Bị sóng thần cuốn trôi
Teruo Konno hiểu rõ sự cuồng nộ của sóng thần. Anh đã bị sóng cuốn đi nhưng rất may mắn, anh đã thoát khỏi tay thần chết.
Khi sóng thần kéo đến, Konno đang làm việc trong trụ sở chính quyền tỉnh Miyagi. Trong khoảng thời gian chỉ vài giây, mọi người bị nước cuốn trôi. Konno miêu tả trải nghiệm đó “như ở trong một chiếc máy giặt”. Nước rất lạnh, hung dữ, làm anh tê liệt. Anh bị ném xuống, chạm nền xi măng của sân đỗ xe bên ngoài trụ sở, nay đã trở thành đáy biển.
“Đúng như người ta nói, trong đầu hình dung khuôn mặt gia đình, bạn bè”, Konno nói với tác giả Parry. “Tôi đã nghĩ ‘hết rồi, hãy thứ lỗi cho tôi’. Cảm giác đó khác với sợ hãi. Tôi thấy có lỗi, nuối tiếc vô cùng”.
Khi một cơn sóng thần tạm thời rút, anh bị cuốn về phía biển. Các địa danh quen thuộc bay vụt trước mắt.
Konno sớm mất nhận thức về thời gian. Dường như cả thế giới bị tuyệt chủng bởi sóng thần và một mình anh sống sót. Cứu mạng anh là mảng tường gỗ 1m x 2m của một căn nhà, vì nếu bám vào một vật thiếu chắc chắn, anh sẽ kiệt sức mà chết, theo tác giả của cuốn sách “Hồn ma trận sóng thần”.
Các cơn sóng tiếp theo khiến Konno bất tỉnh và đẩy anh về phía sông. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình bên cạnh một nóc nhà, và anh đã leo lên.
Ở đây anh gặp điều đáng sợ nhất – cái lạnh thấu xương. “Gió thổi mạnh, đầy tuyết. Áo sơ mi của tôi ướt đẫm. Không có áo khoác, không có giày, tôi lạnh run bần bật … Tôi mất dần cảm giác. Tôi chỉ biết đếm cho tới khi sóng thần đổi hướng và lại cuốn tôi ra ngoài biển”.
Đếm đến 160, nóc nhà của anh bị cuốn đi. May mắn cho Konno, anh nghe thấy ai đó hô to: “Bám chắc vào!” Đó là bà Mitsuko Suzuki, một người bạn. Nhà của bà ở dải đất cao, và nước không ngập lên tầng 2.
Như một phép màu, nóc nhà của Konno dạt về phía nhà của bà Suzuki. “Teruo! Trèo lên đi”, bà nói.
Konno đã kiệt sức hoàn toàn. Tuy nhiên, khi sóng mạnh trở lại và kéo nóc nhà đi, Konno biết đây là cơ hội cuối cùng. Anh vươn tới, vướng vào những dây điện. Anh nắm chặt để bơi vào nhà bà Suzuki qua cửa tầng 1. Anh không nhớ gì nữa.
Konno đã không chết đuối trong 2 tiếng rưỡi dưới nước. Nhưng sau khi lên tầng 2, anh đã suýt chết vì hạ thân nhiệt. Bà Suzuki kể lại anh đã trở nên lú lẫn, lục tủ quần áo, đập vỡ đồ dùng, tuy nhiên người giáo viên về hưu này đã cứu sống anh.
Ở Nhật Bản, động đất xảy ra thường xuyên, và các cơn địa chấn nhỏ xảy ra cứ mỗi 5 phút. Một số trận có thể cảm nhận rõ ràng, một số khác hòa lẫn vào tiếng ồn thành phố, không khác gì khoan đường, xe tải chạy qua hay tiếng tàu tiện ngầm.
Các chuyên gia cho rằng, thủ đô Tokyo trong những năm tới sẽ hứng chịu một trận động đất đủ mạnh để phá hủy và gây hỏa hoạn trên diện rộng, làm chết hàng chục nghìn người. “Điều đầu tiên bạn được dạy khi chuyển tới sống ở Tokyo là thành phố này sắp bị phá hủy”, tác giả Parry viết trong cuốn “Hồn ma trận sóng thần''.
Khi sóng thần kéo đến, Konno đang làm việc trong trụ sở chính quyền tỉnh Miyagi. Trong khoảng thời gian chỉ vài giây, mọi người bị nước cuốn trôi. Konno miêu tả trải nghiệm đó “như ở trong một chiếc máy giặt”. Nước rất lạnh, hung dữ, làm anh tê liệt. Anh bị ném xuống, chạm nền xi măng của sân đỗ xe bên ngoài trụ sở, nay đã trở thành đáy biển.
“Đúng như người ta nói, trong đầu hình dung khuôn mặt gia đình, bạn bè”, Konno nói với tác giả Parry. “Tôi đã nghĩ ‘hết rồi, hãy thứ lỗi cho tôi’. Cảm giác đó khác với sợ hãi. Tôi thấy có lỗi, nuối tiếc vô cùng”.
Khi một cơn sóng thần tạm thời rút, anh bị cuốn về phía biển. Các địa danh quen thuộc bay vụt trước mắt.
Konno sớm mất nhận thức về thời gian. Dường như cả thế giới bị tuyệt chủng bởi sóng thần và một mình anh sống sót. Cứu mạng anh là mảng tường gỗ 1m x 2m của một căn nhà, vì nếu bám vào một vật thiếu chắc chắn, anh sẽ kiệt sức mà chết, theo tác giả của cuốn sách “Hồn ma trận sóng thần”.
Các cơn sóng tiếp theo khiến Konno bất tỉnh và đẩy anh về phía sông. Khi tỉnh dậy, anh thấy mình bên cạnh một nóc nhà, và anh đã leo lên.
Ở đây anh gặp điều đáng sợ nhất – cái lạnh thấu xương. “Gió thổi mạnh, đầy tuyết. Áo sơ mi của tôi ướt đẫm. Không có áo khoác, không có giày, tôi lạnh run bần bật … Tôi mất dần cảm giác. Tôi chỉ biết đếm cho tới khi sóng thần đổi hướng và lại cuốn tôi ra ngoài biển”.
Đếm đến 160, nóc nhà của anh bị cuốn đi. May mắn cho Konno, anh nghe thấy ai đó hô to: “Bám chắc vào!” Đó là bà Mitsuko Suzuki, một người bạn. Nhà của bà ở dải đất cao, và nước không ngập lên tầng 2.
Như một phép màu, nóc nhà của Konno dạt về phía nhà của bà Suzuki. “Teruo! Trèo lên đi”, bà nói.
Konno đã kiệt sức hoàn toàn. Tuy nhiên, khi sóng mạnh trở lại và kéo nóc nhà đi, Konno biết đây là cơ hội cuối cùng. Anh vươn tới, vướng vào những dây điện. Anh nắm chặt để bơi vào nhà bà Suzuki qua cửa tầng 1. Anh không nhớ gì nữa.
Konno đã không chết đuối trong 2 tiếng rưỡi dưới nước. Nhưng sau khi lên tầng 2, anh đã suýt chết vì hạ thân nhiệt. Bà Suzuki kể lại anh đã trở nên lú lẫn, lục tủ quần áo, đập vỡ đồ dùng, tuy nhiên người giáo viên về hưu này đã cứu sống anh.
Ở Nhật Bản, động đất xảy ra thường xuyên, và các cơn địa chấn nhỏ xảy ra cứ mỗi 5 phút. Một số trận có thể cảm nhận rõ ràng, một số khác hòa lẫn vào tiếng ồn thành phố, không khác gì khoan đường, xe tải chạy qua hay tiếng tàu tiện ngầm.
Các chuyên gia cho rằng, thủ đô Tokyo trong những năm tới sẽ hứng chịu một trận động đất đủ mạnh để phá hủy và gây hỏa hoạn trên diện rộng, làm chết hàng chục nghìn người. “Điều đầu tiên bạn được dạy khi chuyển tới sống ở Tokyo là thành phố này sắp bị phá hủy”, tác giả Parry viết trong cuốn “Hồn ma trận sóng thần''.