Bài văn phân tích tác phẩm "Rừng xà nu" số 9

Trong nền văn học nước nhà, thể loại văn xuôi được biết đến là một trong những thế loại đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong các tác phẩm không thể không nhắc đến bài “rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, một bài sử thi đậm chất Tây Nguyên. Trong đó tác giả khắc họa thành công hình tượng cây xà nu, làm cho ta cảm thấy hào hùng, sự chiến đấu của con người Tây Nguyên.


Tác giả Nguyễn Trung Thành là nhà văn của Tây Nguyên, ông còn hoạt động chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu của tác phẩm, hình tượng “cây xà nu” là hình ảnh trung tâm trong bài văn. Xà nu được biết đến là loài cây phổ biến ở núi rừng Tây Nguyên, dẻo dai, kiên cường bất khuất như người dân Tây Nguyên, sống trong một môi trường khắc nghiệt nhưng nó vẫn bền bỉ.


Hình ảnh cây xà nu được ví như những con người Tây Nguyên không chịu đầu hàng với số phận, với thời tiết, không chịu đầu hàng, luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập, tự do của bản mình, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những cây xà nu vươn mình bảo vệ dân làng khỏi bão táp, khỏi sự săn đuổi, giúp cán bộ cách mạng thực hiện được chiến lược của mình.


Cây xà nu gắn liền với đời sống hàng ngày với người dân Tây Nguyên, sự trưởng thành từng của các thế hệ dân làng Xô Man, đó là từ Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng, đó là những người thế hệ từ đời này sang đời khác, mỗi thế hệ đều cố gắng lớn lên, thay nhau bảo vệ ngôi nhà Tây Nguyên của mình, mà cây xà nu vẫn gắn bó, trải qua bao bom đạn với dân làng nơi đây.


Có thể nói “cây xà nu”chính là linh hồn của Tây Nguyên, nó đã lớn lên, ăn sâu trong mỗi tiềm thức con người Tây Nguyên, khi nhắc đến loài cây này, dường như ta cảm thấy sự hào hùng, cây mọc thẳng, vươn vai, cao lớn, hướng tới ánh sáng cũng như người dân Xô Man hướng tới hạnh phúc, sự độc lập dân tộc.


Trong lịch sử kháng chiến của dân làng Tây Nguyên, cây xà nu chính là người bạn chiến đấu, sát cánh cùng người dân, nó chính là biểu tượng tinh thần và ý chí quật cường, mặc dù bị thiêu rụi thì cây xà nu vẫn kiên cường bảo vệ âm ỷ dòng nhựa để cho cây non mọc lên, cũng như Tnú từ một cậu bé dần dần được cách mạng nuôi dưỡng, bảo vệ và lớn dần khi trưởng thành chiến đấu, dù bị đốt mười ngón tay những vẫn cầm súng chiến đấu.


Tác giả đã miêu tả hình tượng cây xà nu ẩn dụ, miêu tả cây bằng nghệ thuật nhân hóa như những con người Tây Nguyên, nói lên sự hi sinh, và cũng miêu tả lê cảnh bị áp bức bóc lột đến tàn bạo mà bọn thực dân đối với dân làng Xô Man, cây xà nu bị thiêu rụi, cũng chính là sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp. Hình ảnh Mai và Tnu bị tra tấn nhưng họ vẫn chịu đựng, gắng gượng đến phút cuối cùng.


Mối quan hệ giữa người dân với cây xà nu có một sợi dây gắn kết rất bền chặt, và khăng khít không ai có thể tách rời, cây xà nu chính là người bạn từ thuở ấu thơ, trải qua bao thăng trầm lịch sử với dân làng, chúng chính là hàng rào bảo vệ kiên cố, dù bị thiêu rụi vẫn cố gắng đứng lên như con người Xô Man, tuy không thể nói, không thể biểu hiện cảm xúc nhưng những cây xà nu lại làm ta cảm thấy thêm niềm tin, sức mạnh chiến đấu đến cùng.


Cứ thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau lại đứng lên nối tiếp nhau, phát huy hết sức mạnh chiến đấu, cũng như cây xà nu già chết lại trên thân cây đó có cây xà nu con mọc lên vươn vai để bảo vệ người dân Xô Man, từ thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có sự khao khát cháy bỏng về một tương lai tươi đẹp ở phía trước đang chờ đợi họ.


Trong tác phẩm rừng xà nu chắc chắn hình ảnh Tnú và cây xà nu được ví như hai hình ảnh song song nhau, có nhiều mối tương đồng, hỗ trợ lẫn nhau, làm nổi bật được ý chí và tinh thần chiến đấu của nhau, một cây xà nu to, chắc, vươn rộng vai mình bao trùm dân làng cũng như Tnú một chàng thanh niên khỏe mạnh cùng cán bộ,cùng các già làng đấu tranh đuổi bọn giặc Mỹ ra khỏi làng, để người dân có một cuộc sống êm đềm, không còn sống trong sợ hãi, hi sinh bản thân vì độc lập, tự do.


Sự khát vọng hòa bình, sự bình yên cho cả nước, những ước mong mà người dân luôn khao khát từng ngày, bằng tình yêu bao la của mình đối với Tây Nguyên, câu văn miêu tác giả dùng những tả qua hình ảnh cây xà nu, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật, sự kiên cường của từng con người Xô Man, và sự quan sát một cách tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải chịu thông qua hình ảnh cây xà nu, có một trái tim đồng cảm và chua xót cho con người Tây Nguyên.

Bài văn phân tích tác phẩm
Bài văn phân tích tác phẩm "Rừng xà nu" số 9
Bài văn phân tích tác phẩm
Bài văn phân tích tác phẩm "Rừng xà nu" số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy