Bài văn tham khảo số 10
Bên cạnh nhân vật nổi bật như Tnú, Cụ Mết, Mai trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành sáng tác trong giai đoạn toàn Đảng toàn dân đang chung tay chiến đấu trong thời ki chống Mĩ. Một trong những điểm sáng và gây ấn tượng nhất với độc giả chắc hản là hình ảnh đôi bàn tay của nhân vật Tnu với biết bao ý nghĩa.
Mở đầu câu chuyện nhà văn đã vẽ nên hình ảnh hai bàn tay. Tnu lúc còn nhỏ. Tnus mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng Xô man cưu mang nuôi dưỡng. Đôi bàn tay của Tnú đã cùng lớn lên cùng cô bé Mai tham gia chặt củi, xách nước, lên rẫy làm nương. Ta đã cũng chẳng thể nào quên hình ảnh đôi bàn tay bé nhỏ cầm những viên phấn đá trắng lấy từ núi Ngọc Linh về tập viết con chữ. Khi học mãi mà chẳng thể nhớ được mặt chữ, Tnú đã cầm đá đập vào đầu đến chảy máu, trách cứ cho sự dốt nát của mình. Hành động ấy thể hiện quyết tâm của Tnu bởi anh muốn mình lớn lên được trở thành một người cán bộ thật tài giỏi.
Đôi tay ấy đã dũng cảm mang những tấm thư, thông tin liên lạc cho các anh làm cách mạng. Khi bị giặc bắt, dù bị tra tấn dã man hỏi cộng sản ở đâu, anh hiên ngang kiên cường đặt tay lên bụng và nói "Ở đây này". Đôi tay ấy vững chãi như chính tinh thần của anh vậy, lý tưởng cách mạng đã gắn liền, thấm nhuần vào trong tư tưởng, máu thịt của anh như đôi bàn tay ấy.
Bàn tay Tnú cũng đã một tay gây dựng nên một gia đình yên ấm. Lớn lên, Tnú đã nắm chặt tay Mai, có bạn thuở thiếu thời để tạo nên một gia đình, một nơi chứa chan tình yêu thương. Đau đớn thay, đôi bàn tay ấy đã phải bất lực bíu chặt lấy gốc cây, bứt đứt hàng chục trái khi anh phải nhìn cảnh vợ con anh bị kẻ thù giết hại. Hình ảnh đôi bàn tay gồng lên, truyền lên đôi mắt "ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn" càng khiến cho lòng căm thù giặc của anh trở nên hừng hực, cao ngút hơn bao giờ hết. Không gậy không súng, đôi bàn tay trống trơn ấy đã phải rời bỏ những người thân yêu nhất của cuộc đời anh.
Sau khi vợ con anh bị giết, anh cũng đã không thoát khỏi đòn roi của giặc. Nghiệt ngã thay, chúng quấn giẻ tấm nhựa xà nu lên mười đầu ngón tay anh. Đây chính là chi tiết đắt giá nhất trong tác phẩm của Nguyễn Trung Thành. Khi mười đầu ngón tay bị đốt, rực sáng như mười ngọn đuốc sống, nó như soi sáng tố cáo những tội ác dã man của quân thù. Anh vẫn cam chịu kiên cường chịu đựng nỗi đau mà không hé một lời. Nỗi đau sợ, xót xa, thương cảm rồi xen lẫ cả nỗi căm giận đã được truyền sang cả tâm trí của độc giả. Đối với anh, những nỗi đau về thể xác ấy vẫn chảng thể nào quật ngã được tính kiên cường bất khuất của anh. Ngọn lửa của kẻ thù cũng không thể đốt cháy được dòng máu anh hùng đang chảy quanh, cuộn trào trong lồng ngực của Tnú. Hai bàn tay đuốc lửa ấy trở thành ngòi châm cho phong trào đứng dậy đấu tranh của dân làng. Sau khi hay tin, Tnú bị giặc tra tấn, cụ Mết đã hạ lệnh. "Chém! Chém hết, chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!" là những tuyên thệ, bài học mà cụ Mết đã giảng dạy cho dân làng Xô Man.
Tác giả đã dành nhiều lời lẽ, từ ngữ miêu tả cánh tay Tnú bị giặc đốt. Từng ngón tay cứ thế chảy. Chảy mãi chảy cho hết da thịt. Nỗi đau nén lại trong lồng ngực rồi được xé toanh trong một tiếng hét căm hờn. Tnu căm thù lũ giặc man rợ, anh khinh bỉ những kẻ đã giết dân, giết đồng bào, giết người thân của anh. Cùng với những nỗi đau ấy, anh cùng dân làng Xô man dưới sự lãnh đạo của cụ Mết đã giết sạch bọn thằng Dục. Đôi bàn tay của anh tuy đã hỏng, nhưng những đôi tay lành lại, mỗi ngón tay cụt một đốt là minh chứng hùng hồn cho tội ác chiến tranh. Thế nhưng, dù như vậy anh vẫn luôn sẵn sàng chiến đâu, "tàn nhưng không phế". Tnú đã dùng hai bàn tay không để xiết cổ quân thù.
Với sức sống mãnh liệt như những rừng cây xà nu, cùng tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên, Tnú vẫn luôn đứng vững trong công cuộc giệt tan Mỹ ngụy, bằng bút pháp sử thi giàu tính gợi hình, tác giả đã xây dựng thành công vang dội hình ảnh đôi bàn tay Tnú. Đôi bàn tay ấy tuy chằng chịt vết sẹo vết thương nhưng nó là tượng trưng cho cái đẹp của sự hi sinh cao cả, anh hùng của những người chiến sĩ.