Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên và không nên ăn gì?
Để việc điều trị các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp, basedow, đặc biệt là ung thư tuyến giáp đạt hiệu quả cao hơn, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy, bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn gì và kiêng ăn gì
Bệnh nhân nên ăn các đồ ăn sau để góp phần hạn chế các triệu chứng.
- Nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh
- Khi bệnh nhân bị nôn, buồn nôn, nên ăn các thức ăn chứa ít chất béo, các thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, bột ngũ cốc, nước hoa quả để giúp dễ nuốt.
- Nên chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn một ít, giúp bệnh nhân không còn tâm lý ngại ăn, tăng cường dưỡng chất giúp ngăn ngừa tình trạng suy nhược cơ thể.
- Chọn các loại thực phẩm giàu protein để cung cấp calo, năng lượng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
- Nên ăn các đồ ăn nấu chín, để một lát để thức ăn nguội bớt đi. Không ăn đồ sống, tái, chần.
- Bệnh nhân nên uống nhiều nước và bổ sung thức ăn có chứa nhiều chất xơ như rau xanh, sinh tố, nước ép trái cây để tránh bị táo bón, đặc biệt là trong giai đoạn phóng xạ. Bổ sung nước giúp giảm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.
Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp không nên ăn các thực phẩm sau để tránh gây hại cho sức khỏe:
- Đối với bệnh nhân K tuyến giáp đặc biệt là sau phẫu thuật, bệnh nhân không nên ăn những đồ cay nóng, những loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, quay, chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như thịt hun khói, xúc xích, pate.
- Hạn chế ăn mì, phở, bún.
- Tránh ăn đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ đậu (đậu phụ, tào phớ,...).
- Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), gà công nghiệp.
- Một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư tuyến giáp là khó nuốt. Do đó bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm cứng, khô như bánh mì nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên, bánh quy..
- Khi bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư sử dụng liệu pháp iốt phóng xạ, nên duy trì chế độ ăn uống với nồng độ i ốt thấp. Nên tránh sử dụng nhiều muối iốt, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối, hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rau câu, rong biển, tảo. Tránh ăn lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa, sô cô la, phô mai, kem.
- Không uống nước có ga và bia, rượu, cà phê.