Top 3 Loại bình phòng cháy chữa cháy phổ biến nhất hiện nay

  1. top 1 Bình chữa cháy CO2
  2. top 2 Bình chữa cháy dạng bột
  3. top 3 Bình chữa cháy dạng bọt

Bình chữa cháy CO2

Bình chữa cháy CO2 - là loại thiết bị phòng cháy & chữa cháy thông dụng hiện nay. Được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khi đám cháy mới bắt đầu hình thành và bùng cháy. Bình chữa cháy của nhiều hãng, có nhiều trọng lượng đôi khi là màu sắc khác nhau cho phù hợp với môi trường sử dụng và người sử dụng. Bình CO2 dùng để ngăn chặn đám cháy trong môi trường kín sẽ hiệu quả thông qua nguyên tắc ngắt nguồn oxy cung cấp cho đám cháy. Bình cứu hoả loại này được dùng nhiều cho văn phòng, nhà bếp, phòng trọ... Những nơi có các thiết bị trong khu vực chữa cháy như máy móc, giấy... sẽ không bị ảnh hưởng khi chữa cháy xong.


Binh chữa cháy CO2 là loại thiết bị PCCC mà bên trong nó sở hữu khí CO2 bị nén. Thiết bị cứu hoả này được dùng cho công việc chữa cháy lúc mới bắt đầu. Tùy vào từng đám cháy, môi trường khác nhau mà có thể quyết định xem nên sở hữu bình chữa cháy CO2 hay không.


Cấu tạo của bình chữa cháy CO2:

  • Về cấu tạo của bình CO2, thân bình hình trụ đứng ứng được làm từ thép đúc nguyên khối. Được sơn màu đỏ, mặt trước dán nhãn mác, khi phun ra ngoài có nhiệt độ lên đến -79 độ C. Tuyệt đối chúng ta không nên đùa nghịch để tránh gây bỏng lạnh ảnh. Trên đỉnh là cụm van xả được làm từ hợp kim đồng đồng hồ. Vòi phun của bình làm bằng thép bọc cao su chống bỏng lạnh cho người chữa cháy. Loa phun làm từ nhựa cứng cụm loa phun ở bình khí thường to hơn ở bình bột. Phía trên có mỏ vịt và cũng đồng thời là tay xách. Trong mỏ vịt có chốt hãm kẹp chì để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
  • Về ký hiệu của bình chữa cháy CO2, trên nhãn bình có các ký hiệu là MT. Ví dụ MT3 là ký hiệu của bình bình khí chữa cháy bằng CO2 khối lượng khí trong bình là 3 kg. Cách phân loại bình khí CO2 dựa trên khối lượng khí có trong bình. Thông dụng nhất trên thị trường là hai loại bình khí cầm tay là MT3 và và MT5. Ngoài ra còn một số loại bình khí thông dụng khác thường được dùng cho cho các phân xưởng sản xuất lớn là MT24.

Ưu điểm:

  • Bình chữa cháy dạng khí CO2 có khả năng chữa cháy nhanh đạt hiệu quả cao. Với các đám cháy nhỏ vừa mới phát sinh vô cùng thích hợp. Với các vụ hoả hoạn liên quan đến thiết bị điện tử, trang sức quý hay thực phẩm để trần. Ngoài ra khí CO2 thường dùng để chữa các đám cháy trong buồng phòng kín hoặc nơi khuất gió. Cách sử dụng kiểm tra cũng như bảo quản vô cùng đơn giản.

Nhược điểm:

  • Giá thành của bình khí thường cao hơn so với các loại bình bột cùng trọng lượng. Tổng trọng lượng của bình nặng hơn và khó thao tác đối với phụ nữ và trẻ em. Sử dụng không tốt hoặc không hiệu quả cao với các đám cháy kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, đám cháy than cốc và các đám cháy xăng dầu. Loại bình chữa cháy này ít được sử dụng trong các đám cháy ngoài trời. Vì khí CO2 dễ khuếch tán nhanh trong không khí do đó hiệu quả tập bắt đầu chạy không cao so với các loại hình khác.

Một số lưu ý khi sử dụng bình khí CO2:

  • Chúng ta không nên sử dụng bình khí CO2 cho các đám cháy sau: Các đám cháy xăng dầu, khu lán trại ngoài trời. Nếu sử dụng, khi phun chúng ta nên đứng đầu ngọn gió, tránh khí CO2 dội ngược lại gây bỏng lạnh rất nguy hiểm. Các đám cháy phân đạm, than cốc sẽ sản sinh khí CO gây độc.
  • Khi sử dụng bình phòng cháy & chữa cháy khí CO2 chúng ta nên để đám cháy đám cháy bị dập tắt hẳn mới dừng phun. Khi phun thì chọn gốc đám lửa mà phun vào. Tùy vào từng mức độ cháy của hoả hoạn mà lưu ý khoảng cách sao cho phù hợp tối thiểu từ 2m đến 3m đề phòng bị nhiệt độ từ đám lửa tác động vào người. Chỉ nên cần vào phần nhựa cao su trên vòi và loa phun khí. Khi chữa các đám cháy thiết bị điện, nên dùng nên bị ủng và găng tay cách điện để đảm bảo an toàn.

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2 đơn giản nhất:

  • Bước 1: Khi có đám cháy xảy ra, nhanh chóng di chuyển tới nơi chứa bình chữa cháy. Bình tĩnh xách ( vác) bình chữa cháy CO2 đến địa điểm đang có hoả hoạn
  • Bước 2: Lưu ý tư thế khi chữa cháy cho đúng kỹ thuật. Dùng một tay để điều chỉnh loa phun hướng về đám cháy tầm 0,5m và 1 tay giật chốt hãm.
  • Bước 3: Bóp hoặc vặn van để khí tự phun ra dập tắt đám cháy.

Lưu ý: Nếu trong phòng kín thì đứng phía cửa vào phun hoặc đứng đầu gió để tránh bị ảnh hưởng từ khí CO2.

Bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2
Bình chữa cháy CO2

Top 3 Loại bình phòng cháy chữa cháy phổ biến nhất hiện nay

  1. top 1 Bình chữa cháy CO2
  2. top 2 Bình chữa cháy dạng bột
  3. top 3 Bình chữa cháy dạng bọt

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy