Bọ gấu nước - Bất tử
Loài bọ với chiều dài cơ thể không quá 1mm này có khả năng thích nghi cực kỳ mạnh mẽ, chúng có thể phát triển ở rất nhiều loại môi trường khắc nghiệt khác nhau. Bọ gấu nước có thể sống sót trong điều kiện chân không trong 10 ngày liên tiếp và sau đó chỉ cần xúc tác 1 chút là lại khỏe mạnh bình thường. Nhiệt độ âm cũng chỉ là chuyện đơn giản với bọ gấu nước. Chúng vẫn sống trong khi hầu hết các loài động vật khác đã ngừng trao đổi chất và giảm sự thoát hơi nước qua da xuống mức thấp nhất.
Gấu nước (hay tiếng Anh: moss piglets hoặc waterbears) là tên gọi phổ biến của ngành động vật Tardigrada, các sinh vật nhỏ bé, sống trong nước, thuộc nhóm các động vật có kích thước hiển vi có tám chân. Gấu nước thuộc về ngành Tardigrada, một phần của siêu ngành Ecdysozoa. Một nhóm cổ xưa, với hóa thạch được tìm thấy cách đây 530 triệu năm trước, vào kỷ Cambri.
Gấu nước còn được gọi là một extremophile, những sinh vật có thể phát triển trong các môi trường khắc nghiệt có thể gây tổn thương cho sự sống khác. Nó có thể chịu được từ nhiệt độ gần độ không tuyệt đối đến trên nhiệt độ sôi của nước, áp lực gấp sáu lần tại điểm sâu nhất của đáy biển, phóng xạ ion hóa gấp hàng trăm lần mức chết người và chân không trong không gian. Nó có thể sống thiếu nước hay thức ăn trong 10 năm, cả khi cơ thể chỉ còn 3% nước hay ít hơn. Do những khả năng không tưởng trên nên gấu nước được tìm thấy trên toàn thế giới, từ dãy Himalaya (trên 6.000 m), tới đáy biển sâu (dưới 4.000 m), từ vùng cực tới xích đạo.
Mặc dù vài loài sinh sản đơn tính, cả gấu nước đực và cái đều phổ biến, cả hai đều có một tuyến sinh dục đơn trên ruột. Gấu nước đẻ trứng, và thường thì thụ tinh ngoài. Số ít loài thụ tinh trong, trong hầu hết trường hợp trứng được để lại để tự phát triển. Trứng nở sau không hơn 14 ngày, với con non đã có đầy đủ số tế bào của con trưởng thành. Sự lớn lên vì vậy là nhờ sự lớn lên của tế bào hơn là phân chia tế bào.