Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong "Vợ chồng A Phủ" số 9

Không phải ngẫu nhiên mà văn hào vĩ đại người Nga M. Goor-ki từng phát biểu: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Nhà văn chỉ thực sự là người thư kỉ trung thành của thời đại (H. Balzac) khi anh ta có khả năng làm sống dậy cuộc đời trên trang sách bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ mà còn bộc lộ tài năng, tầm vóc tư tưởng của người cầm bút. Hơn ai hết, tác giả những thiên truyện viết ra từ trường đại học cuộc sống, nhà văn của những người chân đất là người hiểu rõ tầm quan trọng cùa những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn chương.


Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi gửi gắm những quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời... của nhà văn, nơi kí thác niềm ưu tư, trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Vợ chồng A Phù là một trong số không nhiều những tác phẩm văn xuôi viết thành công trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Có thể xem đó là gương mặt tiêu biểu của văn học thời đại mà cả dân tộc cùng rũ bùn đứng dậy sáng lòa. Trong đó chi tiết Tiếng sáo đềm tình mùa xuân là lát cắt ngang giữa nhân tế bào của tác phẩm, vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật cùng lộ ra từ chi tiết ấy.


Mị xuất hiện ngay từ phần mở đầu tác phẩm, gây ám ảnh cho người đọc về một kiếp người héo hắt, tàn tạ chỉ biết cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Mị không hiện lên bằng chân dung mà hiện lên bởi số phận - một số phận đau buồn về kiếp người làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra.


Mị là cô gái trẻ đẹp là bông hoa ngát hương của núi rừng Tây Bắc. Mị không chỉ yêu lao động biết cuốc nương làm ngô. Mị giàu lòng tự trọng và hiếu thảo với cha già, mà Mị còn tài hoa với điệu sáo làm say mê biết bao nhiêu chàng trai ngày đêm thôi sáo đi theo Mị. Đó chính là vẻ đẹp về nhân cách và phẩm giá của người con gái với vẻ đẹp trong ngần thánh thiện như loài hoa ban thơm ngát giữa rừng. Nhưng có ngờ đâu sự hiểm độc của chính sách cho vay nặng lãi của bọn thổ ti phong kiến miền núi như một sợi dây oan nghiệt siết chặt lấy cuộc đời Mị. Đắng cay thay, đêm tình mùa xuân đẹp nhất của đời người con gái đã biến thành một đêm bi kịch, tủi nhục khi A Sử bắt cóc Mị về nhà thống lí. Và một buổi lễ cúng trình ma sáng hôm sau đó đã trói chặt cuộc đời Mị từ đấy. Cái địa ngục trần gian ấy đã giam cầm cuộc đời Mị. Tuổi xuân của Mị bị vùi dập đến héo úa, lụi tàn trong căn buồng chỉ độc một cái cửa sổ nhỏ như lòng bàn tay trông ra ngoài không biết sương hay là nắng. Mị bị nô lệ hóa trở thành công cụ lao động. Nói đúng hơn là bị bóc lột sức lao động một cách tàn tệ trở thành một súc nô trong nhà thống lí. Thử hỏi còn xót xa nào hơn thế nữa không?


Nhưng bằng cảm quan nhân đạo và tấm lòng yêu thương đồng cảm với số phận con người, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc những thước phim quay chậm về sự bừng lên của một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đang âm ỉ cháy trong con người Mị. Bên ngoài là một cô Mị lầm lũi như cái bóng, như đã chết nhưng bên trong lại ẩn chứa lòng ham sống. Sức sống ấy như hòn than nhỏ đang bị vùi lấp trong cái vẻ ngoài lặng câm vô cảm. Vô tình cơn gió của đêm tình mùa xuân đã làm hồi sinh con người Mị, thức dậy cả một kí ức tươi đẹp và trỗi dậy một sức sống, lòng ham sống đến cuồng nhiệt nhưng cũng đầy bi kịch.


Mùa xuân ở Hồng Ngài rộn rã âm thanh và màu sắc. Đó là tiếng cười của trẻ con, màu vàng ửng của cỏ gianh và gió rét dữ dội, là màu đỏ của những chiếc váy hoa phơi trên những mỏm đá xòe ra như những con bướm sặc sỡ và chắc chắn không thể thiếu được tiếng sáo gọi bạn yêu lửng lơ bay ngoài đường. Chính những hình ảnh và âm thanh ấy như một cơn gió thổi tung đám tàn ưo đang vây quanh cuộc đời Mị. Đặc biệt qua nghệ thuật trần thuật và miêu tả đặc sắc, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc một linh hồn đang cựa quậy hồi sinh đàng sau lớp xác giá băng.


Tiếng sáo mùa xuân vốn là linh hồn của đời sống tinh thần vùng Tây Bắc. Nó rất quen thuộc, gần gũi, không có gì mới lạ, đã được tác giả sử dụng hiệu quả linh diệu như chiếc móng vuốt của thần Kim Quy, như câu thần chú Vừng ơi... của Alibaba vậy. Nhờ chiếc lẫy thần ấy mà cung nỏ nhà vua bắn một phát chết hàng vạn tên xâm lược; nhờ tiếng sáo đêm tình mùa xuân đó mà nhà văn mở được cánh cửa tâm hồn nhân vật Mị đã im ỉm khóa suốt bao nhiêu năm trời. Tiếng sáo như sợi dây vô hình nối Mị với quá khứ và hiện tại làm sống dậy trong Mị một kí ức tươi đẹp. Nói đúng hơn nó đánh thức cái tài hoa trong Mị. Quá khứ đẹp nhưng đối lập với một hiện tại buồn mênh mang. Cứ nhìn cái dáng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, nhìn cái cách kéo lê tấm thân của Mị từ mùa này sang mùa khác, từ năm này sang năm khác làm việc như một cái máy, cứ nhìn cái sự đêm đến Mị chỉ còn biết thức với lửa, đêm nào cũng vậy, dù cho có bị A Sử ngứa tay đánh đập hay có người chết ngay ở đó... (không có phản ứng gì thì người ta chỉ có thể nghĩ rằng cô sẽ mãi câm lặng như tảng đá cho đến ngày chết rũ xương ở đây thì thôi...). Vậy mà từ khi nghe đầu núi lấp ló có tiếng sáo rủ bạn đi chơi của ai đó, Mị lại thiết tha bổi hoi. Tâm hồn Mị bắt gặp tiếng sáo, đã bắt đầu cựa quậy, đã bắt đầu biết cảm nhận, đã xúc động. Đã sống lại thật rồi! Tiếng sáo mùa xuân nhẹ nhàng, du dương, vu vơ mà thần diệu tựa giọt nước mát Cam lộ. Giọt nước đó tưới đến đâu thì hồi sinh sự sống, tình yêu đến đó... Kìa, nàng Mị của chúng ta đang nhầm thầm hài hát cùa người thổi sáo. Mị đang hòa lòng mình vào không khí mùa xuân tuổi trẻ của những cuộc chơi đánh pao, đánh quay. Mị đang sống với tâm trạng yêu đương trong những bài hát.


Dòng nước mát hiếm hoi đã len rỉ vào tâm hồn đang khô hạn nứt nẻ của Mị rồi thì lẽ nào không mở lòng?! Tiếng sáo mùa xuân đến và đã neo đậu luôn trong lòng Mị, rồi ám ảnh không rời: Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Rồi như một phản ứng dây chuyền, đồng loạt cả một quá khứ của tuổi trẻ hiện về, Mị lại được sống đắm chìm trong thời tuổi trẻ đầy say mê của mình: Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cùng hay như thoi sáo, bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thôi sáo đi theo Mị. Tiếng sáo dập dìu thiết tha gọi ai đầu làng mà đánh thức cả một miền hồi ức, kỉ niệm ùa về tươi rói. Rồi tiếng sáo ngày một gần, ngày một da diết hơn; ngồi một mình trong xó bếp nhưng Mị nhận rõ Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lững lơ bay ngoài đường. Mị thấy phơi phới trở lại. Mùa xuân đã thực sự về, xốn xang trong lòng: MỊ vui sướng như những đêm xuân ngày trước. MỊ vẫn còn trẻ. Mị muổn đi chơi... Rồi theo phép biện chứng của tâm hồn, cái hiện thực đầy say mê của quá khứ và tiếng sáo gọi bạn yêu kia đã trở thành thái cực tương phản của cảnh sống thực tại. Mị so sánh đối chiếu, soi xét lại cái hiện thực mà cô đã và đang phải sống, thấy nó thật phi lí, không thể chấp nhận. Tâm lí Mị nảy sinh một sự phản ứng bất ngờ mà thống nhất: Nghĩ đến nắm lá ngón... Nhìn ở góc độ sự sống cho thể xác, đây là một bước lùi, tiêu cực. Nhưng nhìn ở góc độ đời sống tinh thần, nhìn ở sự sống đúng nghĩa là cuộc sổng con người, đây là một dấu hiệu đáng mừng ờ Mị. Bởi vì đó chính là sự thức tỉnh đầy tính nhân văn: Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm, thà chết trong một sự khắng định quyết liệt ý nghĩa đúng đắn cuộc sống của mình còn hơn phải sống kiếp trâu ngựa suốt cả một đời. Nhờ tiếng sáo mùa xuân mà MỊ có được sự thức tỉnh đó.


Tuy nhiên, một cô gái mê tiếng sáo, yêu đời như Mị không thể lùi sâu vào mãi góc chết. Tiếng sáo mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lừng lơ bay ngoài đường, và trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo thì làm sao Mị có thể hững hờ. làm sao Mị có thể ăn lá ngón? Thay vào đó, Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Mị dằn lòng xuống, cái đắng cay bị kìm xuông thì cái nồng nàn của hơi men và cái đắm say của tiếng sáo gọi bạn yêu càng thôi thúc: Mị đến góc nhà, lấy ong mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng như đê tự thắp sáng đời mình, như để khêu to hơn ngọn lửa tình yêu đang chập chờn trong ý thức của Mị. Hành động này lại tạo ra niềm tin để có hành động tiếp theo mạnh mẽ hơn: Mị quấn lại tóc, Mị với tay lẩy cái váy hoa vắt ờ phía trong vách, sửa soạn đi chơi, bất chấp sự có mặt của A Sử (dù hắn là hiện thân trực tiếp và thường trực của cái ác, là hung thần đã nghiền nát tất cả hạnh phúc, sự sổng cùa đời Mị). Mị hoàn toàn không hề đếm xỉa đến hiện thực nữa. Lòng mải mê đi theo tiếng sáo. tay Mị làm, chân Mị bước như kẻ mộng du. Thậm chí cho đến khi đã bị trói bàng cả một thúng sợi dây đay, bằng cả mái tóc dài của chính Mị, thân xác đau đớn cùng cực, thì tiếng sáo vẫn bám riêt tâm hồn Mị. Suốt đêm dài... suốt đêm... Mị chỉ còn nghe tiếng sáo... trong bóng tối, Mị đứng ỉm lặng, như không biết mình đang bị trói. Khi khát vọng tự do, khát vọng tình yêu đã cháy lên thì hiện thực kia làm sao đủ sức ngăn cản được sự bay bổng của tâm hồn?.


Cũng có lúc tiếng chân ngựa đạp vách kéo Mị về thực tại. Mị thốn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. Con ngựa còn có lúc đứng gãi chân, nhai cỏ nhưng tiếng sáo vân đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi... Lúc chừng đã khuya. Mị còn tưởng tượng được cuộc chơi xuân đêm nay đã đến lúc trai làng đang đến bên vách làm hiệu rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị đã nín khóc, Mị lại thiết tha bồi hồi. Dư âm của tiếng sáo vang vọng trong lòng người. Ôi chao! Tiếng sáo gọi bạn mùa xuân sao mà mang nét tâm trạng vậy Ôm sầu mang giận ngan ngơ/ Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay (Bạch Cư Dị). Không rõ, khi chuyển ngòi bút từ miêu tả sắc điệu cụ thể của những tiếng sáo ở hai đoạn trên thành phân tích tâm trạng đau xót, khi tuyệt vọng, lúc mộng mơ của nhân vật Mị trong dư âm tiếng sáo của đoạn thứ ba này, nhà văn Tô Hoài có nghĩ tới nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của Bạch Cư Dị trong thi phẩm nổi tiếng Tỳ bà hành ngày xưa? Dù thế nào, đọc những dòng văn này của ông, chúng ta vẫn thấy thấm đẫm một chất thơ, kính phục một tài năng miêu tả sự thật và khám phá lòng người. Qua cái vô danh của một nhạc cụ, nhà văn đã tấu lên bao nhiêu thanh sắc của lòng người. Chỉ ba lần nhắc đến tiếng sáo, nhưng mãi mãi, ông khẳng định rằng; khát vọng tuổi trẻ, tình yêu, cái sức sổng tiềm tàng ấy của con người không dây trói nào buộc dược, không thế lực đen toi nào xóa được…


