Bài văn tham khảo số 6
Nam Cao nổi lên là một nhà văn lớn, ông được coi là tác gia văn học xuất sắc và không thể thiếu của sự phát triển của nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của Nam Cao không chỉ hay, mà còn giàu ý nghĩa hiện thực, nhân đạo, nên thường để lại cho người đọc nhiều ám ảnh, day dứt. Đặc biệt phải kể đến Chí Phèo với kết thúc truyện “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…”
Nam Cao, hơn ai hết, người đã thổi hồn vào tác phẩm, để mỗi khi đọc lại Chí Phèo, ta dường như lại nhìn thấy một anh chàng chứ không phải một kẻ lưu manh, ngật ngưỡng bước ra từ trang sách. Một mảnh đời khốn cùng, đáng thương hơn là đáng trách, đã để lại những dư ba không thể xóa nhòa trong lòng bạn đọc. Chính vì vậy với đoạn kết thúc truyện gợi mở, Nam Cao đã một lần nữa lặp lại, nhằm nhấn mạnh tới hình ảnh “cái lò gạch bỏ không” là một nỗi ám ảnh về nhân sinh của Nam Cao.
Mở đầu truyện, ta đã được nghe Nam Cao kể về Chí Phèo, với câu chuyện đầy đau thương và bất hạnh của Chí. Thì ra, Chí là một đứa trẻ mồ côi, được anh thả ống lươn nhặt được “trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không”. Chi tiết cái lò gạch đã xuất phát điểm từ đây. Chí không biết bố mẹ là ai? Sinh ra từ đâu? Quê hương gốc là nơi nào? Nhưng Chí lại bị bỏ lại nơi cái lò gạch cũ bỏ hoang và tăm tối này. Cuộc đời Chí rồi cũng chính là như vậy, biết đến ở nơi tối tăm hoang vắng, cuộc đời và số phận cũng tương tự như vậy, tưởng như là định mệnh.
Chí từ việc là một kẻ lưu manh, chuyên đi cướp bóc, dọa nạt và đánh đập người dân, thì đến khi Chí gặp Thị và được Thị chăm sóc sau trận ốm, Chí muốn trở thành người lương thiện, Chí thèm lương thiện biết bao. Lúc này Chí mới nhận ra tội lỗi mình đã gây ra cho người dân làng Vũ Đại. Tại sao Chí lại không sống hòa hợp với người ta cơ chứ? Nhưng, số phận vốn đã bất hạnh lại đẩy Chí vào ngõ cụt. Khi Thị Nở đành lòng rũ bỏ tình nghĩa với Chí, Chí đầy căm thù và oán giận, hơi cháo hành, tình thương của Thị cứ quấn quýt lấy Chí, giúp Chí nhận ra kẻ đã là chủ mưu gây ra những bi kịch và làm hắn tha hóa. Chí đâm bá Kiến và chết trên bờ vực của sự lương thiện, không ai cho Chí lương thiện: “Tao muốn làm người lương thiện”, “Ai cho tao lương thiện, làm sao để cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?” Vậy là Chí chết, cuộc đời đầy sa đọa và tăm tối đã kết thúc bằng chính nhát dao của mình. Chí chết, không ai hiểu vì sao, kể cả Thị, cũng không hiểu vì sao lại như vậy. Nhưng đúng lúc ấy, Thị lại nhìn xuống bụng: “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua…”.
Vậy đấy, cuộc đời tối đen của Chí là như vậy. Đứa con của Chí cũng chính là biểu hiện của một sự quẩn quanh, tù túng và tăm tối, không lối thoát cho những lần sau, sau nữa. Chí chết, nhưng không phải không thể có một Chí “con” ra đời. Và thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa hoang. Đó cũng là một trong những ý nghĩa sâu sắc, mang tính chất dự báo số phận, những cảnh “quần ngư tranh thực” - tình trạng tha hóa, lưu manh hóa sẽ còn diễn ra tiếp diễn. Cũng là một hồi chuông gióng lên sự cảnh tỉnh, sự đáng thương cho bi kịch người nông dân bị đày đến ngõ cụt. Phải lựa chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Như cái chết của Chí Phèo, của những kiếp người trong xã hội cũ…
Kết thúc truyện đã làm nổi bật tư tưởng nhân đạo của toàn bộ tác phẩm. Nam Cao thực là một nhà văn tài năng, ông không hề né tránh hiện thực tàn khốc, mà luôn đề cao hiện thực, luôn muốn “khơi những nguồn chưa ai khơi” và làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Qua đó là con mắt đầy lo lắng về sự tha hóa của con người, luôn cố tìm ra nét đẹp bên trong con người để ca ngợi, cảm thông với họ.
Tuy nhiên kết thúc truyện cũng còn những mặt hạn chết, khác với Kim Lân đã tìm ra con đường giải thoát sự khốn khổ. Nam Cao sống trong thời kì phong kiến nên chỉ có thể nhìn ra được sự bế tắc, cùng cực, và chưa tìm ra lối thoát cho người nông dân.
Chi tiết kết thúc truyện thật sự vô cùng ý nghĩa, đã làm tăng thêm giá trị nhân đạo của tác phẩm, cách dùng từ ngữ, diễn tả rất tự nhiên và chặt chẽ, và cảm ơn Nam Cao đã cho ta thấy cái nhìn cuộc sống chân thực và sâu sắc lúc bấy giờ.