Bài văn phân tích văn bản "Ý nghĩa văn chương" số 5

Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với bài viết Ý nghĩa văn chương, ông thẻ hiện quan niệm của mình về nguồn gốc, vai trò và nhiệm vụ của văn chương đối với tâm hồn con người và đời sống. Từ đó, ông xác định vị trí và nhiệm vụ của người nghệ sĩ sáng tác đối với cuộc sống văn chương của con người và đời sống này.


Bài viết có ba luận điểm chính. Thứ nhất, Hoài Thanh xác định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Luận điểm này nêu lên quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm. “Cốt yếu” ở đây là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Hoài Thanh cho rằng” “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người “. Tức là trước hết văn chương phải là tiếng nói yêu thương giữa con người với con người. Từ đó, suy rộng ra là tình yêu thương đối với “cả muôn vật, muôn loài”. Nói như vậy là rất đúng, rất hợp lí, rất nhân bản.


Cách trình bày quan niệm rất thú vị, độc đáo, hấp dẫn người đọc. Tác giả đã kể một câu chuyện cảm động để dẫn dắt tới ván đề bàn bạc. Trên thực tế còn có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc văn chương như: văn chương bắt nguồn từ lao động, từ nghi lẽ tôn giáo, từ giải trí, mua vui… Các quan niệm này và quan niệm của Hoài Thanh không mâu thuẫn nhau mà có tác dụng bổ sung cho nhau.


Tiếp đến, văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Cách sử dụng từ “hình dung” rất đắc địa. Một mặt “hình dung” được hiểu là hình ảnh.


Văn chương là hình ảnh của cuộc sống phong phú, văn chương phản ánh sự đa dạng của cuộc sống: thế giới tự nhiên muôn màu, sự biến hóa của cuộc sống xã hội,… Mặt khác, “hình dung” còn giúp người ta nhận thấy quá trình sáng tạo của nhà văn. Nhà văn không bê y nguyên những gì của cuộc sống bèn ngoài đặt vào trong trang sách của mình. Cuộc sống bên ngoài được nhìn nhận qua lăng kính của nhà văn và nhà văn sẽ tái hiện nó bằng trí tưởng tượng, bằng cách cảm, cách nghĩ của mình.


Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Cuộc sống được nhà văn trình bày trên trang giấy đã là một sự sáng tạo. Song hơn thế, nhà văn còn sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác mà nó chưa có trong thực tế để gọi nó trong thực tế. Chẳng hạn, đó là thế giới tiên cảnh, thế giới siêu nhân, thế giới của những loài chim, chú dế,…


Nhà văn thường dựng lên trong tác phẩm của mình một bức tranh cuộc sống theo lí tường thẩm mĩ của mình để mọi người thấy cần phải vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hay nói như nhà thơ Nguyễn Đình Thi: “Nghệ thuật có sứ mạng quan trọng là nâng cao sự hiểu biết của con người, nhưng sứ mạng hết sức quan trọng nữa của nó là nuôi sống tình cảm, làm cho tình cảm con người luôn luôn mói mẻ, như một bông hoa lúc nào cũng vừa mói nở ra xong, không bao giờ héo”.


Sau cùng, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Những tình cảm ta không có là những tình cảm mà trước khi đọc tác phẩm văn chương. Những tình cảm đó chưa nảy sinh trong tâm hồn ta như : tình thương đối với những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tình yêu đối với miền đất lạ, niềm xót xa về cảnh ngộ nhũng đứa trẻ lang thang… Nhưng khi đọc văn chương viết về những con người, cảnh tượng, vùng đất ấy,… trong ta nảy nở những xúc cảm mới lạ đó.


Những tình cảm ta sẵn có là những tình cảm luôn thường trực trong tâm hồn ta như: tình thương yêu dành cho cha mẹ, tình yêu đối với thiên nhiên, lòng yêu nước… Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương làm cho những tình cảm ấy đẹp hơn, trong sáng hơn, cao cả hơn.


Như vậy, văn chương đã tác động đến người đọc đến thế giới tình cảm của con người một cách thật tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú, giúp con người biết sống đẹp hơn, cao thượng hơn và giàu lòng vị tha hơn. Chỉ có một tâm tình cao quý, một phong cách thanh khiết, từ trong lòng, dưới ngòi bút chợt tự nhiên tuôn chảy, chính là bài thơ chân thực sẵn có trong trời đất vậy. Văn chương làm cuộc đời thêm đẹp và cuộc đời không thể thiếu văn chương. Vì thế vị thế của các văn nhân là rất lớn.


Với hệ thống luận điểm phong phú, được trình bày cụ thể, rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc; vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, tác giả đã làm sáng tỏ công dụng và ý nghĩa của văn chương. Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha, “gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, thiên nhiên. Lịch sử loài người, nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy