Cảnh tượng “như địa ngục”
Trong khi đang lái xe để cảnh báo người dân về sóng thần, Toshinobu Oikawa phát hiện cơn sóng thần còn cách 3 km. Trận động đất vừa mới qua đi, anh và các đồng nghiệp trong chính quyền địa phương ở tỉnh Miyagi đang đi tới những làng bị cắt điện.
“Tôi thấy bọt trắng xóa trên đỉnh của con sóng cao cơn cả rừng thông”, và rừng thông đó cao 20 m, Oikawa nói với tác giả Richard Lloyd Parry, tác giả cuốn sách “Hồn ma trận sóng thần” về thảm họa năm 2011 ở Nhật Bản.
Sóng thần sớm tràn qua đê và “chảy xuống mạnh như một cái thác”, Oikawa kể lại. Oikawa và đồng nghiệp chạy bộ tới con dốc đi lên đồi, chỉ trước cơn sóng dữ vài giây. Nhưng một người bị kẹt trong xe và không ai tìm thấy ông nữa.
Họ quay đầu xe, tiếp tục gào thét vào chiếc loa “Siêu sóng thần đang đến! Hãy sơ tán lên cao!”.
Từ trên đồi, họ chứng kiến toàn bộ cảnh sóng thần nhấn chìm tất cả - một cảnh tượng có thể nói là kinh hoàng. Thậm chí, những cây thông dài 20m còn bị sóng cuốn đập nát nhà cửa, bao gồm nhà của Yukinori Sato. “Ông ấy chứng kiến nhà mình bị cuốn đi. Cha mẹ, con gái, cháu gái đang ở trong đó. Ông đã hét lên ‘nhà tôi, nhà tôi’”, Oikawa nói.
Waichi Nagano nghe được nhưng đã bỏ qua cảnh báo từ loa của Oikawa. Chỉ khi vợ ông chỉ cho ông sóng thần đã tràn qua đê cách nhà 600 m, đập nát các tòa nhà trên đường đi, ông mới vội vàng gọi con gái và cháu gái ở trong nhà.
4 người nhảy lên xe và chạy lên đồi thoát nạn và sóng thần tràn tới chỉ cách họ vài giây. Chỉ 1 phút trước thôi, Nagano còn đang dọn nhà nhưng giờ đây, trước mắt ông là nhà cửa, ruộng lúa và làng mạc chìm trong nước, những tải sản của tổ tiên suốt 5 thế hệ. “Đó như là địa ngục, như đang nằm mơ vậy”, Nagano nói.
Mỗi người Nhật ở bờ biển phía đông mô tả sóng thần năm 2011 khác nhau: "như những dòng thác mạnh tràn qua bờ đê, hoặc như cơn lũ quét, tóm lấy chân, quật ngã nạn nhân", tác giả Parry viết trong cuốn sách của mình.
Nó không giống chút nào so với con sóng màu xanh nước biển trong bức họa in khung gỗ kinh điển của họa sĩ Hokusai. Nó vô cùng đáng sợ, như “cả đại dương đứng bật dậy, vừa gào thét vừa lao về phía bạn”, tác giả Parry viết.
Ghê rợn hơn cả là thứ âm thanh tạo ra khi sóng thần “gặm nát cả thế giới của con người, tiếng cọ xát, gãy vụn của gỗ, bê tông, gạch và kim loại”.
“Tôi thấy bọt trắng xóa trên đỉnh của con sóng cao cơn cả rừng thông”, và rừng thông đó cao 20 m, Oikawa nói với tác giả Richard Lloyd Parry, tác giả cuốn sách “Hồn ma trận sóng thần” về thảm họa năm 2011 ở Nhật Bản.
Sóng thần sớm tràn qua đê và “chảy xuống mạnh như một cái thác”, Oikawa kể lại. Oikawa và đồng nghiệp chạy bộ tới con dốc đi lên đồi, chỉ trước cơn sóng dữ vài giây. Nhưng một người bị kẹt trong xe và không ai tìm thấy ông nữa.
Họ quay đầu xe, tiếp tục gào thét vào chiếc loa “Siêu sóng thần đang đến! Hãy sơ tán lên cao!”.
Từ trên đồi, họ chứng kiến toàn bộ cảnh sóng thần nhấn chìm tất cả - một cảnh tượng có thể nói là kinh hoàng. Thậm chí, những cây thông dài 20m còn bị sóng cuốn đập nát nhà cửa, bao gồm nhà của Yukinori Sato. “Ông ấy chứng kiến nhà mình bị cuốn đi. Cha mẹ, con gái, cháu gái đang ở trong đó. Ông đã hét lên ‘nhà tôi, nhà tôi’”, Oikawa nói.
Waichi Nagano nghe được nhưng đã bỏ qua cảnh báo từ loa của Oikawa. Chỉ khi vợ ông chỉ cho ông sóng thần đã tràn qua đê cách nhà 600 m, đập nát các tòa nhà trên đường đi, ông mới vội vàng gọi con gái và cháu gái ở trong nhà.
4 người nhảy lên xe và chạy lên đồi thoát nạn và sóng thần tràn tới chỉ cách họ vài giây. Chỉ 1 phút trước thôi, Nagano còn đang dọn nhà nhưng giờ đây, trước mắt ông là nhà cửa, ruộng lúa và làng mạc chìm trong nước, những tải sản của tổ tiên suốt 5 thế hệ. “Đó như là địa ngục, như đang nằm mơ vậy”, Nagano nói.
Mỗi người Nhật ở bờ biển phía đông mô tả sóng thần năm 2011 khác nhau: "như những dòng thác mạnh tràn qua bờ đê, hoặc như cơn lũ quét, tóm lấy chân, quật ngã nạn nhân", tác giả Parry viết trong cuốn sách của mình.
Nó không giống chút nào so với con sóng màu xanh nước biển trong bức họa in khung gỗ kinh điển của họa sĩ Hokusai. Nó vô cùng đáng sợ, như “cả đại dương đứng bật dậy, vừa gào thét vừa lao về phía bạn”, tác giả Parry viết.
Ghê rợn hơn cả là thứ âm thanh tạo ra khi sóng thần “gặm nát cả thế giới của con người, tiếng cọ xát, gãy vụn của gỗ, bê tông, gạch và kim loại”.