Bài văn phân tích tác phẩm "Số phận con người" số 10

Đề tài về sự đau thương, mất mát của chiến tranh được nhiều độc tác giả lựa chọn để sáng tạo, nhưng chưa mấy ai quan tâm đến cuộc sống của những con người ấy sau chiến tranh như thế nào. Nắm bắt được sự cần thiết phải có những tác phẩm phản ánh hiện thực xã hội của sau chiến tranh nhà văn Sô Lô Khốp viết nên truyện ngắn “số phận con người” với nhân vật chính là Xô-cô-lốp, một người có những đức tính khiến ai cũng phải tôn trọng.


Sô Lô Khốp đã khắc họa tính cách và phẩm chất của một con người anh hùng, kiên cường, một phẩm chất tốt đẹp của người dân Nga, có thể nói cuộc đời của Xô-cô-lốp gắn liền với những thăng trầm, biến cố của lịch sử nước Nga. Nhắc tới chiến tranh là nhắc tới những nỗi đau, những mất mát về cả vật chất và tinh thần, Sô Lô Khốp không hề né tránh sự đau thương đó mà ông khắc họa nó trên chính cơ thể của những người lính sau ngày trở về. Tuy nhiên ông viết một cách đầy chân thật chứ không dùng những lời lẽ hay giọng điệu chua chát, cay đắng để nói về cái thực tế sau chiến tranh. Nhà văn không hề sử dụng những thủ pháp nghệ thuật phô trương, phóng đại hay là bi hài mà vẫn vạch trần được tội ác của chiến tranh và những đau thương mà những người ra đi và ở lại đều phải gánh chịu.


Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh chính quyền của nước Nga còn quá non trẻ, chưa đủ nhiều kinh nghiệm để gánh vác những sự kiện hệ trọng của quốc gia, mà còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù. Nhưng đổi lại họ lại có những con người như Xô-cô-lốp, một con người đại diện cho ý chí quật cường của người dân Xô viết, anh từng làm rất nhiều nghề khác nhau để sinh sống, ngay cả đi làm thuê, chứng kiến quá nhiều hoàn cảnh khác nhau và số phận đau thương đã phải bỏ mạng vì chết đói. Chính vì điều này anh đã đầu quân tham gia vào hồng quân Liên Xô.


Khi phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô thì đứng trước tình hình đó, hàng triệu người dân Xô Viết yêu nước đã đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù. Chứng tỏ rằng chỉ cần đất nước bị kẻ thù xâm lược và tìm cách chiếm đoạt thì lúc đó tinh thần yêu nước mới được phát huy một cách triệt để nhất. Và Xô-cô-lốp, cũng tham gia trong cuộc chiến đó và dĩ nhiên anh đã không tránh khỏi thương tích: hai lần anh bị thương ở vào chân và tay mà những vết thương ấy đâu chỉ ngày một ngày hai là hết mà nó theo anh đến hết cả cuộc đời. Nó không chỉ là vết thương về thể xác mà còn động tới tâm hồn, nỗi nhục, sự căm thù khi bị chúng tra tấn. Không những thế anh còn bị bắt đi đày khổ sai và tra tấn hành hạ một cách dã man diễn ra trong thời gian dài, chúng cho anh ăn những đồ tồi tệ nhất mà đó không phải là thức ăn dành cho con người: súp thì lõng bõng còn bánh mì thì lẫn cả mạt cưa. Cảnh thiếu thốn về vật chất cũng như nỗi đau thể xác đang hành hạ anh cũng chính là hoàn cảnh chung của những người con dân Xô Viết khi bị phát xít tra tấn và đày đọa.


Sau khi chiến tranh kết thúc, thiệt hại về người và của là không thể tưởng tượng được. Hàng triệu thành phố làng mạc của đất nước Xô Viết bị phá đổ, con người chết hàng triệu, chưa thống kê được hết mà trong số đó có vợ và con của xocolop và cha mẹ của bé vania. Những con người đấy, sau chính tranh, họ không còn nhà để ở, gia đình để nương tựa chính vì thế họ đã sát cánh bên nhau, che chở cho nhau, cùng nhau sưởi ấm qua cái mùa đông giá rét bằng tình yêu và hơi ấm của cơ thể. Dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng nỗi đau trong tâm hồn của Xô-cô-lốp vẫn vẹn nguyên, mỗi khi nhớ về vợ và con lòng anh lại nhói đau nhưng anh vẫn cố gắng để sống giống như cha Vania vậy.


Điều tuyệt vời nhất mà anh có được sau cuộc chiến là anh sống với những giấc mơ của những người lính hồng quân Liên Xô. Phải thật dũng cảm và có lòng quyết tâm lắm người ta mới có thể vượt lên nỗi đau, nỗi đau mất đi gia đình, nhưng cũng giống như bao nhiêu người đàn ông khác, nỗi đau ấy của anh bị trỗi dậy khi men rượu làm anh lại phải nhớ, nó cứ hiện diện trước mắt anh, làm anh không sao có thể quên đi được. Chiến tranh không có mắt, chỉ có những người gây nên chiến tranh mới là người có lỗi, hậu quả ấy để lại không thể nào nguôi ngoai, nhưng tác giả dường như không để cho khán giả phải trải qua hết bi thảm này đến bi kịch kia để con người thấy cuộc sống vô nghĩa, mà ông đặt nhân vật và bé Vania gặp nhau như một định mệnh, định mệnh của người cùng cảnh ngộ, họ hiểu và thông cảm, thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau.


Nhưng thật sự điều đó không thể nào Xô-cô-lốp quên đi mất máy, đau thương, nỗi đau ấy vẫn hiện diện, làm cho con người mà chúng ta thấy hãnh diện kia vẫn cứ bị tình cảm gia đình lấn át, ai cũng thế mà thôi, điều đó không ai trách ông, chỉ có ông dễ dàng quên đi thì ta mới thấy giận chứ ông còn nhớ nghĩa là ông vẫn luôn nhớ thương da diết và gia đình của mình, về quê hương, về đất nước mà ông đang sống, hai con người ấy đến với nhau thật hợp tình hợp lý, đã đến lúc họ phải tiếp tục hành trình mới cho mình, những khó khăn và thách thức mới đang ở phía trước chờ đợi họ.


Như vậy, ta có thể thấy rằng qua “số phận con người” của nhà văn Xô-cô-lốp nhân vật Xô-cô-lốp hiện lên tiêu biểu cho số phận của người lính Nga nói riêng và số phận của người nhân dân Nga nói chung sau chiến tranh. Sau những ngày kinh hoàng ấy họ sống với nỗi đau mất mát gia đình và trở thành ám ảnh. Và những con người ấy định mệnh đã đưa họ đến với nhau để lấp đầy những khoảng trống trong con người họ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy