Bài văn phân tích tác phẩm "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc số 6
Tác giả Nguyễn Ái Quốc là một nhà cách mạng, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Nguyễn Du đồng thời cũng là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà văn nhà thơ yêu nước. Những tác phẩm mà tác giả Nguyễn Ái Quốc để lại đã gây được tiếng vang lớn trong nền văn học nước nhà.
Truyện ngắn “Vi hành” của tác giả Nguyễn Ái Quốc viết khi vua Khải Định sang thăm nước Pháp. Tác phẩm này là tiếng cười châm biếm của tác giả dành cho vị vua cuối cùng của nước ta. Một vị vua ham sống sợ chết đã để cho thực dân Pháp cai trị dân tộc mình dưới ách nô lệ của chúng. Qua tác phẩm này thể hiện nhân sinh quan của tác giả với những hành vi lén lút của vua Khải Định, và thể hiện sự bất đồng của tác giả với chế độ phong kiến thối nát, mục rữa.
Ngay từ nhan đề của tác phẩm hai chữ “Vi hành” thường chỉ dành cho những vị vua tối cao thời xưa, những vị vua thanh liêm, yêu dân muốn che giấu thân phận thật sự của mình để đi thị sát tình hình cuộc sống của dân chúng. Để mong tìm ra những điều khuất tất, những điều dân còn chưa hài lòng để khắc phục sửa chữa sai lầm của mình. Nhưng vua Khải Định đi “vi hành” không phải vì thị sát tình hình của dân chúng mà chỉ lén lút đi để giải quyết việc cá nhân của mình.
Với giọng văn sâu cay, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự châm biếm, trong những hành vi không trong sáng, khuất tất của vua Khải Định trong chuyến sang thăm nước mẹ của mình.
Trong nghệ thuật của mình tác giả đã thể hiện nội dung của truyện ngắn dưới một bức thư gửi cho cô em gái. Một bức thư vạch trần những giả dối, lố lăng, ngây ngô của vị vua Khải Định trên mảnh đất nước Pháp xa xôi đang là kẻ thù của nhân dân ta.
Xuyên suốt câu chuyện được lô-gic với nhau bằng những sự việc, những hành động xảy ra trong chuyến đi của vua Khải Định. Tác giả đã thể hiện sự tinh tế của mình khi lồng ghép câu chuyện của cặp trai gái trò chuyện với nhau về vị vua của nước An Nam khiến cho tác giả vỡ ra nhiều điều thú vị.
Trong mắt của những người dân nước Pháp thì họ cho rằng những ai da vàng, mắt xếch, mũi tẹt, thì đó là vua của nước An Nam. Và bọn thực dân Pháp đã ngu ngốc lầm tưởng tác giả Nguyễn Ái Quốc là vua Khải Định nên đã tiếp ông một cách rất nồng nhiệt, tử tế.
Trong bức thư của mình tác giả đã khôn khéo đặt ra tình huống chuyện vô cùng độc đáo, thú vị, khiến cho người nghe cảm thấy vô cùng thu hút, hấp dẫn bị lôi kéo vào trong câu chuyện của tác giả. Qua những lời tâm sự của đôi trai gái người Pháp thì vua Khải Định trong mắt họ “Mặt mũi ngây ngô, điệu bộ lúng ta lúng túng, mũ mão lố lăng“. Trong mắt những người đó vua Khải Định chẳng khác nào một con rối một trò hề cho người ta xem, cảm thấy thích thú, mua vui được những phút giây thư giãn.
Trong lối viết của mình tác giả Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện sự tự nhiên, tinh tế, những tình huống truyện ngắn độc đáo, ly kỳ hấp dẫn làm tăng tính châm biếm, chân thật cho câu chuyện.
Thông qua truyện ngắn “Vi hành” tác giả muốn tố cáo tội ác của Khải Định với người dân của chúng ta, bởi chính hắn là kẻ hèn kém, ham sống sợ chết “Cõng rắn cắn gà nhà” khiến cho người dân của ta phải chịu ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Phải sống cảnh một cổ hai tròng vừa bị chế độ phong kiến đè đầu cưỡi cổ vừa bị thực dân Pháp bóc lột tới tận xương tủy. Cuộc sống của những người nông dân thật vô cùng khốn khổ.
Với giọng viết đầy châm biếm, mỉa mai tác giả đã khiến cho những người dân hiểu được nguyên nhân do đâu mà chúng ta bị Pháp bắt làm nô lệ từ đó hình thành sự căm thù chế độ phong kiến và vua Khải Định. Tác giả đã giúp người dân nhận rõ bộ mặt thật của việc khai hóa mà thực dân Pháp đang làm với nước ta.
Qua tác phẩm này ta thấy được sự nhạy bén trong tư duy, trong cách viết của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Thông qua tác phẩm tác giả muốn tố cáo tội ác của giặc, thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của mình với những tội ác mà vua Khải Định và thực dân Pháp đã gây ra.