Tiếng sáo đã trở thành điểm tựa và Mị đã vững vàng hơn. Chưa bao giờ là một nhà văn lãng mạn nhưng những dòng này, những trang này, thế giới tâm trạng nhân vật Mị lúc này và toàn bộ chi tiết Tiếng sáo đêm tình mùa xuân dẫu thực đến độ điển hình nó vẫn là những trang văn cực kì lãng mạn, đẹp đẽ mê li. Với chi tiết tiếng sáo, không những nhà văn bật mở được thế giới tâm hồn của một nhân vật khổ đau đã nhầu nát, tê dại vì bị giam hãm trong bóng ma và thế lực phong kiến miền núi, đang thức dậy, đang phát triển với những cung bậc tinh tế, phức tạp, tuần tự có, đột phá có, có cả những bước tiến lùi đan xen (nhưng đúng quy luật tâm lí mà còn khám phá, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lao động dân tộc Mèo). Dẫu cho thể xác có bị vùi dập bao nhiêu thì lòng yêu đời, yêu hạnh phúc, yêu tiếng sáo mùa xuân của người Mèo vẫn không gì có thể dập tắt được. Đó là bức thông điệp quan trọng nhất mà nhà văn gửi được đến bạn đọc qua tác phẩm này. Hơn nữa nó còn hé mở cả một sức mạnh tiềm ẩn, báo hiệu khả năng cách mạng trong nhân vật Mị và con người Tây Bắc.


Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc, chúng ta từng biết tới khá nhiều áng văn chương có tiếng sáo". Cái âm thanh của thứ nhạc cụ tre trúc đơn sơ ấy đã trở thành một hình tượng thẩm mĩ với bao nhiêu giai điệu, bao nhiêu ngữ nghĩa đặc sắc. Đó là tiếng sáo của Trương Chi - chàng nghệ sĩ tài hoa nhưng bất hạnh trong chuyện cổ tích Trương Chi. Đó là tiếng sáo của Trương Lương nỉ non tình tự khiến cho Hạng Tịch - vua nước Sở phân vân, không thể giã từ nàng Ngu Cơ xinh đẹp, dẫn đến một bi kịch lớn lao mà thi sĩ lãng mạn Huy Thông đã kể trong bài thơ nổi tiếng Tiếng địch sông Ô, năm 1936. Và đây, tiếng sáo của các Kim Đồng trong thơ Thế Lữ:


Khi cao vút tận mây trời

Khi gần vai vèo bên bờ cây xanh

Êm như lọt tiếng tơ tình

Đẹp như ngọc nữ uốn mình trong không.


Tiếng sáo đêm tình mùa xuân thực sự là một chi tiết đầy sức quyến rũ, là nét hoa văn độc đáo nhất trên toàn tấm thảm hoa Tây Bắc. Giả sử không có tiếng sáo mùa xuân thì có lẽ tâm hồn Mị không bao giờ thức dậy được (như trên đã nói). Không có nó, cuộc sống Tây Bắc còn lại là gì? - Chắc chỉ còn lại tiếng xập xình, tiếng nhảy đồng cúng ma nhận mặt người vay nợ lãi hay làm nô lệ cho bọn chúa đất. Tiếng sáo dập dìu suốt đêm đã xua đi cái hoang lạnh, cái đói rách của núi rừng, cái âm u của cuộc sống nô lệ, và gọi về cái ấm áp, cái đa tình đáng yêu, chất nghệ sĩ của lòng người Tây Bắc. Có tiếng sáo gọi bạn đầu làng, tiếng sáo vang vọng từ núi này sang núi nọ và những chiếc váy hoa phơi trên những tang đá xòe như con bướm sặc sỡ núi rừng Tây Bắc trở nên thơ mộng, quyến rũ và say mê biết bao.


Cảm ơn nhà văn đã giúp người đọc mọi miền Tổ quốc được cảm nhận, thường thức những vẻ đẹp trong sáng, thi vị của con người và núi rừng miền Tây thân yêu của chúng ta. Đọc đi đọc lại nhiều lần, tiếng sáo vẫn cứ say mê, ám ảnh lạ thường, lan truyền từ người trong truyện đến người viết truyện, sang người đọc truyện:


- Ngoài núi lấp ỉ ó đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi...

- Mà tiếng sáo gọi bạn yên vẫn lửng lơ bay ngoài đường...

- Tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi...


Ta như nghe được cả những tiếng reo vui náo nức của nhà văn khi mùa xuân đến được kìm nén trong nhiều câu văn: Những đêm tình mùa xuân đã đến... Ta như nghe được cả sự mời gọi thiết tha của người nghệ sĩ ấy trong từng dòng văn miêu tả tài hoa về tiếng sáo ấy rằng: Hỡi những ai chưa một lần đến Tây Bắc, hãy lên đây để được sống trong không khí của những đêm xuân nồng nàn men rượu và dập dìu tiếng sáo gọi bạn yêu lừng lơ bay ngoài đường, tiếng sáo văng vẳng đầu nương, vang vọng qua những vách núi thành âm điệu đặc trưng của nền văn hóa Tây Bắc. Tiếng sáo ấy cũng là tiếng lòng nồng nàn như rượu đêm xuân của nhà văn đối với núi rừng và đồng bào các dân tộc vùng rẻo cao Tây Bắc nói riêng, với đất nước Việt Nam nói chung, vẫn còn chưa đủ. Phải nói thêm: Chi tiết ấy còn là sản phẩm của một sự am tường cặn kẽ, tinh thông về phong tục, lối sống của đồng bào rẻo cao. Là sản phẩm của một ngòi bút tài hoa: văn như nhạc, như tranh, tải được cả màu sắc, hương vị, âm điệu, linh hồn của núi rừng Tây Bắc. Trong sáng, hồn nhiên mà tình tứ, réo rat, da diết, mà khỏe khoắn lạ thường. Thật trọn vẹn, ngọt ngào và đầy dư vị!


Tóm lại, tiếng sáo trong khi Hồng Ngài chuẩn bị ăn Tết mà Mị nghe được giữa cuộc sông lầm than và tủi cực của hiện tại đã làm cho tâm hồn Mị bị xáo trộn. Nàng lắng nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết, bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm theo bài hát. Còn tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ngà ngà say ấy giống như là một âm thanh đánh thức tâm hồn vốn đã ngủ vùi từ lâu của Mị. Nó làm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp một thời, ngày ấy Mị xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống, Mị cũng biết thổi sáo và thổi rất hay, đã làm đắm say biết bao trai làng... Tiếng sáo làm Mị thức tỉnh và đã làm sức sống lại dạt dào trong lòng Mị. Đến nỗi khi bị A Sử trói vào cột, nghe tiếng sáo một lần nữa Mị vẫn vùng chạy đi. Sức sống của tiếng sáo thật diệu kì. Một chi tiết nghệ thuật như thế nó dư sức làm rường cột cho cả một tác phẩm, đánh dấu sự trưởng thành của chặng đường sáng tác. làm nên tầm cao, đóng góp riêng của nhà văn Tô Hoài cho nên văn học, văn hóa nước nhà.


Ngày hôm nay, khi chúng ta lật giở trang truyện Vợ chồng A Phủ thì nhà văn Tô Hoài đã đi về miền viễn xa nhưng chắc chắn tiếng sáo đêm tình mùa xuân của bản Mèo xa lắc vẫn vi vút, vẫn lửng lơ ám ảnh trong tâm trí bao thế hệ người đọc mọi miền đất nước.

Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong
Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong "Vợ chồng A Phủ" số 9
Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong
Bài văn phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo trong "Vợ chồng A Phủ" số 9

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy