi bất hạnh, gian truân.
Nguyễn Đình Chiểu ghét triều đại bên Trung Hoa, thương cho những tiền nhân dù là chỉ “Xem qua kimh sử mấy lần/ nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương” nhưng cũng là để phản ánh thực trạng trong thời đại ông đang sống một triều đại thối ruỗng, mục nát với bao điều nguy hại cho dân. Quan điểm thương ghét của ông Quán cũng như nỗi lòng của tác giả đều xuất phát từ lợi ích của nhân dân, từ tấm lòng thương dân, thương đời.
Đoạn trích với những nét nghệ thuật đặc sắc như sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc, lối diễn đạt linh hoạt, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, sử dụng nghệ thuật tiểu đối, đối từ ngữ trong câu: Vì chưng hay ghét <> cũng là hay thương, sa hầm <> sẩy hang, sớm đầu <> tối đánh, chí thời có chí <> ngôi mà không ngôi, sớm dâng lời biểu <> tối đày đi xa,... làm cho câu thơ có vần có nhịp, bộc lộ được thái độ ghét thương rõ ràng của tác giả.
Đoạn trích “Lẽ ghét thương” tác giả mượn lời ông Quán bày tỏ nỗi lòng, suy nghĩ, tình cảm, thể hiện quan điểm thương ghét của mình trước người đời việc đời. Ẩn sau lớp vỏ ngôn từ của văn chương là cả một tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ mù. Theo đánh giá của Phạm Văn Đồng “Nguyễn đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”.
-
Lẽ ghét thương là lời tâm huyết của Nguyễn Đình Chiểu về nỗi ghét, tình thương nhân bản.
Trong đoạn thơ trích nói về "Lẽ ghét thương" có tất cả 26 câu thì trong đó có 10 câu nói về "ghét", 16 câu nói về "thương". Như vậy là số lời nói về thương dài gần gấp đôi so với số lời nói về "ghét". Bản thân tác giả đã có lần nói rõ: "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương".
Quả đúng như vậy, nếu đọc lại 10 câu thơ nói về "ghét" thì ta sẽ thây căn nguyên, gốc rễ của cái "ghét" ở đây là lòng thương dân. Sở dĩ ông Quán "ghét", "ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm", những cái "tầm phào", những cái "đa đoan", những cái "dối trá", những cái "mê dầứi'\ lầ vì chúng là "rối dân", "làm dân nhọc nhằn", làm "dân luống chịu lầm than muôn phần", làm "dân đến nỗi sa hầm sẩy hang". Trong số 10 câu thơ của đoạn này thì thì có 4 câu có từ dân nói về nỗi khổ của dân:
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Chuông bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Để giãi bày những lời tâm huyết vế nỗi ghét này được sâu đậm, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật điệp từ. Trong 10 câu thơ có 8 từ "ghét" thì hai câu mở đầu đoạn trích đã có 4 từ. Riêng ở câu thơ thứ hai: "Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm".
Nghệ thuật dùng điệp từ tăng cấp để diễn tả các màu sắc, mùi vị và độ sâu tăng dần của cái ghét: Từ cái ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ sâu của lòng người: "ghét vào tận tâm". Với cách diễn đạt tăng cấp này, Nguyễn Đình Chiểu cho bạn đọc biết cái ghét của ông Quán đã đổi gam, đổi chất, cái gọi là ghét của ông Quán thực ra là lòng căm thù. Ong Quán căm thù tất cả những con người, những sự việc làm tổn hại đến hạnh phúc của nhân dân. Điều này thể hiện tính nhân dân sâu sắc của văn thơ Nguyên Đình Chiểu.
Đối lập với nỗi ghét, lòng căm ghét là tình thương, ông Quán đã tự bạch về tình thương của mình trong 16 câu. Mở đầu là ông nói về tình thương của ông với Khổng Tử vất vả, gian lao trong công việc truyền đạo Nho: "Khi nơi Tôhg, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông".
Tiếp đó, ông bày tỏ tình thương của ông đối với Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Dũ, Liêm, Lạc. Họ là những con người hiền nhân, quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, những muốn hành đạo, giúp vua, cứu đời và cứu dân, nhưng rút cục là gặp bất hạnh hoặc chết yểu, hoặc là không được vua tin dùng, hoặc là không gặp thời vận. Mơ ước và nguyện vọng hành đạo, cứu đời, cứu dân của họ không thành.
Nếu như ở đoạn thơ mười câu trên, tác giả cho nhân vật nói lòng căm thù bọn người hại dân để nói lên lòng thương dân thì ở đoạn thơ 16 câu này tác giả lại cho nhân vật bộc lộ lòng thương yêu trực tiếp đối với những người có tài cao, chí cả, muốn cứu đời và cứu dân, nhưng rút cục là gặp bất hạnh hoặc chết yểu, hoặc là không được vua tin dùng, hoặc là không gặp thời vận. Mơ ước và nguyện vọng hành đạo, cứu đời, cứu dân của họ không thành.
Nếu như ở đoạn thơ mười câu trên, tác giả cho nhân vật nói lòng căm thù bọn người hại dân để nói lên lòng thương dân thì ở đoạn thơ 16 câu này tác giả lại cho nhân vật bộc lộ lòng thương yêu trực tiếp đối với những người có tài cao, chí cả, muốn cứu đời giúp dân mà gặp phải những rủi ro, bất hạnh nên nguyện vọng cứu đời, cứu dân không thực hiện được.
Để biểu hiện tình cảm thương yêu đầy tính chất bác ái và nhân bản đó, Nguyễn Đình Chiểu ở đoạn thơ 16 câu này vẫn tiếp tục dùng nghệ thuật điệp từ. Trong 16 câu thơ này ông đã dùng 9 từ "thương". Mở đầu cho đoạn thơ ông dùng đến hai từ "thương": "Thương là thương đức thánh nhân".
Điệp từ "thương" biểu hiện niềm thương yêu tha thiết của nhân vật đối với Khổng Tử, khi Khổng Tử gặp những gian nan, vất vả trên đường hành đạo. Phải nói là lòng thương của ông Quán ở đây rộng lớn. Ông thương cả đến những người chết yểu mà công danh chưa đạt:
"Thương thầy Nhan Tử dở dang,
Ba mươi mốt tuổi tách dàng công danh",
Ông thương cả đến những người không gặp vận may:
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha".
Từ đó, ông Quán bộc lộ tình thương đến số phận cay đắng của con người trước những quy luật khắc nghiệt của tạo hoá và xã hội. Đoạn thơ có nghệ thuật bố cục khá chặt chẽ, mạch lạc. Có câu mở đầu nói về "ghét":
"Quán rằng: Ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm
Có câu mở đầu nói vé đoạn "thương": "Thương là thương đức thánh nhân Khỉ nơi Tống Vệ, lúc Trần, lúc Khuông". Có câu kết cho cả hai đoạn "ghét" và "thương". "Xem qua kinh sử mấy lần Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương". Đối với các ý nhỏ trong mỗi đoạn ghét và thương, tác giả lại dùng các điệp từ ghét và thương để vừa tách biệt vừa liên kết các ý nhỏ lại với nhau. Ví dụ:
"Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nổi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời Ư, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lẩm than muôn phần
hoặc:
"Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt dã đành phôi pha.
Thương thầy Đổng Tử cao xa,
Chí dà có chí, ngôi mà không ngôi
Nhờ nghệ thuật dùng điệp từ kết hợp với bố cục chặt chẽ, mạch lac mà đoạn thơ đọc lên giọng điệu vừa nghiêm trang vừa thống thiết, một nét đặc trưng của điệu thơ chữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
-
Truyện thơ Lục Vân Tiên được sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, được viết sau khi Nguyễn Đình Chiểu bị mù, rồi quay trở về quê bốc thuốc, chữa bệnh cứu người và hành nghề dạy học ở miền Lục tỉnh. Nội dung truyện thơ xoay quanh xung đột giữa thiện và ác, qua đó đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lý tưởng về một xã hội tốt đẹp, con người với con người đối xử với nhau bằng tình yêu thương, nhân ái.
Thuộc thể loại truyện Nôm bác học nhưng lại mang yếu tố dân gian rất rõ. Đoạn trích Lẽ ghét thương nằm từ câu số 473 đến câu 504 của truyện thơ Lục Vân Tiên, xuất phát từ việc trên đường vào kinh ứng thí Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, cùng với Trịnh Hâm, Bùi Kiệm đã nghỉ trọ tại nhà ông Quán, ở đây cả bốn người đã so tài làm thơ.
Khi mà Trịnh Hâm và Bùi Kiệm tỏ ý nghi ngờ hai người Vân Tiên và Tử Trực sao chép thơ của người khác làm của mình, thì ông Quán đã mắng cho hai người này một trận. Sau đó Vương Tử Trực đã hỏi ông Quán về kinh sử, thì ông đã đáp lại lời của Tử Trực bằng chính đoạn trích Lẽ ghét thương, thể hiện quan điểm của bản thân về lẽ thương ghét trên đời.
Nhân vật ông Quán là nhân vật nằm trong lực lượng phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện nhân nghĩa, mang dáng dấp của một nhà nho đi ở ẩn, mặt khác lại mang cả những nét tính cách đậm chất người Nam bộ. Ông chính là người phát ngôn tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, mà ở trong đoạn trích này là tư tưởng yêu ghét phân minh.
Trong quan niệm của ông Quán mối quan hệ giữa ghét và thương được thể hiện ở hay câu thơ “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” và câu cuối đoạn trích “Nửa phần là ghét nửa phần lại thương”. Từ đó ta nhận thấy rằng ghét và thương có mối quan hệ chặt chẽ, là hai mặt đối lập của một tình cảm thống nhất, thương cái tốt đẹp thì tất yếu phải ghét cái xấu xa, đó là mối quan hệ hai chiều không thể tách rời nhau.
Mà cụ thể trong đoạn trích này, sự yêu thương thể hiện ở đối tượng thứ nhất là nhân dân lầm than khổ cực, thứ hai là những người tài cao đức trọng nhưng bị vùi dập. Chính vì yêu thương những đối tượng này nên mới ghét những kẻ hại dân hại đời, đẩy con người vào tình cnahr oan trái, éo le, nghịch cảnh. Như vậy có thể thấy rằng mối quan hệ giữa ghét và thương gắn liền với lý tưởng yêu nước thương dân ở Nguyễn Đình Chiểu. Cụ thể lẽ ghét được ông Quán trình bày trong những câu thơ.
“Quán rằng: Ghét việc tầm phàoGhét cay ghét đắng ghét vào tận tâmGhét đời Kiệt Trụ mê dâmĐể dân đến nỗi sa hầm sẩy hangGhét đời U, Lệ đa đoanKhiến dân luống chịu lầm than muôn phầnGhét đời ngũ bá phân vânChuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằnGhét đời thúc quý phân băngSớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”.
Trong hai câu thơ đầu tiên tác giả sử dụng điệp từ “ghét” lặp lại tận 4 lần để khắc sâu, nhấn mạnh cảm xúc ở thang bậc cao nhất, ghét như dao khắc vào đá, in sâu vào tận tâm khảm, mà đối tượng chung ở đây là “ghét việc tầm phào”, ý chỉ những việc nhỏ nhen, vô bổ, mà ở trong ngữ cảnh này thì có nghĩa là những việc xằng bậy, hoang đường có hại cho nhân dân.
Sau đó ở tám câu thơ sau tác giả đã cụ thể hóa những đối tượng mình ghét và đi vào lý giải nguyên do mình ghét, sử dụng cấu trúc chung “ghét - đối tượng ghét - đặc điểm của đối tượng ghét và hậu quả gây ra cho nhân dân”, cách liệt kê rạch ròi như thế đã góp phần thể hiện được rõ nét đức tính bộc trực thẳng thắn của người dân Nam Bộ, cũng như là của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Từ lịch sử Trung Quốc, ông Quán đã dẫn ra một loạt các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử để làm ví dụ cho cái lẽ ghét của mình, đầu tiên là ghét vua Kiệt của nhà Hạ, vua Trụ của nhà Thương, vốn là những kẻ đa dâm háo sắc, sống phóng túng, xa hoa lãng phí, bạo ngược vô đạo đẩy nhân dân vào những nỗi “sa hầm sẩy hang”. Thứ hai là ghét U Vương, Lệ Vương vốn là hai vị vua nổi tiếng hoang dâm, lại lắm trò “đa đoan” rắc rối, khiến nhân dân nhiều phen khốn đốn, lầm than vô cùng.
Thứ ba là ghét đời “ngũ bá” tức chỉ năm nước chư hầu thời Xuân Thu chiến quốc vì quyền lực, dựa vào sức mạnh quân sự mà thay nhau lên làm chủ bằng chiến tranh, gây ra nhiều nhiễu loạn, khiến đời sống nhân dân bị đảo lộn. Cuối cùng là ghét “đời thúc quý phân bằng”, ý chỉ cảnh suy tàn, diệt vong của đất nước, dẫn đến viễn cảnh loạn lạc, lằng nhằng, cuộc sống nhân dân rơi vào cảnh hoang mang, khốn khổ vô cùng.
Và sau những điều ghét ấy, ta có thể nhận ra được rằng ẩn đằng sau những nỗi ghét cay ghét đắng ấy là tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tấm lòng nhân nghĩa mong cảnh bình yên, là nỗi xót xa cho khốn cảnh của nhân dân dưới sự cai trị thối nát, bạo ngược của những kẻ cầm quyền tàn ác, hoang đường, của ông Qúy hay cũng là của chính tác giả Nguyễn Đình Chiểu. So với những lẽ ghét, thì điều thương của ông Quán được thể hiện ở 14 câu thơ tiếp, nhiều hơn hẳn 4 câu so với lẽ ghét.
“Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
Thương thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh
Thương ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha
Thương thầy Đổng Tử cao xa
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày
Thương ông Hàn Dũ chẳng may
Sớm dâng lời biểu tối đày đi xa
Thương thầy Liêm Lạc đã ra
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”.
Ở phần này giọng điệu của ông Quán trở nên nhẹ nhàng, có phần thương cảm tiếc nuối cho những đức thánh nhân mà ông cho là đáng được thương, được yêu. Tác giả tiếp tục sử dụng loại cấu trúc tương tự như ở mười câu lẽ ghét, chỉ khác mỗi chữ “ghét” thay vào bằng chữ “thương”, thành cấu trúc “thương - đối tượng - đặc điểm - hậu quả”. Tiếp tục vận dụng vốn hiểu biết của mình về lịch sử cũng như các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, tiêu biểu cho lẽ thương, ông Quán đã dẫn ra những ví dụ điển hình thể hiện quan niệm thương của mình.
Ông thương là thương “đức thánh nhân” Khổng Tử là người sáng tạo ra Nho giáo, dù bản thân ông đã cố gắng đi khắp nơi truyền đạo nhưng không thành, cuối cùng đành phải quay về dạy học, chỉ mãi đến sau này người ta mới dần trân trọng và xem học thuyết Khổng Tử là một kho tàng có giá trị vô cùng to lớn. Thứ hai là thương “thầy Nhan Tử”, dù học hành giỏi giang nhưng lại yểu mệnh chết sớm. Thương Gia Cát Lượng, vị quân sư tài ba, thế nhưng lại không gặp thời, cuối cùng đành chấp nhận chôn vùi tài năng theo sự diệt vong của nhà Hán, đến tận chết chí nguyện vẫn không thành.
Thương cả “Đổng Tử”, “Nguyên Lượng” đều là những người có tài năng, mong muốn được đứng ra giúp nước thế nhưng trái nỗi không được vua trọng dụng, cuối cùng đành chịu lui về ở ẩn bên đồng ruộng ao cá, chôn vùi tài năng một đời. Thương cả “Hàn Dũ”, “Liêm, Lạc” vốn dĩ có lòng can gián, nguyên ngăn vua làm điều thất đức, cuối cùng lại bị bạo quân bác bỏ, kẻ chịu lưu đày, kẻ may mắn hơn thì chấp nhận lui về vườn dạy học, sống kiếp bình tâm đến hết đời.
Tổng kết lại, lẽ thương của ông Quán, chính là thương những con người tài năng đức độ, thế nhưng không gặp thời, hoặc bị kẻ gian hãm hại, vua bạc nhược không trọng dụng, dẫn tới tài năng bị phôi pha, thương là thương cái đức độ, tài năng ngời ngời mà phải chịu uổng phí, phôi pha.
Và sâu trong niềm thương cảm ấy, cũng ẩn chứa những nỗi ghét, ghét thời thế loạn lạc, ghét những kẻ gian thần giỏi nịnh bợ, ghét cả thứ vua hoang dâm vô đạo, bạc nhược ngu dốt, không chỉ đẩy nhân dân và bước đường khốn khổ, mà còn đẩy những con người muốn cống hiến tài năng, xây dựng đất nước và bước đường tàn lụi, để đất nước diệt vong theo.
Đoạn trích Lẽ ghét thương đã bộc lộ rõ quan điểm yêu nước, thương dân sâu sắc thông qua quan niệm ghét - thương của ông Quán, từ đó thể hiện tấm lòng nhân nghĩa, tư tưởng nhân đạo, mong muốn cho nhân dân một cuộc sống tốt đẹp, con người đối xử với nhau bằng chữ “nghĩa”, bằng tình yêu thương chan hòa, cao thượng.
Với lời thơ thẳng thắn, bộc trực, thể thơ lục bát dân tộc giản dị, kết hợp với các yếu tố lịch sử, các nhân vật nổi tiếng, nội dung và ý nghĩa của bài thơ dễ dàng xâm nhập và để lại trong lòng những ấn tượng sâu sắc về tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
-
Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu là một Nôm mang khuynh hướng dân gian được viết vào khoảng những năm 50 của thế kỷ 20, lúc này ông đã bị mù. Truyện xoay quanh những cuộc chiến giữa thiện và ác đề cao lý tưởng về một cuộc sống tốt đẹp mà ở đó tinh thần nhân nghĩa, mối quan hệ giữa con người với nhau đều thấm đượm những tình cảm chân thành, bác ái.
Đoạn trích Lẽ ghét thương là cuộc nói chuyện của ông Quán, một nhân vật phụ nhưng lại được yêu thích bởi tinh thần yêu ghét phân minh với 4 chàng sĩ tử bao gồm Lục Vân Tiên, Tử Trực, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm trước khi họ vào trường thi. Mở đầu đoạn trích là lời bộc bạch của ông Quán:
"Quán rằng: "Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa
Hỏi thời ta phải nói ra
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".
Nhân cảnh Lục Vân Tiên xin ông nói về quan điểm ghét thương, ông đã mở đầu bằng những câu thơ như vậy, chung quy lại lẽ ghét thương vốn còn nằm trong những gì kinh sử chép lại, khiến người đọc suy nghĩ rồi phải thấy xót xa, nếu như Vân Tiên vốn đã thành thực có ý hỏi vầy, thì ông Quán cũng chẳng ngại chi mà không bộc bạch bởi chung quy "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương".
Vân Tiên cũng chẳng ngần ngại đáp lời:
"Tiên rằng: Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?"
Vân Tiên đã chẳng ngần ngại mở lời nói ra nỗi vướng mắc trong lòng mình, rằng nếu chưa hiểu rõ tốt xấu, đục trong thì ông Quán lấy căn cứ vào đâu để rạch ròi phân minh cái sự ghét thương của mình. Mười câu tiếp là nói lên những những điều ông Quán căm ghét, vậy ông Quán ghét gì?
"Quán rằng: Ghét việc tầm phào
Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm",
Nếu câu trước ý thơ mang sắc thái nhẹ nhàng bâng quơ, thì câu sau ngữ khí của nhân vật lại trở nên mạnh mẽ kiên quyết, như dao khắc vào đá tưởng không gì có thể thay đổi được. Điều ấy chứng minh, phàm là việc buôn chuyện, tán dóc, những chuyện vu vơ chẳng ra đâu vào đâu ông đều không tán thành. Dẫn từ lịch sử nước bạn -Trung Quốc cổ đại, ông Quán liệt kê ra một loạt 4 điều ghét: Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm; ghét đời U, Lệ đa đoan; ghét đời Ngũ bá phân vân; ghét đời thúc quý phân băng.
Nói chung phàm là những triều đại vua tôi thối nát, hoang dâm vô đạo, khiến nhân dân phải "sa hầm sẩy hoang", phải chịu cảnh lầm than, nhọc nhằn, loạn lạc đều là nỗi ghét sâu trong tâm khảm của ông Quán. Và nếu tinh ý ta sẽ nhận ra trong những cái ghét của ông Quán lại ẩn chứa mọt nỗi niềm thương yêu cao cả, ấy là nỗi lòng yêu nước, thương cho nhân dân vô tội phải chịu cảnh cùng cực khốn đốn, dưới sự cai trị thối nát của những triều đại mà vua tôi bạo ngược chẳng nên nết.
Còn về điều thương, ông Quán thương là "thương đức thánh nhân", ý chỉ Khổng Tử, người khai sáng ra Nho giáo, nền tảng tinh thần phong kiến xưa, từng có chí đi hành đạo ở nhiều nước nhưng không thành. Thương Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Tử, Nguyên Lượng (Đào Tiềm), Hàn Dũ, thầy Liêm (Chu Đôn Di), Lạc (Trình Hạo và Trình Hi), tất cả những người kể trên đều là bậc quân tử, tài chí hơn người.
Ông thương họ vì những lẽ gì? Ông thương bởi cuộc đời họ đã bị những khó khăn trắc trở ngăn cản bước chân, khiến họ không có đường phát triển, không thể tận lực cống hiến hết tài năng của mình. Chung quy lại ông Quán thương những người tài năng đức độ, nhưng lại gặp cảnh trái ngang, bị kẻ gian hãm hại, bề trên không tin tưởng trọng dụng, lòng thương xót của ông là sự thương xót những cái tài năng, đạo đức mà ở đời mấy ai có được.
Và cũng như lẽ ghét có thương thì ở đây trong lẽ thương cũng có niềm ghét, mà tất cả là dựa trên lòng yêu nước, thương dân sâu sắc của ông Quán. Ông thương những bậc thánh nhân, đức trọng, song song với đó là niềm ghét cay ghét đắng những kẻ gian thần, nịnh bợ, những hôn quân có mắt không tròng đã vùi dập người tốt để kẻ xấu được thời nhiễu loạn, làm khổ nhân dân. Kết lại những lẽ ghét thương của mình ông Quán đã có một câu thế này:
"Xem qua kinh sử mấy lần
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương"
Nói tóm lại cái lẽ ghét thương của ông Quán cũng là lời ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu, ông thương nhân dân phải lầm lũi, khổ sở, thương kẻ hiền tài bó tay bất lực, lại ghét những kẻ gian dối, mồm năm miệng mười, những kẻ là vua lại chẳng khác phường bạo ngược, vô loài đã đem đến bao nhiêu bất hạnh, khổ đau cho giống nòi dân tộc.
Đoạn trích Lẽ ghét thương là lời bộc bạch của nhân vật cũng là lời chân thành của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu, qua đó thể hiện tấm lòng chính nghĩa, nhân văn sâu sắc, yêu nước thương dân sâu sắc, niềm mong ước một cuộc sống tươi đẹp, con người đối xử vứi nhau bằng tình nghĩa sắt son, cao thượng.
Lời thơ chân thật, giàu cảm xúc và giản dị nhanh chóng khắc sâu vào tâm khảm của người đọc, việc vận dụng những kiến thức lịch sử của nước bạn vùa đem lại sự mới mẻ đồng thời cũng là một cách để gây ấn tượng sâu sắc cho những quan điểm của nhà thơ.
-
Truyện Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn của văn học Việt Nam thời trung đại, được nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ yêu chuộng. Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ này vào khoảng sau năm 1850, khi ông đã bị mù, về mở trường dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Nội dung dựa trên cơ sở các mô típ của văn học dân gian và truyện trung đại kết hợp với một số tình tiết có thật trong cuộc đời tác giả.
Truyện kể về Lục Vân Tiên, một chàng trai văn võ song toàn, trên đường đi thi đã đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga, một tiểu thư con quan. Nguyệt Nga tự nguyện xin gắn bó với chàng để đáp đển ân nghĩa. Trước khi thi, được tin mẹ đã qua đời, Lục Vân Tiên phải về chịu tang. Chàng thương khóc mẹ đến mù hai mắt. Trịnh Hâm, một kẻ xấu bụng vì ghen tài nên đã lừa đẩy Lục Vân Tiên xuống sông.
Chàng được vợ chồng ông Ngư cứu sống, về đến quê nhà, chàng bị cha con Võ Thể Loan (vợ chưa cưới) trở mặt bội ước, đem bỏ chàng trong hang núi nhưng chàng được Thần, Phật giúp đỡ. Cuối cùng, mắt chàng sáng ra, thi đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi đánh giặc ô Qua.
Nguyệt Nga một lòng chung thủy với Vân Tiên. Bị Thái sư bắt đi cống cho giặc, nàng đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng được cứu sống. Sau đó, nàng bị cha con Bùi Kiệm ép duyên, phải bỏ trốn. Cuối cùng, Vân Tiên thắng trận trở về, tình cờ gặp lại Nguyệt Nga và cùng nàng kết duyên chồng vợ.
Đoạn trích Lẽ ghét thương (từ câu 473 đến 504) kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ trẻ tuổi. Lục Vân Tiên cùng bạn là vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cũng là sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và vương Tử Trực gian lận. ông Quán nhân đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.
Đoạn trích là lời cảm khái than đời của ông Quán trước bọn tiểu nhân Trịnh Hâm, Bùi Kiệm huênh hoang, khoác lác, bất tài mà bụng dạ lại xấu xa. Đó chính là việc tầm phào mà ông Quán ghét. ông Quán là nhân vật tiêu biểu cho các nhà Nho mai danh ẩn tích, cũng như ông Ngư, ông Tiều, lấy nghề nghiệp mưu sinh làm tên. Có thể coi đây là nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của tác giả.
Quán rằng: “Kinh sử đã từng,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
Câu nói của ông Quán cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa hai loại tình cảm ghét – thương trong trái tim Đồ Chiểu. Hay ghét không phải vì những nỗi niềm riêng tư cá nhân trước cuộc đời. Hay ghét không phải vì không tha thiết lòng thương. Lí giải cho căn nguyên của tất cả những căm ghét sôi trào hóa ra lại xuất phát từ tấm lòng yêu thương trĩu nặng đối với cuộc đời: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.
Câu thơ tuyên ngôn về lẽ ghét thương của ông Quán như một yêu cầu về đạo đức và lí tưởng của con người. Thương và ghét là hai mặt đối lập của một tình cảm thống nhất. Đã thương cái tốt đẹp tất phải ghét cái xấu xa. Lẽ ghét thương mà ông Quán nhắc đến gắn với lòng thương dân sâu sắc. Hóa ra ghét chỉ là một biểu hiện khác của tình yêu thương mà thôi.
Bởi thương đến xót xa trước cảnh nhân dân phải chịu lầm than, khổ cực, thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng và chí nguyện bình sinh nên ông Quán càng căm ghét những kẻ hại dân, hại đời, nhẫn tâm đẩy dân chúng vào cảnh ngộ éo le, oan nghiệt. Giữa cuộc đời đầy rẫy bất công, ngang trái, trái tim yêu thương của nhà thơ không thể không cất lên tiếng nói bất bình, căm hận những gì lỗi đạo trời, trái đạo người. Vì chưng hay ghét cũng là hay thương – đó là đỉnh cao tư tưởng nhân văn của Nguyễn Đình Chiểu.
Tiếp sau câu trả lời khái quát này, ông Quán đã chứng minh cho điều mình nói. Cái gốc của lẽ ghét thương xuất phát từ tỉnh yêu thương. Không có cái gốc của thương, mọi cái ghét dường như có nguy cơ trở thành thái độ hằn học với cuộc đời. Do đó nó sẽ không có ý nghĩa nhân văn cao cả và không có động lực đấu tranh.
Phần nói về lẽ ghét gồm mười câu: Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. Câu thơ thứ nhất đã hé mở cho chúng ta thấy nguyên nhân quyết định thái độ yêu ghét của ông Quán và cũng là của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Thấp thoáng sau từng chữ, từng câu là một trái tim tha thiết yêu thương. Tình thương ấy thể hiện qua hai chữ hay thương giản dị, mộc mạc mà xúc động lòng người. Tám câu thơ tiếp theo chia làm bốn cặp, cứ câu trên nêu lên đối tượng bị ghét thì câu dưới tả cảnh khổ của dân:
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời u, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quý phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.
Ông Quán đã Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm các triều đại và những nhân vật đại diện cho các triều đại đó như vua Kiệt thời nhà Hạ, vua Trụ đời nhà Thương bạo ngược, vô đạo, hoang dâm nhất trong lịch sử vua chúa Trung Quốc. Sử sách còn ghi lại chuyện vua Kiệt cho: Xây núi thịt, rừng thịt khô, đào ao đựng rượu, đi thuyền trong ao, đào hầm làm Trường Dạ cung (cung đêm dài) để nam nữ tạp giao. Vua Trụ cuối nhà Thương lấy thịt người nuôi thú dữ, moi tim trung thần là 77 Can để xem bảy khiếu…
Đời u, Lệ đa đoan tức là u vương và Lệ vương, những tên vua khét tiếng tàn bạo, say mê tửu sắc. Bao Tự, người đàn bà đẹp mà u vương say đắm thường buồn rầu, chẳng bao giờ cười. Để mua tiếng cười của Bao Tự, u Vương đã sai người lấy hàng trăm tấm lụa quý trong kho để xé, tạo ra âm thanh “vui tai” cho Bao Tự nghe. Liều lĩnh hơn, nhà vua còn cho đốt đài phong hoả trên núi Lư Sơn để các nước chư hầu tưởng có biến, vội vàng kẻo quân đến cứu. Đang dự yến tiệc trên lầu cao, nhìn các nước chư hầu hốt hoảng kéo tới rồi chưng hửng ra về, Bao Tự đã vỗ tay cười.
Đời Ngũ bá phân vân mà ông Quán nhắc đến là đời nhà Chu năm vua chư hầu kế tiếp nổi lên làm bá chủ. Họ kéo bè, kết cánh, đánh nhau liên miên gây nên cảnh loạn lạc, điêu đứng cho dân chúng. Đời thúc quỷ phân bảng, vua và các lãnh chúa cuối đời Đường sớm đầu tối đánh, hỗn chiến kéo dài khiến triều đình chia lìa, suy thoái.
Tất cả các triều đại trên đều giống nhau ở một điểm là vua chúa say đắm tửu sắc, hoang dâm vô độ, quan lại chia phe phái tranh giành, quyển lợi, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân mà còn làm hại dân, đẩy dân vào cảnh lầm than khổ cực. Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ trong đoạn thơ có tác dụng nhấn mạnh những điểu đáng ghét và thể hiện thái độ căm phẫn cao độ của nhân vật ông Quán. Qua lời ông Quán, người đọc có thể thấy Nguyễn Đình Chiểu đã đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức để lên án bọn vua chúa bạo ngược, bất nhân và lũ quan lại sâu dân mọt nước.
Trong phần nói về lẽ thương, ông Quán đã dẫn những chuyện về các bậc hiền tài phải chịu số phận lận đận, ước nguyện phò vua giúp đời không thành. Hoài bão và cảnh ngộ của họ dường như có những điểm giống với tác giả của truyện Lục Vân Tiên. Bởi vậy tiếng thơ là lời đồng cảm sâu sắc xuất phát từ đáy lòng, đâu phải chi là chuyện xem trong kinh sử đã từng. Nguyễn Đình Chiểu khi viết truyện Lục Vân Tiên đã trải qua bao bất hạnh của số phận, lại đứng trước một thời buổi nhiễu nhương, loạn lạc.
Nói đến lẽ thương thì những nhân vật mà ông Quán thương là đức thánh nhân Khổng Tử, ông tổ của Nho giáo đã lận đận cả đời trỏng sự nghiệp hành đạo của mình. Khổng Tử muốn truyền bá tư tưởng, thực hiện hoài bão cứu đời nhưng tới nước nào cũng không được tin dùng, có những lần còn suýt bị hãm hại. Thầy Nhan tử dở dang tức là Nhan Uyen, học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử, rất hiếu học, đức độ, song yểu mệnh: Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.
Gia Cát (Khổng Minh) thời Tam Quốc dốc tài làm quân sư cho Lưu Bị nhằm khôi phục cơ đồ nhà Hán nhưng lại không gặp thời, gặp vận, trước khi mất, sự nghiệp vẫn chưa thành. Đổng Tử tức Đổng Trọng Thư, bậc đại Nho thời nhà Hán, học rộng, tài cao, ra làm quan mà không được trọng dụng, không có điều kiện để thi thố tài năng. Nguyên Lượng tức Đào Tiềm, người có tính cách cao thượng, không màng danh lợi và rất giỏi thơ văn.
Đào Tiềm đã nhận một chức quan nhỏ nhưng vì không chịu khom lưng uốn gối trước quan trên nên đã lui về ẩn dật, đào giếng lấy nước uống, cày ruộng lấy cơm ăn (tạc tỉnh canh điền), để giữ trọn khí tiết của mình. Hàn Dũ là nhà văn nổi tiếng đời Đường, khi làm quan trong triều vì dâng biểu khuyên vua không nên quá tin đập Phật nên đã bị giáng chức và đày đi xa. Thầy Liêm, Lạc là Chu Đôn Di ở Liêm Khê và Trình Hạo, Trình Di người Lạc Dương, đều là những triết gia nổi tiếng đời Tống, ra làm quan nhưng bất đổng quan điểm với vua nên lui vể dạy học.
Như vậy, lẽ thương của ông Quán bắt nguồn từ tình thương dân, thương đời. Cảnh ngộ của Nguyễn Đình Chiểu khi viết tác phẩm Lục Vân Tiên ít nhiều giống những nhân vật lịch sử mà ông Quán đã dẫn trong đoạn trích. Là một nho sĩ, Nguyễn Đình Chiểu cũng từng mơ ước lập thân để trả nợ nước non, nhưng mới bước chân vào đời ông đã gặp bao nỗi bất hạnh, Cho nôn, trong niềm thương những bậc hiền tài kia cũng có một phần là thương mình.
Địểm lại tất cả những đối tượng ghét và thương của ông Quán, chúng ta có thể thấy điều mà tác giả quan tâm chính là cuộc sống lầm than của đông đảo dân chúng dưới ách thống trị của bọn vua chúa bạo ngược và số phận long đong của những nho sĩ hiền tài không gặp thời, gặp vận. Các dẫn chứng tuy lấy từ sử sách của Trung Quốc cổ nhưng đều được lựa chọn để ngụ ý nói về hiện tình xã hội Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn.
Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của nhà Nguyễn đã đẩy nhân dân vào cuộc sống đói khổ cùng cực. Không ít hiền tài chẳng những không được tin dùng mà còn bị vùi dập, đoạ đày. Cao Bá Quát là người tài cao mộng lớn nhưng thi nhiều lần mà chi đỗ đạt thấp.
Bất mãn trước xã hội thối nát, ông đã tham gia phong trào khởi nghĩa của nông dân chống lạí triều đình nên bị giết chết. Bùi Hữu Nghĩa vì cương trực mà không tránh khỏi ngục tù. Nguyễn Công Trứ “một niềm trung trinh báo quốc” cuối cùng cũng bị biến thành “con rối làm trò cười cho thiên hạ”. Đằng sau những chuyện tác giả mượn từ sử sách xa xưa thấp thoáng bóng dáng hiện thực đang diễn ra trước mắt.
Tất cả những điều đáng ghét, đáng thương trong cuộc sống thường xuyên dội vào tâm tư Đồ Chiểu, con người nặng tình với dân với đời, khiến ông phải xót xa, đau đớn. Cho nên không có gì lạ khi nói tới chuyện đạo lí, kinh sử đời xưa mà giọng điệu ông Quán lại không nén được nỗi buồn giận, đắng cay. Tâm trạng của ông Quán được thể hiện qua những từ ngữ mộc mạc nhưng đầy sức mạnh và giàu cảm xúc, nóng hổi hơi thở của cuộc sống như: ghét cay ghét đắng, sa hầm sẩy hang, lằng nhằng rối dân, phui pha, ngùi ngùi…
Lối dùng điệp ngữ dồn dập, cụm từ Thương ông, Thương thầy cũng lặp lại chín lần ở mười bốn câu, rất có hiệu quả trong việc diễn đạt thái độ ghét, thương dứt khoát, phân minh của tác giả. Ngoài ra, đoạn thơ còn sử dụng nghệ thuật tiểu đối trong câu, ví dụ như: Vì chưng hay ghét >< cũng là hay thương, sa hầm >< sẩy hang, sớm đầu >< tối đánh, Chí thời có chi >< ngôi mà không ngôi, Sớm dâng lời biểu >< tối đày đi xa,… làm cho câu thơ nhịp nhàng, cân đổi, mang vẻ đẹp cổ điển.
Tuy nhiên, phần lớn lời thơ trong Truyện Lục Vân Tiên mang tính chất khẩu ngữ cho nên mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Đoạn trích Lẽ ghét thương qua lời ông Quán đã thể hiện tập trung tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Vì thương dân, thương đời mà ông ghét bọn hôn quân, bạo chúa bất nhân.
Vì thương dân, thương đời mà ông kính mến và xót xa cho các bậc hiền tài, tiếc rằng họ không có dịp đem tài năng để giúp đời. Đằng sau lẽ ghét thương là tấm lòng nhân ái sâu sắc, bao la của nhà thơ mù nổi tiếng đất Lục tĩnh Nam Kì.
-
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, và có thể thấy rằng ở Đình Chiểu không chỉ thành công với văn tế mà ông dường như lại còn còn thành công với thể loại truyện thơ. Thật dễ có thể nhận thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu nổi tiếng với “Lục Vân Tiên” đặc biệt hơn là trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” như cũng đã thể hiện được những lẽ ghét thương thật đáng ngưỡng mộ ở ông lão quán trọ.
“Lẽ ghét thương” là một đoạn trích trích từ truyện lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích dường như cũng đã nói lên sự ghét và sự thương của ông bán quán nước. Và có thể thấy được chính hoàn cảnh để ông lão bày tỏ lẽ ghét thương của mình là khi ông đã bắt gặp Lục Vân Tiên cùng với Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm như đang thi thố với nhau. Và cho đến khi Trịnh Hâm và Bùi Kiệm thua thì lại đổi cho bên Lục Vân Tiên là làm điều gian lận.
Có lẽ chính vì thế ông quán thấy bất bình và không chịu được nữa nên ông đã lên tiếng thể hiện sự ghét thương của bản thân mình. Và có thể nói ở đây ta cũng như đã thấy tác giả dường như cũng đã nhờ ông quán kia mà có thể nói lên cái sự ghét thương của bản thân mình. Ông quán kia dường như không phải là người không hiểu biết sự đời mà thật ra ông cũng đã từng học và cũng đã đọc rất nhiều nhưng vì chán ghét cảnh quan trường thi cử xô bồ cho nên ông quyết định về quê để làm một ông già bán nước mà thôi.
Điều đó như cũng đã thể hiện tâm tưởng của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và của cả những bậc nho sĩ nói chung. Ở họ dường như đã đều chán ghét cảnh quan trường thi cử với những bất bình, và đó cũng chính là cảnh tranh chấp mà trở về làm những người nông dân bình thường và như để có một cuộc sống tuy thanh đạm nhưng rất đỗi bình yên.
Chỉ vẻn vẹn với bốn câu thơ đầu, ông quán lên tiếng khi thấy những bất bình của cuộc thi giữa bốn người sĩ tử kia. Cũng chính vì lòng dạ ngay thẳng vốn đã rời bỏ chốn thi cử từ lâu nhưng nay khi mà thấy được những sự ngang ngược của Trịnh Hâm, Bùi Kiệm nên ông mới cất lời nói về những ý nghĩ của mình.
“Quán rằng: “Kinh sử đã từng”,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.
Hỏi thời ta phải nói ra,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”
Dường như cho đến đây chúng ta thấy ông quán bắt đầu thổ lộ những điều mà mình ấp ủ bấy lâu. Hiện tại ông chính là một ông quán nước thật đấy thế nhưng trước đây khi mà ông còn trẻ thì ông cũng là một người dùi mài kinh sử miệt mài có kiến thức và dấn thân vào những cuộc thi. Thế những chính vì cuộc thi họa xướng của bốn người kia khiến cho ông Quán cũng như đã phải bật cười mà khuyên Vân Tiên rằng hãy nên biết chọn bạn mà chơi. Và cũng bởi vậy nên ông quán đã thể hiện điều đó trong bốn câu thơ đầu.
Có lẽ rằng cũng chính bởi thấy ông quán đã dùi mài kinh sử, và ông cũng là một bậc tiền bối đi trước ắt hẳn là có nhiều kinh nghiệm. Và ở Lục Vân Tiên lại như luôn luôn thể hiện sự ham học hỏi và tôn trọng của người đi trước của mình qua cách hỏi về lẽ ghét thương ở trên đời này:
“Tiên rằng: “Trong đục chưa tường,
Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?”
Nhân vật Lục Vân Tiên như cũng đã thể hiện được những sự khiêm tốn của mình cũng là muốn nghe ông quán truyền đạt những kinh nghiệm của bản thân để học hỏi. Và ngay lúc đó thì Lục Vân Tiên nói chưa hiểu lắm về thương hay ghét cho nên muốn ông quán có thể chỉ dạy cho mình.
Và cũng như không biết rằng lẽ ghét thương ở đời thể hiện như thế nào. Khi ấy thì dường như ông quán sẵn sàng nhận lời mà cũng như đã thể hiện những lẽ ghét thương của bản thân mình. Trước tiên ông quán đã tài tình và khôn khéo kho ông đã nói về ghét trước, bởi cái sự ghét luôn khiến cho con người ta cảm thấy khó chịu chứ không yêu mến như sự thương:
“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tới tâm. ”
Ta như thấy được ông quán thẳng thắn thể hiện quan điểm của bản thân mình. Ông thật là ghét những truyện tầm phơ tầm phào ở trong cuộc sống thường trực, chuyện tầm phào là những truyện vu vơ hão huyền không có ý nghĩa gì. Và chắc có lẽ ở một câu thơ có đến ba từ “ghét” điệp đi điệp lại thể hiện sự căm ghét của ông quán với những truyện vô nghĩa trên đời.
Và dường như không những thế những từ ghét ấy như lại được kết hợp với những tính từ như “cay”, “đắng” và rồi sau đó lại là ghét vào tận tâm càng thể hiện sự ghét của ông lão. Có thể nói rằng đối với một con người ngay thẳng và như rất biết thời thế như ông thì có thể nói những việc làm tầm phào kia lại dường như đã khiến cho ông cảm thấy ghét vào tận tâm can của mình. Thế rồi ngay cả ông cũng đã nêu lên những việc tầm phào ấy trong những câu thơ tiếp theo:
“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ đa đoan,
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
Ghét đời Ngũ bá phân vân,
Chuộng bể dối trá làm dân nhọc nhằn.
Ghét đời thúc quí phân băng,
Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.”
Người đọc như lại có thể thấy hai câu thơ một cứ là biểu hiện của những việc làm tầm phào và câu thứ hai đó chính là kết quả hay còn là việc làm tầm phào ấy. Ông quán hay như là sự hiện thân của chính là tác giả Nguyễn Đình Chiểu như đang kể tội những hôn quân làm cho cuộc sống nhân dân phải điêu đứng đau khổ. Và có thể tóm lại rằng ông quán kia yêu thương nhân dân và ghét những gì, và đó còn là những ai làm cho những người nông dân phải khổ. Và ông như ghét tất cả những gì làm hại cho cuộc sống của nhân dân.
Nếu như ta nói hết phần ghét cay, ghét đắng với giọng điệu quả thực như lại rất căm thù uất hận ấy như cũng sẽ dẫn đến lẽ thương trên đời nhịp thơ trùng lại trìu mến hơn. Và quả thực nếu như những câu thơ ghét kia hùng hồn bao nhiêu thì đến câu thơ thương lại nhẹ nhàng, nhớ thương người xưa răn dạy bấy nhiêu:
“Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông
Thương thầy Nhan Tử dở dang.
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh.
Thương ông Gia Cát tài lành,
Gặp cơn Hán mạt đã đành phui pha
Thương thầy Đồng tử cao xa,
Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.
Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,
Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.
Thương ông Hàn Dũ chẳng may,
Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.
Thương thầy Liêm, Lạc đã ra,
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”.
Và đây cũng chính là những cái tên của những vị danh tướng ngày xưa, hàng loạt những cái tên mà dường như đã được ông quán nhắc đến với sự tôn trọng nhớ thương. Đó là những cái tên từ Khổng Tử, Nhan Hồi, Đổng Trọng Thư, Gia Cát Lượng, cho đến Đào Tiềm, Hàn Dũ, Chu Hi, Trình Di, Trình Hiệu đời Đường - Tống, có lẽ như tất cả đều là những cái tên nổi tiếng trong lịch sử.
Ông thật thương cho họ bởi vì họ chính là những người tài giỏi trung quân thế nhưng ở họ dường như lại có cuộc sống vô cùng dở dang. Và cũng có lẽ chính từ những lẽ ghét thương ấy đến hai câu thơ kết bài ông quán như tổng kết lại cái lẽ ghét thương của mình:
“Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”
Như vậy, thông qua đây nhà thơ cũng như đã xây dựng thành công nhân vật ông quán để có thể thể hiện quan điểm của mình. Hay là nói cách khác chính quan điểm lẽ ghét thương của ông quán gián tiếp thể hiện quan điểm và lẽ ghét thương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu vậy.
-
"Truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca đạo đức, một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người chính nghĩa" (Phạm Văn Đồng). Đoạn trích Lẽ ghét thương chinh phục người đọc bởi tính nhân đạo, bởi tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng nhiệt thành với chính nghĩa, là nét đặc trưng tính cách của con người Nam Bộ…
Là một nhà thơ mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu luôn chủ trương sáng tác văn học để chở đạo, đâm gian. Tác phẩm của ông vì thế luôn chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc. Ở đó bao giờ bạn đọc cũng bắt gặp những tình cảm rõ ràng cụ thể: yêu – ghét, cảm thông, căm giận… Những tình cảm ấy có thể được tác giả bộc lộ một cách trực tiếp trong các tác phẩm: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh…, cũng có thể gián tiếp gửi gắm qua phát ngôn của nhân vật. Và thái độ, tình cảm của ông Quán trong Lẽ ghét thương (Trích Lục Vân Tiên) là một ví dụ tiêu biểu.
Lẽ ghét thương là những lời thơ tâm huyết về nỗi ghét tình thương nhân bản của Nguyễn Đình Chiểu. Và trong tình huống này, nhân vật ông Quán trở thành cái loa phát ngôn cho chính tác giả. Những tình cảm yêu, ghét rạch ròi của ông Quán nói ra ngay sau khi chúng biến cảnh Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Bùi Kiệm và Trịnh Hâm cùng thi tài xướng hoạ tại quán ăn của mình.
Đoạn trích có 26 câu thơ thì có tới 16 câu thơ nói về tình thương. Như vậy số câu thơ về tình thương yêu con người đã quá nửa. Bản thân Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng nói Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương. Quả thực khi suy ngẫm kĩ những câu thơ này, ta sẽ thấy gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét chính là tình thương dân sâu sắc.
Tình thương chính là điểm tựa, là động lực tinh thần để nhà thơ lên tiếng phê phán những bọn xấu xa, những kẻ độc ác. Sở dĩ ông Quán ghét cay ghét đắng những chuyện tầm phào, những cái đa đoan, những cái dối trá, những trò mê dâm là vì chúng làm rối dân, làm dân luống chịu lầm than muôn phần. Mỗi lần nhắc đến một đối tượng đáng ghét, đáng lên án ấy sẽ là một lần tác giả thêm một câu bình luận về tội ác của chúng gây cho dân lành:
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang
Ghét đời U, Lệ đa đoan
Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần…
Và trong 10 câu thơ nói về lẽ ghét thì có tới bốn câu thơ nói về cung bậc, mức độ khác nhau trong nỗi khổ mà dân lành phải gánh chịu:
– Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hoang.
– Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.
– Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.
– Sớm đầu tối đánh lằng nhằng dối dân.
Nếu như những câu thơ nói về lẽ ghét thương thể hiện nỗi kinh bỉ, tức giận thì đến những câu thơ này giọng thơ đột ngột chậm thể hiện sự thông cảm, chia sẻ của nhà thơ đối với nhân dân. Để giãi bày những lời tâm huyết về nỗi ghét này được sâu đậm, Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng nghệ thuật điệp từ. Chỉ có 10 câu thơ đầu tác giả đã sử dụng tới 8 từ ghét. Riêng câu thơthứ hai đã có tới 3 từ: Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Cay, đắng là những từ dùng để chỉ mùi vị, ở đây cay, đắng không phải dùng như một sự lạ hoá ngôn từ, mà nó dùng để diễn tả độ sâu tăng dần của cái ghét. Sự kết hợp của các điệp từ ghét với sự tăng cấp về mức độ, nhà thơ đã hé mở cho độc giả biết cái ghét, đối tượng bị ông Quán ghét không chỉ thuộc phạm vi một thời đại nào mà nó có trong mọi thời đại.
Vì thế nỗi ghét ở đây là đổi gam, đổi chất, không chỉ dừng ở thái độ bên ngoài, mà nó đã ăn sâu vào máu, vào huyết quản, ghét vào tận tâm của ông. Cái gọi là ghé của ông Quán thực chất là lòng chăm thù. Ông căm thù tất cả những bọn làm ảnh hưởng, làm tổn hại đến cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Điều này thể hiện tính nhân dân sâu sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Đối lập với nỗi ghét, lòng căm thù là tình thương. Ông Quán đã tự bạch về tình thương của mình trong mười sáu câu thơ. Chỉ mười sáu câu thơ nhưng nó làm hiển hiện cả cõi lòng của một con người, thể hiện một cách sâu sắc sự cảm thông, xót xa của ông Quán đối với những bậc hiền nhân quân tử, kiểu mẫu của đạo Nho, muốn hành đạo giúp vua, cứu dân nhưng không thành. Người được nhắc đến đầu tiên trong đoạn thơ nói về tình thương là Khổng Tử – người đã gặp rất nhiều gian lao vất vả khi truyền đạo:
Thương là thương đức thánh nhân
Khi nơi Tống, Vệ, lúc Trần, lúc Khuông.
Ông thương đến cả người chết yểu mà công danh chưa đạt:
Thương thầy Nhan Tử dở dang
Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh
Ông lại thương cả những người không gặp vận may, những ông quan thanh liêm không gặp thời…
Thương ông Gia Cát tài lành
Gặp cơn Hán mạt đã đành phôi pha……
Thương thầy Liêm, Lạc đã xa
Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.
Nếu như ở mười câu đầu Nguyễn Đình Chiểu để cho nhân vật nói lên lòng căm thù bọn người hại dân để nói lên lòng thương dân, thì ở đoạn sau tác giả lại cho nhân vật bộc lộ trực tiếp lòng thương đối với những người có tài cao chí lớn, muốn phò vua giúp đời mà gặp phải bất hạnh nên nguyện vọng cứu dân không thực hiện được. Và để thể hiện tình cảm thương yêu đầy tình nhân bản đó, nhà thơ đã điệp đi điệp lại từ thương tới chín lần. Nó không chỉ thể hiện được tình thương yêu tha thiết ông dành cho từng đối tượng cụ thể mà còn bộc lộ một tình cảm, tình thương bao la rộng lớn dành cho số phận cay đắng của con người trước những quy luật khắc nghiệp của tạo hoá và xã hội.
Trích đoạn Lẽ ghét thương tuy không dài nhưng được tác giả tổ chức sắp xếp khá chặt chẽ, mạch lạc. Sự kết hợp giữa việc sử dụng điệp từ ghét, thương với nghệ thuật bố cục chặt chẽ không chỉ tạo được sự rõ ràng trong ý thơ mà còn tạo cho đoạn thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm vừa thống thiết – một nét đặc trưng của điệu thơ trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
Như vậy thông qua nhân vật ông Quán, Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm những lời tâm huyết về nỗi ghét thương. Nó không chỉ thể hiện một tâm hồn giàu tình yêu thương mà còn thể hiện một tinh thần nhân bản sâu sắc.